“Thiên thần” cũng cần sống như người thường
Kinh tế - Xã hội - 08/09/2021 14:17 Hà Phan
Bác sĩ đối mặt với muôn vàn khó khăn trong dịch Covid-19 (Ảnh minh họa: DUY LINH) |
Nhân viên y tế từ nơi khác đến, chế độ hay đãi ngộ thế nào thì cơ quan chủ quản họ rõ nhất nhưng người thuộc các bệnh viện đóng ở TP HCM thì không ít nỗi niềm. Tôi trích chia sẻ của chị Nguyễn Thùy Linh (công tác tại Bệnh viện Da liễu, đang làm nhiệm vụ tại Bệnh viện Dã chiến số 12) trên báo Tiền Phong: “Chúng tôi chỉ còn được lĩnh lương cứng theo quy định của Nhà nước, các khoản phụ cấp, trợ cấp, thu nhập tăng thêm đã giảm đến 75%.
Các y, bác sĩ vẫn đang cố gắng chiến đấu, quyết tâm điều trị, cứu chữa cho bệnh nhân nhưng đến giờ này ai cũng lo lắng bởi nhiều người đang gánh trên vai cả gia đình với nhiều miệng ăn, chưa kể họ phải trả thêm tiền thuê nhà và rất nhiều khoản tiền khác.
Lấy gì để ăn, để cho con đi học, để trang trải cuộc sống trong những ngày tới nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài đang là bài toán vô cùng khó”.
Gần 2 năm qua, khi phải đối đầu với dịch bệnh, hàng ngàn người đã nhiễm, có những điều dưỡng, bác sĩ đã nằm xuống vì Covid-19 và họ luôn được ngợi ca như những “thiên thần” vì cống hiến, hy sinh khó đong đếm. Nhưng họ vẫn là những con người, vẫn cần phải nghỉ ngơi và vẫn có gia đình, con cái cùng cuộc sống lo toan cơm áo, gạo tiền. Chế độ cũng có, đãi ngộ chẳng phải là không nhưng tương xứng hay chưa, kịp thời hay muộn màng?
Bác sĩ Vũ Hồng Quân (Bệnh viện Quân dân y Miền Đông) cho biết nơi đây đang điều trị hơn 500 bệnh nhân Covid-19 thuộc nhóm có bệnh lý nền, trong đó có nhiều bệnh nhân nặng. Nhưng thời điểm này, lương cơ bản của anh em trong bệnh viện, kể cả giám đốc đều phải giảm 50% vì không có nguồn thu. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, thu nhập tăng thêm trước đây đều đã bị cắt hết. Lương của ông tháng qua chỉ còn 5,6 triệu đồng. Thời điểm bình thường, mỗi tháng ông nhận khoảng 12 triệu đồng tiền lương, chưa bao gồm các khoản thu nhập tăng thêm.
Ở thành phố lớn nhất nước, mọi thứ do giãn cách ngày càng đắt đỏ thì họ sẽ sống thế nào với mức lương như vậy? Đầu tháng 8, TP HCM đã quyết định hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, trong đó có nhân viên y tế và y bác sĩ. Nhưng hơn 1 tháng trôi qua, nhiều nơi vẫn chưa nhận được đồng nào từ khoản này.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc Bệnh viện Da liễu, nói: “Bệnh viện khó khăn lắm, lượng bệnh nhân giảm khoảng 90%, nguồn thu toàn bệnh viện giảm hơn 90% nhưng vẫn phải đảm bảo chi trả lương và một phần trợ cấp cho nhân viên y tế. Chúng tôi cũng đang trông chờ vào các chính sách hỗ trợ và gói động viên tuyến đầu chống dịch nhưng đến nay chưa nhận được”
Hôm qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phải gửi công văn cho TP HCM đề nghị có những giải pháp hỗ trợ và “giảm tải” cho y bác sĩ. Tình hình đang thế này đây: Mỗi bác sĩ, điều dưỡng hàng ngày phải chăm sóc và quản lý từ 140 - 150 người bệnh. Số lượng người bệnh quá lớn khiến chất lượng điều trị và chăm sóc bị giảm sút. Mỗi tua làm việc của bác sĩ và điều dưỡng thường từ 8 - 10 tiếng/ngày trong điều kiện mặc trang phục bảo hộ liên tục có thể gây mất nước và điện giải”.
Bác sĩ và điều dưỡng thường xuyên phải trực cấp cứu 12 tiếng/ngày nếu được điều động tăng cường. Bệnh viện dã chiến không bố trí được thời gian nghỉ ca trực cho nhân viên y tế. Sau khi kết thúc công việc chuyên môn, nhân viên y tế tiếp tục phải làm hồ sơ hành chính liên tục (có ngày lên đến 12 giờ)…
Đất nước còn rất nhiều khó khăn trong giai đoạn này, không riêng gì ngành Y mà bộ đội, công an, cán bộ địa phương… cũng vất vả không kém. Nhưng những “thiên thần” cũng là người, nếu chưa dành được những gì tốt nhất cho họ thì cũng nên có những chế độ tương xứng, đầy đủ hơn bởi được như thế họ mới vững tâm trong trận chiến cam go này. Họ an toàn trên tuyến đầu, chúng ta mới bình an ở phía sau.
Đối thoại với dân Tối 6/9, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi trao đổi trực tuyến với người dân qua ... |
Hà Nội đề xuất những người tiêm đủ 2 mũi vắc-xin COVID-19 được phép đi lại Về những người đã tiêm 2 mũi vắc-xin, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: “Việc tiêm không đồng nghĩa họ được ... |
Người lao động sản xuất "3 tại chỗ" vui mừng nhận hỗ trợ 1 triệu đồng tiền ăn Người lao động đang thực hiện “3 tại chỗ” tại Bình Dương đã và đang nhận được hỗ trợ 1 triệu đồng tiền ăn từ ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 23/09/2024 19:00
Ngành công nghiệp ô tô gần đây chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng của các mẫu xe thể thao đa dụng (SUV), trên thị trường toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Vậy, lý do đằng sau cơn sốt SUV là gì?
Kinh tế - Xã hội - 23/09/2024 17:58
Chủ xe là vận động viên của giải đua ô tô địa hình PVOIL Cup 2023 "độ" Suzuki Jimny thành VinFast VF3, chỉ vì yêu xe điện, dù trước đó từng bỏ rất nhiều tiền để sở hữu Suzuki Jimny.
Kinh tế - Xã hội - 23/09/2024 17:51
Lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 8 đạt 15.061, giảm mạnh 12,6% so với tháng trước, tương ứng giảm xấp xỉ 2.000 chiếc.
Kinh tế - Xã hội - 21/09/2024 21:00
Lốp xe ô tô có được giảm thuế giá trị gia tăng không? Thuế suất giảm xuống 8% hay giữ mức 10%? Mời bạn đọc tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/09/2024 20:19
Bão Yagi vừa qua đã gây thiệt hại lớn đối với hệ thống cây xanh ở nhiều thành phố miền Bắc Việt Nam.
Kinh tế - Xã hội - 21/09/2024 17:57
Hãng xe điện AION của Trung Quốc công bố kế hoạch ra mắt ba mẫu xe điện hoàn toàn mới tại Việt Nam trong quý IV/2024, bao gồm Y Plus, ES và mẫu SUV cao cấp Hyptec HT.