Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Tạo việc làm cho lao động hồi hương

Đời sống - TRẦN LƯU

Khi những hạn chế về hạ tầng, thu hút đầu tư... dần được khắc phục đã giúp người lao động an tâm làm việc trên chính quê hương của mình.
Làn sóng di cư và những cuộc ly hương đầy nước mắt

Gia đình Huỳnh Ngọc Yến (SN 1988, quê Cà Mau) có tới 4 miệng ăn nhưng chỉ có 4 công đất trồng lúa. 6 năm trước, cô rời quê lên TP. HCM làm công nhân tại một công ty thủy sản. Với mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng, sau khi tiết kiệm chi tiêu, Yến gửi nhà 6 triệu đồng mỗi tháng.

Yến nói: “Làm công nhân ở đâu cũng vất vả nhưng vì kế sinh nhai đành phải cố gắng làm lụng. Khi bờ ao, thửa ruộng dưới quê nhà không thể mang lại cuộc sống ổn định thì những người cùng trang lứa như em đều chọn cách rời quê đi làm công nhân”.

Tạo việc làm cho lao động hồi hương
Gần đây, lao động tại tại các thành phố lớn ở miền Đông có xu hướng hòi hương trở về quê nhà miền Tây để làm việc. Ảnh: Anh Châu.

Năm 2021, đại dịch Covid-19 bùng phát đã tạo nên làn sóng “di cư ngược”. Những cư dân đồng bằng ngày nào bỏ quê lên các thành phố lớn (TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai…), giờ “tháo chạy” về quê trên những chiếc xe máy. Yến là một trong số đó.

Đối với cô, khoảng thời gian về quê tránh dịch như “một khoảng lặng” để suy nghĩ và hiểu hơn nhiều điều. Sau dịch, khi kinh tế phục hồi, Yến không trở lại TP. HCM nữa. Cùng thời điểm này, quê nhà đổi khác rất nhiều, đường sá láng bon, nhà máy, khu công nghiệp mọc lên khắp nơi. Cô xin vào làm công nhân tại Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (TP. Cà Mau).

“Làm việc ở đây tuy thu nhập có thấp hơn so với lúc trước, nhưng được cái giảm bớt gánh chi tiêu như: thuê nhà, tiền điện nước, đi lại… Hơn nữa, làm việc gần nhà em cảm thấy rất yên tâm, lỡ khi đau yếu bệnh hoạn cũng có người thân chăm sóc”, Yến chia sẻ.

Lâu nay, hạ tầng yếu kém là một trong những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, dù vùng đất này luôn được đánh giá là giàu tiềm năng.

Ông Phan Anh Quốc - nguyên Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh từng chua chát rằng: “Nhìn những con đường nham nhở, đầy ổ voi, ổ gà… là các doanh nghiệp “bỏ của chạy lấy người”, chứ đừng nói gì đến mời gọi đầu tư”.

Tạo việc làm cho lao động hồi hương

Công nhân lao động ồ ạt trở về quê nhà miền Tây tránh dịch năm 2021. Ảnh: T.Q.

Thông thường, các vùng nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cung cấp nguyên liệu như: lúa gạo, trái cây, thủy hải sản… Và lẽ ra các doanh nghiệp sẽ đầu tư về đây, vừa phát triển sản xuất kinh doanh, vừa giải quyết việc làm cho người dân tại chỗ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, trong đó sự yếu kém về hạ tầng khiến các doanh nghiệp chỉ đầu tư tại các khu vực đô thị. Từ đó, tạo ra bất cập trong tạo việc làm, chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn, buộc họ phải bỏ quê lên các thành phố lớn.

Những năm gần đây, bằng nhiều nguồn lực khác nhau, cùng sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, Chính phủ…, hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã không ngừng được cải thiện. “Con đường thịnh vượng” không còn là giấc mơ của hàng chục triệu người dân Tây Nam Bộ mà đang dần trở thành hiện thực.

Khi “điểm nghẽn” dần được tháo gỡ, các doanh nghiệp có xu hướng về tận các vùng quê, “trải thảm đỏ” mời gọi lao động. Đối với người lao động, họ cũng nhận thấy quê hương miền Tây đã bắt đầu trở thành nơi “đáng sống”, và trở lại gắn bó làm việc trên quê hương mình.

Ghi nhận tại Vĩnh Long, bình quân mỗi năm Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh này tiếp nhận khoảng 13.000 hồ sơ của lao động đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong đó quá nửa là người lao động trở về từ các tỉnh, thành phố lớn như TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai… Họ về quê với mong muốn tìm việc làm mới tại quê nhà.

Tạo việc làm cho lao động hồi hương

Dự án VSIP Cần Thơ sẽ tạo việc làm cho khoảng 25.000 - 30.000 lao động. Ảnh: P.V

Đại diện bộ phận tuyển dụng nhân sự Công ty Cholimex Food (TP. HCM) cho biết: trong năm 2024, công ty xây dựng nhà máy mới ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An với nhu cầu tuyển dụng lao động khá lớn. Theo đó, công ty cần tuyển 300 lao động phổ thông và 50 lao động cho các vị trí chuyên môn khác, như: nhân viên kỹ thuật, điện lạnh, cơ điện, bán hàng…

Theo vị đại diện này, các lao động hiện có xu hướng không thích đi xa, muốn làm việc ở dưới quê, được gần nhà để đỡ tốn kém các chi phí như: tiền thuê trọ, ăn uống, sinh hoạt, điện nước… Và gần đây, cũng có nhiều khu, cụm công nghiệp mọc lên tại các vùng nông thôn, đã thu hút một lượng lớn lao động đến làm việc tại chỗ. Đây sẽ là thuận lợi cho doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng lao động.

Video: Đại diện bộ phận tuyển dụng nhân sự Công ty Cholimex Food (TP. HCM)

Vừa qua, VSIP Group chính thức khởi động dự án VSIP Cần Thơ tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ. Đây là khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) thứ 13 trong cả nước và là dự án đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu - Bí thư Thành ủy Cần Thơ, cho biết: Đảng bộ và chính quyền thành phố xác định dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ là một trong những dự án trọng điểm của thành phố trong nhiệm kỳ này và trong những năm tiếp theo để tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Sự phát triển của Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ sẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân địa phương và các tỉnh thành lân cận.

Dự kiến khi hoàn thành sẽ tạo việc làm cho khoảng 25.000 - 30.000 lao động. Người lao động tại địa phương, nhất là lao động trẻ, sẽ có việc làm ổn định, được đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, cải thiện thu nhập, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và TP Cần Thơ nói riêng.

Ngoài ra, người lao động đang làm việc tại các tỉnh, thành xa quê có cơ hội được quay về địa phương làm việc tại khu công nghiệp mới này, đây là mong muốn của lãnh đạo TP Cần Thơ qua các thời kỳ. Vì vậy, lãnh đạo thành phố yêu cầu VSIP Cần Thơ có chính sách phù hợp để hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho người dân khi giải phóng mặt bằng để xây dựng khu công nghiệp này…

Cán bộ công đoàn Cán bộ công đoàn "hiến kế" đẩy mạnh phát triển đoàn viên

Cán bộ công đoàn "hiến kế" nhiều giải pháp phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS tại Hội thảo diễn ra 2 ngày tại Tây ...

EVN đổi ngày chốt số điện, cả Hà Nội cùng làm toán EVN đổi ngày chốt số điện, cả Hà Nội cùng làm toán

Việc EVN Hà Nội ghi gộp hơn 50 ngày sử dụng điện của người dân khiến hóa đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình ...

Kế hoạch tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 Kế hoạch tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa ban hành kế hoạch tổ chức lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đời sống -

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…

Người lao động -

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đời sống -

Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.

Người lao động -

8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...

Đời sống -

Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.

Đời sống -

Xin chào tất cả mọi người, tôi là Trần Thanh Sang, nhân viên kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp tại MobiFone tỉnh Tiền Giang. Có thể câu chuyện tôi kể về cuộc đời mình nó không có nhiều cảm xúc với các bạn, nhưng đó là những gì rất thật tôi đã trải qua: Chính “vòng tay Công đoàn” Công ty MobiFone KV9 đã cho tôi cuộc đời thứ hai!

Video

Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.

Tôi công nhân

Theo quy định, ngoài ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động còn được quyền nghỉ không lương. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít lao động biết đến những thông tin liên quan đến loại quyền lợi này.

Talk Công đoàn

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Infographic

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.

Đọc thêm

Đời sống -

Là một giáo viên dạy tiếng Anh có thâm niên công tác hơn 21 năm tại Trường Tiểu học Đại Thành (thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) cô giáo Hoàng Thị Mai Hương là một trong 36 cá nhân tiêu biểu được biểu dương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.

Đời thợ -

Hai con người một thầy một trò, một thủ trưởng một nhân viên hàng chục năm qua đã tận hiến cho cộng đồng, bảo vệ chăm lo cho sức khỏe từ đứa trẻ đến người già. Họ là nguồn “tư liệu nhân văn sống” dệt nên những câu chuyện đời thường mà có khi rất phi thường ở vùng đất xa nhất, khó khăn bậc nhất ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị: A Vao!

Đời sống -

Có thể thấy một thực trạng đáng buồn ở các khu công nghiệp hiện nay là việc thiếu thiết chế văn hóa, hoặc có thiết chế văn hóa nhưng công nhân còn thờ ơ. Điều này vừa lãng phí, vừa nguy hại khi công nhân không được thụ hưởng thiết chế văn hóa. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội.

Đời sống -

Một trong những vấn đề nổi bật đối với công nhân khu công nghiệp ở Hà Nội là tiền lương thấp, chưa đủ trang trải các chi phí sinh hoạt trong cuộc sống và phải làm thêm giờ để đù đắp chi phí sinh hoạt. Ngoài thời gian lao động sản xuất trở về phòng trọ cũng cô quạnh không có nhiều phương tiện để giải trí, đi ra ngoài tham gia các dịch vụ giải trí thì chi phí lại đắt đỏ không phù hợp với đồng lương của công nhân.

Đời sống -

Những năm qua, mặc dù các cấp chính quyền ở Hà Nội đã ưu tiên quỹ đất xây dựng nhà ở và các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân nơi đây vẫn khá nghèo nàn. Loạt bài dưới đây được nhóm phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn thực hiện nhằm nêu lên nguyên nhân của thực trạng trên và tìm giải pháp để giai cấp công nhân thực sự “tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc” như Đảng ta từng khẳng định.

Đời sống -

Các gói thầu thuộc các dự án cao tốc đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, nhất là nông dân các tỉnh, thành miền Tây đi làm công nhân, giúp cuộc sống bà con khấm khá hơn…

Đời sống -

Khu cư xá Doanh nghiệp chế xuất Nitori, Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) được xem là ngôi nhà thứ hai đối với nhiều lao động nữ xa quê. Họ không chỉ tiết kiệm được một khoản tiền thuê trọ rất lớn hằng tháng, mà còn tiết kiệm một số chi phí sinh hoạt khác, nhất là sống trong môi trường an ninh tốt.

Đời sống -

LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã chi hỗ trợ khẩn cấp để chia sẻ khó khăn với người lao động. Với sự vào cuộc quyết liệt của công đoàn, công ty Hoàng Sinh cam kết đến ngày 9/8 tới sẽ chi trả lương cho người lao động trong 2 tháng (tháng 4 và tháng 5/2024)…

Đời sống -

Những năm qua, các cấp công đoàn quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng đã thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân, viên chức, lao động được tham gia, giám sát mọi hoạt động của đơn vị. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Đời sống -

Để đảm bảo dinh dưỡng, giúp công nhân lao động sản xuất đạt hiệu quả, các doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng đã không ngừng nâng cao giá trị bữa ăn ca. Kết quả đó ghi nhận sự nỗ lực, trách nhiệm của các doanh nghiệp và thể hiện vai trò cầu nối quan trọng của các cấp công đoàn trong cụ thể hóa Nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Chất lượng bữa ăn ca của người lao động”.