Người lao động mưu sinh, mong ngóng thưởng Tết. |
Tết Nguyên đán 2021: “Lương không tăng nhưng được thưởng Tết là mừng” |
Nhiều công nhân, người lao động chia sẻ năm vừa qua lương không tăng, thu nhập giảm vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, ai cũng mong có thưởng Tết sớm để trang trải cho Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang cận kề. |
Mong Có Thưởng Tết từng ngày |
Dù Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đã gần đến, thế nhưng, đến thời điểm này, nhiều công ty vẫn chưa thông báo cụ thể tình hình lương, thưởng Tết cho công nhân, người lao động. “Thông thường, Tết Nguyên đán sẽ được hưởng , nhưng năm nay đến giờ vẫn chưa thấy có thông báo gì. Năm qua, tôi không được tăng lương vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên rất mong có thưởng Tết sớm để trang trải cho cuộc sống gia đình”, chị Nguyễn Thị Nga, công nhân tại KCN Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), chia sẻ. Chị Lương Thị Mai, một công nhân tại KCN Đình Trám (Vân Trung, Bắc Giang), chia sẻ, dịch bệnh Covid-19 cũng tác động ít nhiều đến công việc của hai vợ chồng chị. Cuộc sống khó khăn với 2 con nhỏ và do cũng sắp sinh đứa thứ 3 nên chị rất . “Tôi may mắn hơn các bạn công nhân khác vì là người địa phương nên không phải mất chi phí thuê trọ. Tôi cũng có nghe công ty sẽ thưởng tháng lương thứ 13, nhưng chưa thông báo thời gian cụ thể. Đến nay, tôi cũng chưa sắm sửa được gì cho cái Tết sắp tới. Tết có thưởng sẽ vui hơn, có đồng ra, đồng vào để lo cho các con và gia đình”, chị Mai cho biết. |
Chị Mai tranh thủ đi chợ chiều sau khi tan ca ở công ty. |
Theo các chuyên gia nhận định, việc thưởng 'khủng' như mọi năm là không có. Bởi nhiều ngành nghề năm vừa qua gặp khó khăn nên lương, thưởng giảm mạnh. Mặt khác, sở dĩ thưởng Tết không cao hơn năm trước vì doanh nghiệp cũng phải tiết giảm về chi phí kinh doanh. Theo công bố mới đây của Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 12/2020, cả nước có tới 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập... Trong số đó, 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và khoảng 14% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Dịch bệnh Covid-19 đã khiến nhiều lao động rơi vào tình trạng không có việc làm, đồng thời khiến cho nhiều người trong số họ phải chuyển sang làm những công việc phi chính thức, không ổn định và thiếu bền vững. Thống kê trên cũng chỉ ra rằng, số lao động có việc làm trong năm 2020 chỉ còn 53,4 triệu người, giảm 1,3 triệu so với năm 2019. Điều này được cho là trong suốt một thập kỷ qua. Mặt khác, trong năm 2020, thu nhập bình quân của người lao động là 5,5 triệu đồng/tháng, giảm 2,3% so với năm 2019 (tương ứng giảm 128.000 đồng). Cụ thể, thu nhập của lao động ngành dịch vụ bị giảm sâu nhất, giảm 215.000 đồng; kế tiếp là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 156.000 đồng. Đặc biệt, mức giảm thu nhập của lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng là thấp nhất, giảm 100.000 đồng/người/tháng. |
Thưởng Tết Nguyên Đán 2021, nơi lên tới 1 tỷ, chỗ chỉ bằng vài bát phở |
Hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố đã công bố về mức thưởng Tết. Nhìn chung, mức thưởng năm nay có sự chênh lệch giữa các tỉnh, thành. Trong đó, có nơi thưởng Tết lên tới 1 tỷ đồng, nhưng cũng có chỗ chỉ thưởng 150.000 đồng. Theo thông tin từ Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, tính đến ngày 30/12/2020, có 1.035 doanh nghiệp trên địa bàn đã gửi báo cáo về tình hình lương, thưởng Tết. Cụ thể, tiền thưởng Tết Nguyên đán Tân Sửu ở mức cao nhất là 1,076 tỷ đồng (thuộc về doanh nghiệp FDI ngành cơ điện lạnh) và mức trung bình là 8,8 triệu đồng/người (giảm 12% so với năm 2019). Tiếp theo, Đồng Nai là nơi đứng ở vị trí thứ 2 về mức thưởng Tết cao nhất. Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH Đồng Nai cho biết, năm 2020, dù dịch bệnh Covid-19 gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng đa số doanh nghiệp vẫn giữ nguyên mức thưởng Tết như mọi năm và thấp nhất là 01 tháng lương. Trong đó, mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2021 cao nhất đối với cá nhân thuộc về lãnh đạo một doanh nghiệp FDI sản xuất bao bì là 600 triệu đồng. Đứng thứ 3 cả nước về mức thưởng Tết cao nhất là Bình Dương. Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH Bình Dương từ 1.446 doanh nghiệp, mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất là 497 triệu đồng, thuộc về một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đứng thứ 4 về mức thưởng Tết cao nhất là Hà Nội. Theo báo cáo kết quả khảo sát từ 6.325 doanh nghiệp trên địa bàn, mức thưởng Tết 2021 cao nhất tại Hà Nội đạt 400 triệu đồng (thuộc về doanh nghiệp khối dân doanh) và mức thấp nhất là 400.000 đồng/người. Tuy nhiên, khác với một số tỉnh, thành có mức thưởng Tết khá cao thì một số nơi lại có mức thưởng Tết thuộc loại thấp. Sở LĐ-TB&XH Ninh Bình cho biết, gần 100 doanh nghiệp trên địa bàn đã báo cáo về thưởng Tết 2021. Mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất là 230 triệu đồng, mức thưởng thấp nhất là 150.000 đồng (tương đương vài bát phở). Ở Bình Định, tính đến nay đã có 82 doanh nghiệp công bố mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2021 cho người lao động. Cụ thể, mức thưởng cao nhất là 126,7 triệu đồng, mức thấp nhất là 150.000 đồng. |
Có doanh nghiệp chỉ thưởng Tết bằng giá của vài bát phở vì gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. |
Gần Tết, công nhân, người lao động mong ngóng nhận được thưởng sớm. |
Năm 2020, nhiều công nhân, người lao động bị giảm thu nhập do ảnh hưởng của dịch Covid-19. |