Thiếu vắc xin Sốt vàng da, thuyền viên và chủ tàu gặp khó khăn tại cảng nước ngoài
An toàn, vệ sinh lao động - 24/09/2023 16:45 HÀ VY
Nỗi lo vắc xin gia hạn |
Kiến nghị tháo gỡ nhiều vướng mắc
Theo Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, trong bối cảnh kinh tế - chính trị thế giới tiếp tục biến động, thị trường vận tải biển quốc tế gặp nhiều khó khăn, việc giữ chân, phát triển nguồn nhân lực Hàng hải, nhất là sỹ quan, thuyền viên phụ thuộc rất lớn vào các chính sách thu hút, đãi ngộ. Đây cũng là mong muốn các sỹ quan, thuyền viên kiến nghị đến đại hội, hội nghị công đoàn cơ sở.
Thuyền viên cập cảng nước ngoài phải tiêm vắc xin Sốt vàng da (trong ảnh là thuyền viên tàu Đa Phước). Ảnh: Cảng Đà Nẵng |
Hiện nay, thuyền viên là đối tượng lao động đặc thù, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mà Đảng và Nhà nước đề ra.
Để có thể làm việc trên các tàu biển, sỹ quan, thuyền viên phải có sức khỏe, được đào tạo bài bản, đáp ứng yêu cầu về trình độ, chuyên môn, tay nghề. Thuyền viên thường xuyên làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (sóng gió, bão tố, có khi gặp cướp biển, khủng bố…); thiếu thốn tình cảm do phải xa gia đình, người thân.
Trong khi đó, chế độ đãi ngộ đối với thuyền viên chưa thực sự phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường. Điều đó dẫn đến thuyền viên không nhiệt tình, không thực sự muốn gắn bó lâu dài với nghề đi biển. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, các doanh nghiệp vận tải biển ngày càng khó khăn về tuyển dụng thuyền viên, nguồn nhân lực ngành Hàng hải thiếu hụt, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Vì vậy, Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam kiến nghị Chính phủ sớm công nhận thuyền viên là nguồn lao động chủ chốt theo kiến nghị của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) tại Thông tri số 4204/Add.35 ngày 14/12/2020 về việc kiến nghị các quốc gia thành viên công nhận thuyền viên là nguồn lao động chủ chốt. Từ đó có cơ chế chính sách đặc thù để thu hút nguồn lao động thuyền viên.
Thuyền viên là lao động đặc thù, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ảnh: Cảng Đà Nẵng |
Bên cạnh đó, quy định về tham gia BHXH, BHYT đối với sỹ quan, thuyền viên còn bất cập.
Cụ thể, Luật BHXH quy định: "Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản".
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường. Theo đó, thuyền viên có thể nghỉ hưu từ 57 tuổi.
Đối với lực lượng sỹ quan, thuyền viên, quy định này bất cập ở chỗ: Thời gian làm việc và nghỉ phép của thuyền viên hiện nay là làm việc 9 tháng sẽ được nghỉ phép, nghỉ bù 3 tháng, tổng số là 12 tháng (1 năm). Nếu thuyền viên ra trường bắt đầu đi làm năm 22 tuổi và nghỉ hưu ở tuổi 57 thì thời gian công tác tại doanh nghiệp là 35 năm. Vậy thời gian thuyền viên có tham gia đóng BHXH là thời gian làm việc ở dưới tàu được tính là 35 năm x 9 tháng = 315 tháng (tương đương 26,25 năm, làm tròn là 26,5 năm).
Khi quy định người lao động đóng đủ 20 năm BHXH (đối với lao động nam) của Luật BHXH đi vào thực thi, thì người lao động được hưởng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH; cứ đóng thêm 01 năm được tính thêm 2%. Tổng cộng tỷ lệ phần trăm tiền lương hưu tối đa của thuyền viên là: (45% cho 20 năm đầu) + (6,5 năm còn lại x 2%/năm) = 58% mức lương làm căn cứ hưởng BHXH. Như vậy, dù cho thuyền viên đi làm việc đủ thời gian và nghỉ hưu đúng tuổi theo quy định đối với nghề đi biển thì mức lương hưu vẫn sẽ giảm 17% so với người làm việc trên bờ (nam nghỉ hưu ở tuổi 62 và đủ thời gian đóng bảo hiểm thì tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%).
Quy định về tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với thuyền viên còn nhiều bất cập. Ảnh: Cảng Đà Nẵng |
Một thiệt thòi nữa của thuyền viên hiện nay là không được đóng BHXH, BHYT trong thời gian nghỉ dự trữ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc khám chữa bệnh khi thuyền viên không may bị ốm đau, tai nạn rủi ro trong thời gian nghỉ dự trữ. Đồng thời sẽ là khó khăn khi giải quyết chế độ thôi việc cho thuyền viên. Do pháp luật hiện hành quy định mức trợ cấp thất nghiệp bằng tiền lương bình quân đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi thôi việc, mất việc làm.
Vì vậy, Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng xem xét có quy định để người sử dụng lao động và thuyền viên được tham gia BHXH hợp lệ trong thời gian nghỉ bù không hưởng lương, đảm bảo quyền lợi cho thuyền viên khi nghỉ hưu.
Bên cạnh đó có quy định riêng đối với lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Thuyền viên được tính cứ đóng đủ 15 năm được hưởng 45%. Từ năm thứ 16, cứ đóng thêm mỗi năm được tính thêm 2%, tối đa hưởng không quá 75% để đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Cũng theo Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, quy định bắt buộc tham gia BHYT đối với thuyền viên trong thời gian làm việc trên tàu là chưa phù hợp, vì trong thời làm việc trên tàu đã có bảo hiểm trách nhiệm dân sự (P&I) mà chủ tàu đã mua. Thực tế, thuyền viên trong quá trình làm việc trên tàu, thường xuyên lênh đênh trên biển không thể khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong danh mục BHYT chi trả.
Kiến nghị nhập vắc xin Sốt vàng da (Yellow Fever)
Vấn đề thiếu vắc xin Sốt vàng da đang khiến chủ tàu và thuyền viên gặp nhiều khó khăn tại các cảng nước ngoài.
Cụ thể, theo quy định tại các cảng biển nước ngoài, khi thuyền viên nhập cảnh bằng đường biển yêu cầu phải có Giấy chứng nhận tiêm chủng Sốt vàng da (Yellow Fever).
Trong khi đó, từ giữa năm 2020 đến nay, toàn bộ các trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế, các đơn vị tiêm chủng trên cả nước đều hết vắc xin này và không thể thực hiện việc tiêm, cấp Giấy chứng nhận tiêm chủng Sốt vàng da cho thuyền viên. Với lý do này, chủ tàu phải bố trí tiêm chủng Sốt vàng da cho thuyền viên tại các cảng nước ngoài với chi phí cao gấp nhiều lần, hoặc phải chịu chi phí khi bị chính quyền cảng nước ngoài phạt do thuyền viên thiếu Giấy chứng nhận tiêm Sốt vàng da.
Do đó, Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đề nghị các bộ, ngành, cơ quan chức năng xem xét tiếp tục nhập vắc xin Sốt vàng da (Yellow Fever) để tiêm cũng như cấp giấy chứng nhận cho thuyền viên, tránh thiệt hại cho chủ tàu.
Gần 2.500 thuyền viên được đào tạo, nâng cao chất lượng Gần 2.500 thuyền viên được đào tạo, nâng cao chất lượng từ Dự án nâng cao chất lượng thuyền viên Việt Nam (VSUP). Thông tin ... |
Thuyền viên tàu cá bị tàu nước ngoài bắn được công đoàn hỗ trợ Anh Võ Minh Quân (tàu QNg 90962 TS) - thuyền viên tàu cá bị tàu nước ngoài bắn, đã được Công đoàn Nông nghiệp và Phát ... |
Công đoàn Vitranschart: Tiếp tục chăm lo tốt đội ngũ sỹ quan, thuyền viên Đại hội lần thứ XII Công đoàn Công ty CP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart) nhiệm kỳ 2023 - 2028 xác ... |
Tin cùng chuyên mục
An toàn, vệ sinh lao động - 24/09/2024 10:05
Những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đã cho thấy cán bộ công đoàn cần có tiếp tục nâng cao kiến thức về công tác an toàn, vệ sinh lao động để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người lao động.
Người lao động - 23/09/2024 15:59
Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
Người lao động - 20/09/2024 13:34
Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.
Người lao động - 15/09/2024 08:02
Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.
Người lao động - 13/09/2024 15:40
Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?
An toàn, vệ sinh lao động - 06/09/2024 19:30
Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.