Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Thầy giáo Ngô Duy Hưng - người cõng sách lên núi

Đời sống - YÊN MÃ SƠN

Sau ba lần lỗi hẹn, cuối cùng chúng tôi cũng gặp được thầy giáo Ngô Duy Hưng - Phó Hiệu trưởng Trường TH và THCS A Ngo (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị). Thầy Hưng đã có gần 20 năm gắn bó với học sinh miền núi. Trong đó, những nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao văn hóa đọc sách, kêu gọi doanh nghiệp, cá nhân khắp cả nước xây trường, mua sắm trang thiết bị cho học sinh… đã làm nên “thương hiệu” của vị hiệu phó này.
Anh Nguyễn Văn Phương - người tổ trưởng sở hữu nhiều “sáng kiến vàng” Công đoàn Công ty Điện lực Quảng Trị - những phần việc nặng nghĩa ân tình Chị Nguyễn Thị Hồng Nguyên - giỏi việc ngân hàng, đảm việc an sinh

Đói cũng phải đọc sách

Nằm trên con đường Hồ Chí Minh, tính từ cầu Treo đi vào khoảng 60 cây số, Trường TH và THCS A Ngo thuộc vùng sâu, xa của tỉnh Quảng Trị. Trường có 1 điểm chính và 3 điểm lẻ, nằm phân tán trên địa bàn khá xa trung tâm; có 528 học sinh, với hơn 90% con em đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô.

Sau cung đường đầy khó nhọc với nhiều ổ gà ổ voi, chúng tôi đến trường vào giờ nhà trường tổ chức họp phụ huynh tổng kết cuối năm. Ở nơi vùng đất “cực Nam” của , với muôn vàn khó khăn nhưng những người làm cha làm mẹ đi họp phụ huynh khá đông đủ, minh chứng cho thấy vai trò của sự học ở nơi này đã được lớp người đi trước chăm lo, coi trọng.

Thầy giáo Ngô Duy Hưng - người cõng sách lên núi
Thầy Ngô Duy Hưng (trái) trong Lễ ra mắt Tủ sách “Đền đáp tiếp nối”. Ảnh: ĐVCC.

Vị trí trường cao ráo, phía trước là đường Hồ Chí Minh, xa hơn nữa là sông Đakrông. Bên kia sông là núi Mắc Màn, tên chữ là Mạc Sơn - Mạc trong chữ khai mạc - một người dân tộc Kinh sống lâu năm ở đây đã cho tôi biết như thế. Núi có hình dáng như chiếc màn treo phía trước tạo thành bức bình phong rất hợp phong thủy.

Có lẽ với địa thế lưng tựa đồi, mặt hướng về sông và phía xa có núi che chắn đó ắt sẽ là ngôi trường quy tụ tri thức, xứng đáng là nơi con em , Pa Cô gửi gắm tương lai khi dựa vào tri thức để mong phát triển, đổi đời. Nói điều này, âu cũng có phần “võ đoán”, song sau khi vào xem thư viện của trường thì lòng tôi lại thêm nhiều dữ liệu để xác quyết điều đó đúng?!

Cô Hoàng Thị Hoài Thương - nhân viên thư viện nhà trường “khoe” với chúng tôi: “Các anh đừng nghĩ trường nhỏ, heo hút thế này mà thư viện nghèo nàn nhé! Chúng tôi có hơn 12 ngàn đầu sách dành cho học sinh 2 cấp”.

Nói rồi cô Thương cười tự hào về thành quả rất đáng nễ này. “Tất cả là nhờ thầy Hưng đấy. Bạn bè thầy nhiều lắm, khắp cả nước này. Thầy xin mỗi năm một ít, tích lũy sau nhiều năm miệt mài với công tác nâng cao văn hóa đọc”, cô Thương tâm sự.

Thầy giáo Ngô Duy Hưng - người cõng sách lên núi
Học sinh Trường Tiểu học và THCS A Ngo say mê đọc sách trong giờ ra chơi.
Ảnh: ĐVCC.

Lướt qua các đầu sách, đều là sách quý, phù hợp với lứa tuổi học trò như khoa học thường thức, văn học thiếu nhi, lịch sử, văn hóa… Thầy Ngô Duy Hưng - “linh hồn” của thư viện cho biết, xuất phát từ niềm đam mê đọc sách từ nhỏ nên trong quá trình công tác, thầy luôn coi sách là bạn, luôn tận dụng thời gian để đến với sách.

“Từ niềm đam mê đó, tôi có nhiều người bạn yêu sách, quen biết với nhiều nhà xuất bản nên đã xin mỗi nơi một ít, lâu dần người ta biết mình hay xin sách nên cứ gặp là… cho sách”, thầy Hưng cười hiền hành cho biết.

Theo cô Hoài Thương, ở đây học sinh tiểu học thích đọc sách hơn học sinh cấp 2. Cô lý giải, chắc có lẽ học sinh cấp 2 có máy tính, có điện thoại Smart phone nên tìm kiến tri thức thông qua các kênh này. Các em học sinh tiểu học là “khách hàng” truyền thống của thư viện. Hiện ở các lớp đều có 1 tủ sách, hàng tuần nhà trường hoán đổi sách giữa các lớp để tăng độ phong phú, làm mới kiến thức.

Cô Thương chia sẻ, các em đọc sách trong giờ ra chơi, đọc vào các buổi ngoại khóa. Ban đầu giáo viên phải khích lệ học sinh đọc, sau thành thói quen, cứ đến giờ ra chơi là các em tranh thủ vào thư viện “ăn sách”, một cách nói hóm hỉnh của cô Thương.

Thầy giáo Ngô Duy Hưng - người cõng sách lên núi
Thầy Ngô Duy Hưng trong chương trình lì xì sách đêm giao thừa. Ảnh: ĐVCC.

Thầy Hoàng Quang Cẩn - Hiệu trưởng Trường TH và THCS A Ngo - cho biết, có thể nói thầy Hưng là “linh hồn” của thư viện nhà trường. Thầy và các giáo viên khác đều là tấm gương đọc sách để học sinh noi theo. Để có hàng ngàn đầu sách và có một cơ số học sinh yêu sách đều có sự góp sự rất lớn của thầy Hưng.

“Ở nơi cái ăn, cái mặc còn thiếu thốn như nơi này nhưng với sách - tri thức là không thiếu. Có nhiều em đã tâm sự, ở nhà có những bữa cơm ăn không đủ no, bụng đói cồn cào nhưng vẫn tìm đến sách. Nhà trường có một danh sách những em “mọt sách”, trong đó phải kể đến như Hồ Thị Nga (lớp 3A), Hồ Thị Ngân (lớp 7A), Hồ Thị Doanh, Hồ Thị Trúc Mai, Hồ Thị Nuôi (lớp 8A), Hà Lê (lớp 9A). Đặc biệt, em Hồ Thị Ngân lớp 7A có luôn tủ sách nhỏ ở nhà để phục vụ các bạn trong xóm Nhỏ ở thôn A Đeng”, thầy Cẩn chia sẻ.

Thầy giáo Ngô Duy Hưng - người cõng sách lên núi
Góc học tập của em Hồ Thị Ngân (lớp 7A) ở thôn A Đeng, xã A Ngo có một kệ sách khiêm tốn để phục vụ các bạn trong xóm. Ảnh: ĐVCC.

Cô Thương cho biết thêm, những em ham đọc sách đều là “trợ lý” đặc biệt của cô trong việc sắp xếp sách, phân bổ sách cho các lớp để làm sao tuần nào cũng có sách mới cho các bạn trong lớp tiếp cận. Phong trào đọc sách trong học sinh đã được lan tỏa nhờ chương trình khuyến đọc của nhà trường. “Mỗi giáo viên là mỗi tấm gương về đọc sách”, như lời thầy hiệu trưởng nói, nên ở nơi rẻo cao trên dãy này, sự đọc được nâng cao và tri thức trong sách được nâng niu, trân trọng.

Tính hiệu quả thấy rõ như em Hồ Thị Ngân tự hào cho biết: “Nhờ sách từ thư viện, từ các bạn mà gia đình em có 3 chị em đều học sinh giỏi nhiều năm nay”.

Người cõng sách về bản

Chuyện thầy Hưng ở A Ngo như một đại sứ văn hóa đọc, khuyến đọc đã lan tỏa đi nhiều nơi. Những ngôi trường vùng biên đều ít nhiều quen hình ảnh người thầy cao, mảnh khảnh với gương mặt sáng, ánh lên sự thông minh thường xuyên về tặng sách cho học sinh để nâng cao cái sự đọc - vốn bấy lâu bị xao lãng bởi những tiện ích khác.

Thầy Hưng kể, từ năm 2014, qua kết nối với một số bạn bè ở Hà Nội, Đà Nẵng và một số tỉnh thành khác, nhóm thầy thành lập dự án thiện nguyện “Gom sách - xóa khoảng cách” để thu gom các loại sách tham khảo, sách truyện, các tài liệu có giá trị đã qua sử dụng của học sinh, sinh viên ở các thành phố đó và đưa về hỗ trợ cho thư viện các trường

Thầy giáo Ngô Duy Hưng - người cõng sách lên núi
Nhà báo Lâm Chí Công - Phó Tổng biên tập
tặng sách cho thầy Ngô Duy Hưng. Ảnh: ĐVCC.

Sau khi dự án hình thành, hàng chục chuyến xe vận chuyển hàng tấn sách đi đến các trường trong nhiều năm với mong muốn trẻ em vùng sâu, vùng xa có thêm sách, thêm tài liệu học tập, khuyến khích việc đọc.

“Năm 2022, chúng tôi đã kết nối với chương trình “Đáp đền tiếp nối” tại thành phố Hồ Chí Minh ra mắt tủ sách “Đáp đền tiếp nối” và tặng sách cho học sinh các trường tiểu học xã A Ngo, xã A Bung (huyện Đakrông) và xã Xy, xã Ba Tầng (). Mỗi trường nói trên đã nhận được khoảng 800 đến 1.000 đầu sách mới thuộc các chủ đề: sách khoa học thường thức, sách truyện lịch sử Việt Nam, sách giáo dục nhân cách và giới tính”, thầy Hưng kể.

Một điểm sáng đầy tính sáng tạo mà chỉ những người tâm huyết, dám dấn thân mới làm được, đó là chương trình lì xì sách. Năm mới, muôn người thường bận rộn với những cuộc giao lưu, thăm thú thì thầy Hưng cùng đội của mình tổ chức lì xì sách cho học sinh.

“Hơn mười năm nay, chúng tôi thường rong ruổi khắp nơi trong tỉnh để kết nối nhà hảo tâm hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học. Ngoài việc chuyển tiền của nhà hảo tâm hỗ trợ học tập cho các em, việc chúng tôi quan tâm nhất là góc học tập và những cuốn sách tham khảo mà các em sử dụng. Trong năm năm qua, vào đêm giao thừa, trong lúc các gia đình chuẩn bị mâm cỗ cúng tạ ơn đất trời, trẻ em ra đường xem bắn pháo hoa thì cũng là lúc chúng tôi mang sách đi lì xì dọc các tuyến đường chính của thành phố Đông Hà”, thầy Hưng chia sẻ.

Thầy giáo Ngô Duy Hưng - người cõng sách lên núi
Thầy giáo Ngô Duy Hưng cùng các em đọc sách ở khuôn viên nhà trường.

Cùng với vai trò kết nối đưa sách về bản làng, thầy Hưng là người có vai trò rất lớn trong việc kêu gọi nhà tài trợ hỗ trợ cho học sinh vùng bản. Theo thầy Phạm Văn Hiếu – Phó Hiệu trưởng kiêm Chủ tịch Công đoàn Trường TH và THCS A Ngo, nhà trường thuộc diện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đại đa số học sinh đều con em đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc hộ nghèo của địa phương nên công tác dạy và học còn gặp nhiều khó khăn.

Nhà trường không đủ điều kiện để tài trợ phương tiện, sách vở, áo quần cho học sinh mà chủ yếu nhờ công tác xã hội hóa. Những năm qua, công tác huy động nguồn lực bên ngoài đã được đoàn viên công đoàn trường thực hiện rất tốt; mỗi đoàn viên công đoàn là một kênh kết nối hữu hiệu. Trong đó, thầy Hưng là hạt nhân chủ lực trong việc làm thiết thực này. Thầy đã tận dụng mối quan hệ của mình để toàn bộ học sinh của nhà trường được hưởng lợi, từ áo quần đồng phục, sách vở đến máy tính bảng, xe đạp đến trường.

Hôm chúng tôi hẹn gặp thầy Hưng cũng là lúc thầy hiến máu nhân đạo ở huyện Đakrông rồi chuẩn bị quay về thành phố Đông Hà để đón nhà hảo tâm từ Thủ đô Hà Nội vào khảo sát để tài trợ phòng học chọ trường ở thôn A Đeng. Nhà tài trợ là Kỹ sư Phạm Đình Quý, người nổi tiếng với hành trình hơn 10 năm qua đã xây hơn 150 ngôi trường và nhà bán trú cho học sinh ở địa bàn khó khăn khắp cả nước.

Chúng tôi đã may mắn gặp được anh Quý ở trường trong lần hạnh ngộ với thầy Hưng. Anh Quý xem thầy Hưng như một người bạn có cùng tâm huyết, chí hướng trong việc làm thiện nguyện nhằm giảm bớt khó khăn cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Qua sự kết nối của thầy Hưng, anh Quý đã quay lại A Ngo sau đợt tá túc ở trường gần 1 tuần để chăm lo cho đồng bào ngập lụt ở trận lụt năm trước.

Thầy giáo Ngô Duy Hưng - người cõng sách lên núi
Thầy Hưng (phía phải) trong một chuyến đi thiện nguyện giúp đồng bào miền núi. Ảnh: ĐVCC.

Cuộc gặp giữa thầy Hưng và những nhà thiện nguyện là cuộc gặp của những tấm lòng chăm lo cho đồng bào khó khăn. Và tôi nghĩ, ở đâu còn khó khăn ở đó có các anh - những con người hết mình vì đồng bào mình.

Thầy Hoàng Quang Cẩn - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường trang bị mọi thứ cho học sinh thông qua kêu gọi xã hội hóa. Trong năm học 2023 - 2024, hàng trăm bộ sách giáo khoa, hàng chục xe đạp, máy tính xách tay, tivi hỗ trợ dạy học; đặc biệt xây mới phòng học cấp 4…, với tổng số tiền huy động gần 900 triệu đồng.

“Đó là con số ấn tượng đối với ngôi trường ở vùng sâu vùng xa này. Và người có vài trò rất lớn để có con số đó là thầy Ngô Duy Hưng, hiệu phó nhà trường”, thầy Cẩn chia sẻ.

Rời A Ngo, ngôi trường có núi Mắc Màn án ngự, tôi nhận được điện thoại của một người bạn. Khi biết tôi vào trường gặp thầy Hưng, người này tiếc vì không kịp gửi những cuốn sách vào cho thầy. Hưng đơn giản là vậy: Người cõng sách về bản - nhặt nhạnh để mang tri thức đến cho học trò miền núi!

Ông Hồ Phương - Phó Chủ tịch Hội chữ Thập đỏ huyện Đakrông cho biết, thầy Ngô Duy Hưng là một con người gần gũi và thân thiện. Những năm qua, ngoài công tác giáo dục vốn nổi tiếng là người kết nối tài trợ cho học sinh nghèo, công tác hoạt động từ thiện thầy làm rất tốt. Từ xây nhà cho học sinh nghèo, xây trường cho trẻ vùng khó đến huy động từng bộ sách, bộ áo quần, chiếc xe đạp điều được thầy quan tâm.

“Có thể nói, thầy Hưng là bạn của những người yếu thế trong xã hội”, ông Hồ Phương nói.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về “Công nhân và Công đoàn Quảng Trị” năm 2024.

Mời độc giả xem thêm

Anh Nguyễn Văn Phương - người tổ trưởng sở hữu nhiều “sáng kiến vàng” Anh Nguyễn Văn Phương - người tổ trưởng sở hữu nhiều “sáng kiến vàng”

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều đồng nghiệp ưu ái đặt cho anh Nguyễn Văn Phương - Tổ trưởng Tổ Cơ điện của Công ty ...

Công đoàn Công ty Điện lực Quảng Trị - những phần việc nặng nghĩa ân tình Công đoàn Công ty Điện lực Quảng Trị - những phần việc nặng nghĩa ân tình

Đoàn viên công đoàn của Công ty Điện lực Quảng Trị hiện có 608 người, trong đó có 99 đoàn viên nữ. Hoạt động của ...

Chị Nguyễn Thị Hồng Nguyên - giỏi việc ngân hàng, đảm việc an sinh Chị Nguyễn Thị Hồng Nguyên - giỏi việc ngân hàng, đảm việc an sinh

Công đoàn cơ sở thành viên Agribank Triệu Phong là một điểm sáng trên “bản đồ” Công đoàn Agribank Quảng Trị. Nơi đây, không chỉ ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đời sống -

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…

Người lao động -

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đời sống -

Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.

Người lao động -

8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...

Đời sống -

Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.

Đời sống -

Xin chào tất cả mọi người, tôi là Trần Thanh Sang, nhân viên kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp tại MobiFone tỉnh Tiền Giang. Có thể câu chuyện tôi kể về cuộc đời mình nó không có nhiều cảm xúc với các bạn, nhưng đó là những gì rất thật tôi đã trải qua: Chính “vòng tay Công đoàn” Công ty MobiFone KV9 đã cho tôi cuộc đời thứ hai!

Video

Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.

Tôi công nhân

Theo quy định, ngoài ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động còn được quyền nghỉ không lương. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít lao động biết đến những thông tin liên quan đến loại quyền lợi này.

Talk Công đoàn

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Infographic

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.

Đọc thêm

Đời sống -

Là một giáo viên dạy tiếng Anh có thâm niên công tác hơn 21 năm tại Trường Tiểu học Đại Thành (thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) cô giáo Hoàng Thị Mai Hương là một trong 36 cá nhân tiêu biểu được biểu dương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.

Đời thợ -

Hai con người một thầy một trò, một thủ trưởng một nhân viên hàng chục năm qua đã tận hiến cho cộng đồng, bảo vệ chăm lo cho sức khỏe từ đứa trẻ đến người già. Họ là nguồn “tư liệu nhân văn sống” dệt nên những câu chuyện đời thường mà có khi rất phi thường ở vùng đất xa nhất, khó khăn bậc nhất ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị: A Vao!

Đời sống -

Có thể thấy một thực trạng đáng buồn ở các khu công nghiệp hiện nay là việc thiếu thiết chế văn hóa, hoặc có thiết chế văn hóa nhưng công nhân còn thờ ơ. Điều này vừa lãng phí, vừa nguy hại khi công nhân không được thụ hưởng thiết chế văn hóa. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội.

Đời sống -

Một trong những vấn đề nổi bật đối với công nhân khu công nghiệp ở Hà Nội là tiền lương thấp, chưa đủ trang trải các chi phí sinh hoạt trong cuộc sống và phải làm thêm giờ để đù đắp chi phí sinh hoạt. Ngoài thời gian lao động sản xuất trở về phòng trọ cũng cô quạnh không có nhiều phương tiện để giải trí, đi ra ngoài tham gia các dịch vụ giải trí thì chi phí lại đắt đỏ không phù hợp với đồng lương của công nhân.

Đời sống -

Những năm qua, mặc dù các cấp chính quyền ở Hà Nội đã ưu tiên quỹ đất xây dựng nhà ở và các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân nơi đây vẫn khá nghèo nàn. Loạt bài dưới đây được nhóm phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn thực hiện nhằm nêu lên nguyên nhân của thực trạng trên và tìm giải pháp để giai cấp công nhân thực sự “tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc” như Đảng ta từng khẳng định.

Đời sống -

Các gói thầu thuộc các dự án cao tốc đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, nhất là nông dân các tỉnh, thành miền Tây đi làm công nhân, giúp cuộc sống bà con khấm khá hơn…

Đời sống -

Khu cư xá Doanh nghiệp chế xuất Nitori, Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) được xem là ngôi nhà thứ hai đối với nhiều lao động nữ xa quê. Họ không chỉ tiết kiệm được một khoản tiền thuê trọ rất lớn hằng tháng, mà còn tiết kiệm một số chi phí sinh hoạt khác, nhất là sống trong môi trường an ninh tốt.

Đời sống -

LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã chi hỗ trợ khẩn cấp để chia sẻ khó khăn với người lao động. Với sự vào cuộc quyết liệt của công đoàn, công ty Hoàng Sinh cam kết đến ngày 9/8 tới sẽ chi trả lương cho người lao động trong 2 tháng (tháng 4 và tháng 5/2024)…

Đời sống -

Những năm qua, các cấp công đoàn quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng đã thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân, viên chức, lao động được tham gia, giám sát mọi hoạt động của đơn vị. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Đời sống -

Để đảm bảo dinh dưỡng, giúp công nhân lao động sản xuất đạt hiệu quả, các doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng đã không ngừng nâng cao giá trị bữa ăn ca. Kết quả đó ghi nhận sự nỗ lực, trách nhiệm của các doanh nghiệp và thể hiện vai trò cầu nối quan trọng của các cấp công đoàn trong cụ thể hóa Nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Chất lượng bữa ăn ca của người lao động”.