Ảnh minh họa. Nguồn: haiphong.gov.vn
|
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Đại hội XIII) đã nhấn mạnh các đột phá chiến lược, vì sự phát triển bền vững, ; đặc biệt là tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nhất là cho những người yếu thế, người nghèo, NLĐ; hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH, tiến tới thực hiện BHXH toàn dân. Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế. |
Thực trạng, thách thức về ATVSLĐ Với phương châm lấy phòng ngừa làm nguyên tắc ưu tiên trong quản lý ATVSLĐ, các hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện, tư vấn về ATVSLĐ tới doanh nghiệp và NLĐ thời gian qua đã được đổi mới cả về nội dung, hình thức. Các hoạt động đào tạo, huấn luyện, kiểm định hoạt động theo cơ chế được , linh hoạt đã tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về ATVSLĐ tới 5 đến 7 triệu lượt NLĐ trên toàn quốc. Hội đồng quốc gia, Hội đồng cấp tỉnh về ATVSLĐ hằng năm đã tổ chức hàng trăm cuộc đối thoại chính sách ATVSLĐ với sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức đại diện cho NSDLĐ, NLĐ, hiệp hội, các cơ quan báo chí, truyền thông. Các hoạt động nghiên cứu, đầu tư, cải thiện điều kiện lao động, môi trường làm việc, nâng cao năng suất lao động trong các doanh nghiệp ngày càng được coi trọng. Nhiều doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư, đổi mới, ứng dụng công nghệ khoa học tiên tiến, hiện đại trong việc kiểm soát, loại trừ các nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ; nhờ đó đã giảm được TNLĐ, BNN, nâng cao thu nhập của NLĐ. Tuy vậy, quá trình CNH, HĐH phát sinh những yếu tố nguy hiểm, độc hại mới kéo theo việc NLĐ phải làm việc trong điều kiện có nhiều nguy cơ mất an toàn; đặc biệt là ở khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực phi chính thức, sản xuất nông nghiệp, làng nghề. Trong khi Việt Nam phải chấp hành nghiêm ngặt các tiêu chuẩn lao động, trong đó có tiêu chuẩn ATVSLĐ của Tổ chức Lao động Quốc tế và trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Cơ chế xã hội hóa thời gian qua đã giúp huy động các nguồn lực tuyên truyền pháp luật về ATVSLĐ tới 5 đến 7 triệu NLĐ. Nguồn: laodong.vn Năm 2020, trên toàn quốc đã xảy ra 8.380 vụ TNLĐ, làm 8.610 người bị nạn, trong đó có 966 người chết, 1.897 người bị thương nặng. Thiệt hại về tài sản và giải quyết hậu quả do TNLĐ là trên 6 ngàn tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do TNLĐ là trên 150 ngàn ngày công. Trong năm, đã có hơn 1,7 triệu NLĐ được khám sức khỏe định kỳ; hơn 300.000 trường hợp NLĐ tiếp xúc với yếu tố có hại được thực hiện khám phát hiện BNN, qua đó phát hiện được 3.763 trường hợp được chẩn đoán mắc BNN. Đã có thêm 7.951 người được hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN. Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN đã chi 746 tỷ đồng trợ cấp TNLĐ, BNN. |
Những tồn tại, hạn chế, yếu kém Thứ nhất, hệ thống pháp luật về ATVSLĐ còn chồng chéo, phân tán; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm ở một số nội dung, chất lượng, tính khả thi còn hạn chế; chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe NSDLĐ vi phạm. Đối tượng điều chỉnh trong Luật ATVSLĐ bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực không có quan hệ lao động, nhưng một số chính sách chưa có nội dung quy định chi tiết và hướng dẫn phù hợp với các đối tượng này. Thứ hai, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước nói chung còn rất thiếu và bất cập giữa chức năng, nhiệm vụ với tổ chức bộ máy, biên chế và trình độ cán bộ. Tổ chức bộ máy quản lý ATVSLĐ ở địa phương không ổn định; nguồn lực cho công tác thanh tra về ATVSLĐ, lực lượng thanh tra lao động có chuyên môn kỹ thuật để , kiểm tra về ATVSLĐ ngày càng ít, có địa phương không có. Thứ ba, việc tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay chưa nghiêm. TNLĐ, BNN còn xảy ra nghiêm trọng; công tác huấn luyện ATVSLĐ cho NSDLĐ, NLĐ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực phi kết cấu của các địa phương đạt tỷ lệ thấp; công tác quản lý huấn luyện, kiểm định còn chưa hiệu quả; việc quy định tổ chức bộ máy làm công tác ATVSLĐ chưa phù hợp với một số mô hình doanh nghiệp mới. Hiện nay, tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ của phần lớn các doanh nghiệp chưa nghiêm. TNLĐ, BNN còn xảy ra nghiêm trọng, công tác huấn luyện ATVSLĐ cho NSDLĐ, NLĐ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt tỷ lệ thấp. Ảnh: CAND Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, trình độ và có khả năng đáp ứng được các yêu cầu quản lý ATVSLĐ trong tình hình mới, nhất là với tuyến cơ sở cấp huyện, xã. Năm là, các Bộ, ngành, địa phương cần có cơ chế về hỗ trợ nguồn lực đảm bảo phục vụ tốt việc triển khai các chính sách về ATVSLĐ. |
Các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới Các cấp, các ngành cần xây dựng chương trình, kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết Đại hội XIII và Nghị quyết của các cấp ủy, trong đó cần cụ thể các mục tiêu, chỉ tiêu về đảm bảo an toàn, sức khỏe NLĐ. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; chủ động và tăng cường sự tham gia của NLĐ, đặc biệt là lực lượng ATVSV trong kiểm soát các nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ tại nơi làm việc. Đổi mới các hoạt động thông tin, tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; xây dựng và nhân rộng các mô hình, sáng kiến cải thiện điều kiện lao động để lan tỏa trong cộng đồng; tổ chức các hoạt động thực hành, thao diễn xử lý sự cố kỹ thuật về ATVSLĐ; rà soát, bổ sung, hoàn thiện các nội quy, quy trình, biện pháp kỹ thuật ATLĐ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật, nội quy, quy trình ATVSLĐ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật, nội quy, quy trình ATVSLĐ là một trong nhiệm vụ cần thiết nhằm đảm bảo ATVSLĐ. Nguồn: laodongxahoi.net Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan chức năng Nhà nước với các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, trước hết là tổ chức Công đoàn các cấp để đưa công tác ATVSLĐ mang tính quần chúng và xã hội hóa cao; phát động các phong trào quần chúng xây dựng “Văn hoá ATLĐ tại doanh nghiệp” để phổ cập, nhân rộng tiến tới việc thực hiện có nề nếp, thường xuyên. Huy động các nguồn lực trong tổ chức tuyên truyền, tư vấn về ATVSLĐ; ứng dụng công nghệ số, các mạng xã hội và sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cơ quan báo chí. Phong trào xây dựng “Văn hoá ATLĐ tại doanh nghiệp” cần nhân rộng, lan tỏa tiến tới việc thực hiện có nề nếp, thường xuyên ở các doanh nghiệp. Nguồn: baoquangninh.com.vn |
Bài viết: Lê Tấn Dũng Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|