Thị trường lao động có bước chuyển mình mới
Thị trường lao động tại Việt Nam nói chung, tại các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương… nói riêng, có sự chuyển biến tích cực từ đầu năm 2021. |
Adecco Việt Nam vừa công bố bản cập nhật thị trường lao động quý I/2021. Theo đó, từ đầu năm đến nay, thị trường lao động đang dần hồi phục, số lượng việc làm trong tháng 3 tăng 40% so với tháng 1. Đối với số lượng hồ sơ ứng tuyển, mức tăng trưởng là 26%. Nguyên nhân chính góp phần thúc đẩy thị trường lao động tăng trưởng mạnh là do các doanh nghiệp đang từng bước đẩy mạnh hoạt động kinh doanh với mong muốn nhanh chóng phục hồi sau thời gian kinh tế trì trệ. |
Nhiều doanh nghiệp khó tuyển lao động phổ thông. Ảnh: M.C |
T ại TP HCM, tình hình hoạt động các khu chế xuất, khu công nghiệp trong quý I/2021 khởi sắc, với tổng vốn đầu tư đạt 224,61 triệu đô, tăng 66,34% so cùng kỳ năm ngoái (135,03 triệu USD). Về đầu tư nước ngoài: Tổng vốn đầu tư đạt 119,21 triệu USD, tăng 80,67% so với cùng kỳ năm ngoái (65,98 triệu USD). Trong đó, cấp mới 3 dự án với vốn đầu tư đăng ký 122,21 triệu USD, tăng 22,23 lần so với cùng kỳ năm ngoái (5,48 triệu USD); 1 dự án tăng vốn với vốn điều chỉnh tăng 1 triệu USD. Về đầu tư trong nước: Tổng vốn đầu tư thu hút đạt 2.437,77 tỷ đồng (tương đương 105,4 triệu USD), tăng 52,66% so với cùng kỳ năm ngoái (69,05 triệu USD). Trong đó, cấp mới 09 dự án tăng vốn với vốn đầu tư đăng ký 2.019,77 tỷ đồng (tương đương 87,33 triệu USD), tăng 58,69% so với cùng kỳ năm ngoái (55,03 triệu USD); 5 dự án điều chỉnh vốn (4 dự án tăng vốn và 1 dự án giảm vốn) với tổng vốn điều chỉnh tăng đạt 417,99 tỷ đồng (tương đương 18,07 triệu USD), tăng 28,95% so với cùng kỳ năm ngoái. |
Ông Hứa Quốc Hưng (trái) - Trưởng Ban Quản lý Các khu chế xuất và Công nghiệp TP HCM. Ảnh: HCMCPV
Ông Hứa Quốc Hưng - Trưởng Ban Quản lý Các khu chế xuất và Công nghiệp TP HCM nhận định rằng, các doanh nghiệp FDI khó khăn hơn do chúng ta hiện chưa mở hẳn các đường bay giao thương với quốc tế. Tình hình dịch bệnh vẫn căng thẳng trên thế giới cho nên các công ty nước ngoài muốn đầu tư còn khó khăn. Số liệu cho thấy vốn đầu tư nước ngoài đã tăng nhưng tăng không nhiều và có nhiều dự án chưa có bước đột phá cao. Theo ông Hưng, doanh nghiệp trong nước thì ổn định hơn vì họ đã có sự chuẩn bị sẵn sàng, chuẩn bị tốt hơn để đối phó với dịch bệnh và ảnh hưởng của nó. Người lao động thất nghiệp cũng giảm dần so với năm 2020. Tại TP HCM, tỷ lệ thất nghiệp của người lao động giảm so với thời gian đỉnh điểm bùng phát dịch bệnh vào năm ngoái. Người lao động có việc làm tăng dần vào cuối năm 2020 và thời gian gần đây. Một số doanh nghiệp cần lao động tay nghề cao trong các lĩnh vực linh kiện, phụ kiện xe ô tô... phản ánh việc tuyển dụng lao động gặp khó khăn. |
Nhiều lao động được nâng cao tay nghề trong chính doanh nghiệp của mình. |
Trong quý I/2021 chứng kiến sự gia tăng nhu cầu tuyển dụng ở một số lĩnh vực: Kỹ thuật; sản xuất và chế tạo; năng lượng; công nghệ thông tin; thương mại điện tử; điện tử; thiết kế bán dẫn; xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp. Ngày càng nhiều nhà tuyển dụng coi trọng kỹ năng mềm bên cạnh kinh nghiệm chuyên môn trong khi tuyển dụng. Đầu tiên là kỹ năng am hiểu công nghệ - kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế kỹ thuật số và văn phòng ảo sẽ phổ biến hơn. Bên cạnh đó là khả năng thích nghi và khả năng phục hồi - được coi là những yếu tố cần thiết để bảo đảm tính bền vững của doanh nghiệp trong nền kinh tế đầy biến động do dịch bệnh. Nhiều doanh nghiệp cũng chú trọng việc đào tạo lại và đào tạo nâng cao. Các doanh nghiệp hiểu rằng đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực không chỉ bảo đảm hiệu quả kinh doanh lâu dài mà còn giúp giữ chân nhân tài và tăng cường sự gắn bó của nhân viên. |
Doanh nghiệp tuyển dụng lao động đầu năm 2021. Ảnh N.N
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ LĐ - TB & XH nhận định rằng thị trường lao động Việt Nam trong thời gian tới hứa hẹn sự đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù tình hình dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới, nhưng sự thích nghi hơn một năm qua đã cho thấy doanh nghiệp tại Việt Nam đủ tiềm lực để phát triển song song với sự khó khăn của dịch bệnh. |
"Công đoàn phải lấy thương lượng, đối thoại làm đầu"
Đó là ý kiến phát biểu của ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ở tọa đàm ... |
Toàn cảnh tọa đàm "Nâng cao kỹ năng thương lượng, đàm phán cho cán bộ công đoàn cơ sở"
Kỹ năng thương lượng, đàm phán là một trong những kỹ năng quan trọng cần có để cán bộ công đoàn cơ sở để thực ... |
Tọa đàm "Nâng cao kỹ năng thương lượng, đàm phán cho cán bộ công đoàn cơ sở"
Nhằm tìm ra phương hướng, giải pháp, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, hôm nay (9/4), Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp ... |
Hoàng Tuấn Đồ họa: Russia |