Thầy giáo nơi rẻo cao xứ Nghệ giảng bài online trong mùa dịch Covid-19
Đời sống - 16/02/2020 07:33 Duy Ngợi
Thầy Khai tự chuẩn bị trang thiết bị, bài giảng để quay video rồi đăng tải lên Youtube giúp học trò ôn bài trong mùa dịch - Ảnh: N.A |
Đó là thầy Nguyễn Văn Khai (38 tuổi, giáo viên dạy môn Toán, trường THPT Quế Phong), huyện miền núi Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
Những video bài giảng dạy được thầy Khai quay tại nhà riêng rồi đăng tải lên Youtube sau đó thông báo trên nhóm chát để học trò trong trường vào xem, học bài. Không có máy quay phim chuyên dụng, thầy Khai tận dụng điện thoại cá nhân và một chân máy. Sau đó, thầy tự ướm sẵn góc máy để bật chế độ ghi hình, rồi tự giảng dạy theo giáo án đã vạch ra mà... thiếu vắng học trò.
Khi hỏi về việc làm của mình, thầy Khai cho biết đã ấp ủ về ý tưởng làm video để giảng bài trực tuyến cho học trò từ đầu năm học. Tuy nhiên, khi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới(Covid-19) có nguy cơ lan rộng, học sinh cả nước phải nghỉ học dài ngày cũng là lúc thầy Khai lên kế hoạch quay video nội dung bài giảng để đưa lên Youtube.
“Sau khi video bài giảng đầu tiên đăng tải lên Youtube các em học sinh hưởng ứng, ủng hộ tích cực nên mình có thêm động lực để làm tiếp”, thầy Khai chia sẻ.
Vì vậy, trong những ngày học sinh nghỉ học phòng dịch, thầy Khai đã thử tập giảng, quay, dựng clip… sao cho học sinh dễ nghe, dễ hiểu. Từ video đầu tiên nhận được sự hưởng ứng tích cực của học sinh, đến nay thầy Khai đã đăng tải được 5 bài giảng lên Youtube.
“Kiến thức truyền tải trong mỗi video chủ yếu thông qua các dạng bài tập để các em trau dồi hoặc chữa bài tập đã giao. Thêm nữa, trước đây mình cũng từng giao bài tập cho các em học sinh nhưng có một băn khoăn là không biết các em có làm được hết hay không và cá nhân mình cũng không thể kiểm tra được hết việc đó. Do vậy, mục đích của mình qua những video này là học sinh có thể xem được, học được ở mọi lúc mọi nơi qua đó hiểu được bài hơn, củng cố, nắm vững được kiến thức được tốt hơn”, thầy Khai nói.
Một buổi lên lớp của thầy Khai - Ảnh: cắt từ video |
Theo thầy Khai, khác với đứng lớp giảng bài sẽ có tương tác qua lại giữa thầy và trò thì việc đứng một mình trước máy quay sẽ trống trải. Để khắc phục, thầy hạn chế dùng các câu hỏi mà tập trung vào diễn giải vấn đề. Trong thời gian tới, thầy giáo 8X dự định sẽ mua thêm thiết bị để phát trực tiếp nội dung bài giảng qua mạng xã hội, tạo tương tác với học sinh.
Thầy Khai cũng chia sẻ thêm, sẽ cố gắng thực hiện và duy trì lớp học trực tuyến đến những năm sau. Trong đó, các bài giảng sẽ phù hợp với khả năng tiếp nhận, mặt bằng chất lượng học sinh vùng miền núi khó khăn.
Em Hồ Văn Minh, học sinh khối 11, trường THPT Quế Phong chia sẻ: “Hằng ngày trên lớp chúng em được thầy Khai giảng dạy tận tình. Những ngày nghỉ vừa qua, thầy chia sẻ video những bài giảng bổ ích, giúp chúng em nắm vững thêm kiến thức để có thể học tập tốt hơn. Nhờ có những video bài giảng của thầy Khai, em và các bạn trong trường có thể học và làm bài tập ở nhà, không lo lãng quên kiến thức nhất là với môn Toán”.
Cô Từ Thị Vân – Hiệu trưởng Trường THPT Quế Phong cho biết: “Trước khi có lịch cho học sinh nghỉ học phòng dịch Covid-19, nhà trường cũng đã giao cho các giáo viên hướng dẫn học sinh tự học, tự bồi dưỡng... Bên cạch đó hướng dẫn cho học sinh tự học ở nhà. Giáo viên của trường cũng đã làm nhiều cách, có người giao bài tập cho học sinh qua zalo, facebook hoặc in phiếu bài tập về nhà cho các em tự ôn .... Và những video bài giảng của thầy Khai đăng tải trên mạng xã hội cũng là một trong những cách làm hay để hướng dẫn các em học bài".
“Với học sinh nhiều nơi, đó là những video bài giảng đơn giản nhưng đối với trường vùng cao Quế Phong thì những bài giảng trên mạng của thầy Khai quả thực là rất quý. Bởi vì học sinh trong trường còn yếu kém nhiều. Do vậy, tôi cho rằng việc làm của thầy Khai là rất tận tụy, đáng quý và thầy làm hoàn toàn tự nguyện, xuất phát từ cái tâm của người thầy”, cô Vân khẳng định.
Theo Hiệu trưởng Trường THPT Quế Phong, thầy Khai về công tác tại trường đã 15 năm nay và nhiều năm qua gắn bó với công tác đoàn. Thầy Khai cũng có vợ là giáo viên.
Rất nhiều bạn sinh viên tại Đà Nẵng đang rơi vào tình trạng "dở khóc dở cười" khi vừa đặt vé tàu, vé xe từ ... |
Giữa lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc để học sinh trở lại trường học là điều mà không ít phụ huynh "trăn trở", ... |
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết còn quá sớm để đưa ra dự đoán về việc khi nào virus corona bị ngăn ... |
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, hiện nay, người đã điều trị khỏi ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
Đời sống - 01/09/2024 07:00
Tại Trà Vinh, dừa sáp - được ví von như "vàng trắng". Bởi vì, không giống như các loại dừa bình thường, dừa sáp có lớp cơm dừa dày, mềm, dẻo, đặc quánh cùng với ít nước sệt, vị béo ngậy và có hương thơm rất đặc trưng.
Người lao động - 29/08/2024 10:39
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Đời sống - 26/08/2024 15:38
Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.
Người lao động - 24/08/2024 08:25
8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...
Đời sống - 23/08/2024 19:44
Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.