Tâm sự đong đầy nước mắt của nữ y tá Bệnh viện Bạch Mai
Đời sống - 02/04/2020 14:10 Nhật Minh
Y tá Trịnh Thúy Nga (bên phải) tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai. |
“Chúng tôi chưa hề nao núng trước cuộc chiến này”
Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai – nơi chị Nga đang làm việc được coi là “ổ dịch” Covid-19. Tại đây, bệnh nhân 133 đã điều trị và chị là người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân này.
“Thú thật, khi nghe tin bệnh nhân số 133 bị dương tính bản thân chúng tôi có chút lo lắng. Lo cả cho mình, cho những đồng nghiệp đang hàng giờ, hàng ngày đối diện với nguy cơ lây nhiễm. Rồi lòng tự nhủ, mình không được phép gục ngã trên "mặt trận" này. Chúng tôi phải biến sự lo lắng đó thành hành động. Sau 6 tiếng phát hiện bệnh nhân 133, lãnh đạo bệnh viện đã cho khoa Thần kinh cách ly. Trong đêm đó, khoa cho gọi tất cả các bác sĩ đang ở nhà vào cách ly, làm xét nghiệm cho các nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà. Lúc đó em xác định, nếu chẳng may mình dương tính, rồi có thể cái diễn biến nặng lên và biết đâu đó là ngày cuối cùng… được gặp lại người thân… Kể cả như vậy thì em cũng chưa hề nao núng trước cuộc chiến này”, chị Nga tâm sự.
Người trong cuộc kiên cường, bình tĩnh bao nhiêu thì người ở ngoài lo lắng đứng ngồi chẳng yên, "dạ như lửa đốt". Trong đêm chị Nga phải cách ly, bố mẹ, chồng con chị giấc chẳng thành. Mọi người ở nhà đã khóc vì không gọi được điện thoại cho chị. “Gần sáng, ngoài đường còn chưa nhìn rõ mặt người, anh ấy (chồng chị Nga) đã đem đồ dùng cá nhân vào viện cho chị. Họ nhìn nhau từ xa. Con chị khóc gọi mẹ, Chồng chị đôi mắt đỏ hoe. Còn chị, tay xách chiếc va ly anh vừa mang đến, cất giọng nghẹn ngào: "Em có bị làm sao đâu. Anh đừng lo". Nói rồi chị quay người bước vội về phía khoa Thần kinh để che đi những giọt nước mắt đợi sẵn ở bờ mi", chị Hoàng Thị Lương, bạn chị Nga kể lại.
Nơi chị Nga và rất nhiều y, bác sĩ đang cách ly |
Hiện nay khoa của chị Nga vẫn đang điều trị cho 30 bệnh nhân, trong đó có 20 bệnh nhân nặng. Do vậy, ngày 31/3 sinh nhật con gái lớn nhưng vì đang cách ly và phải chăm sóc điều trị cho bệnh nhân nên chị đành lỡ hẹn với con. Món quà mà chị gửi tặng con trong ngày sinh nhật tuổi 18 là lời nhắn nhủ: “Con ở nhà thay mẹ chăm sóc các em nhé!”.
"Gọi điện cho con, tôi không dám nói chuyện lâu vì sợ nỗi nhớ lại ùa về. Nói dăm câu, ba điều tôi vội tắt máy và tìm vào facebook nhìn con qua những tấm ảnh cũ”, chị Nga tâm sự.
Thế mới thấy, sự hy sinh của đội ngũ y, bác sĩ là sự hy sinh thầm lặng nhưng không phải ai cũng khắc ghi chiến công của họ. Những ngày gần đây, có những chuyện đáng buồn như nhân viên y tế đi thuê nhà, bị chủ nhà đuổi vì làm việc trong Bệnh viện Bạch Mai. Hoặc trong lúc họ phải cách ly vì điều trị cho bệnh nhân ở nhà người thân bị hàng xóm kì thị tẩy chay.
“Chúng tôi làm không phải vì tiền”
Theo kết quả khám nghiệm vừa qua, tất cả các y bác sĩ trong Bệnh viện Bạch Mai đều âm tính nhưng mỗi khi đồng nghiệp của tôi trở về nhà, từ hàng xóm cho đến người thân đều “né”. Thậm chí, có người còn buông lời quở trách: “Đó, con bé ấy làm ở Bạch Mai bị nhiễm Covid-19 mà vẫn đi đi về về".
Là người mẹ của ba đứa con, chị hiểu rõ tầm quan trọng của người phụ nữ trong nhà. Chị lo thằng nhỏ không ai chăm, đứa thứ hai không chịu học bài… Chị nhớ chồng nhưng vì an toàn của những người thân và cộng đồng nên chị nén nỗi nhớ vào bên trong. “Giờ em mới cảm nhận được cảm giác "nuốt lệ vào trong " nó khó khăn như thế nào chị ạ!”, chị Nga nghẹn ngào nói.
Thực tế, những ngày này cả nước đang “gồng mình” chống lại đại dịch Covid-19. Nhiều gia đình và nhiều cá nhân chấp nhận hy sinh. Đặc biệt là đội ngũ các y bác sĩ. Với họ lúc này bệnh viện là "chiến trường", mỗi y bác sĩ là chiến sĩ. Họ có thể nhiễm bệnh bất kì lúc nào. Và trên thực tế, ở các quốc gia khác, nhiều đồng nghiệp của họ đã ngã xuống trong cuộc chiến Covid-19. Mắt thấy, tai nghe nhưng tinh thần của họ vẫn “cứng như thép vững như đồng”. Quăng đi nỗi lo, niềm vui, thậm chí là hạnh phúc riêng, họ toàn tâm, toàn ý làm việc với mấy trăm phần trăm sức lực.
Qua tâm sự của chị, chúng tôi biết, tinh thần của các y, bác sĩ trong khoa Thần Kinh nói riêng và Bệnh viện Bạch Mai nói chung mọi người rất kiên cường, tự tin, không sợ.
“Bên cạnh chúng tôi có công đoàn ngành, gia đình, bạn bè. Có lẽ, chưa bao giờ chúng tôi nhận được nhiều tình cảm, sự quan tâm của xã hội đến như vậy. Chúng tôi căng mình chống dịch, đi làm với mấy trăm phần trăm sức lực, không phải vì tiền, vì đãi ngộ. Điều chúng tôi cần nhất là sự đồng cảm", chị Nga tâm sự.
Những nhân viên y tế là những chiến sĩ chống dịch ở tuyến đầu, họ rất mong manh. Xin đừng làm họ tổn thương về thể chất cũng như tinh thần.
Tính đến 7h sáng ngày 2/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 203 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên 935.000 ca nhiễm virus corona chủng ... |
Từ 0h ngày 2/4, các cửa hàng ăn uống bán qua mạng và bán mang đi tại Đà Nẵng đều phải tạm ngừng hoạt động ... |
Nếu doanh nghiệp lâm vảo cảnh đình đốn, không có nguyên vật liệu sản xuất, không bán được sản phẩm, nợ nần chồng chất, không ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 26/09/2024 07:44
Từ đầu năm đến nay, Công đoàn và Công ty HBI Huế ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và những buổi chia sẻ cân bằng cuộc sống nhằm tạo môi trường làm việc năng động, gắn kết đoàn viên và người lao động trong công ty.
Đời sống - 25/09/2024 16:46
Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và hưởng các phụ cấp khác, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm.
Đời sống - 25/09/2024 12:45
Hôm qua (25/9), các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa tin về cuộc chia tay giữa lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả bão số 3 với cấp ủy, chính quyền, nhân dân làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã cho thấy giá trị cao đẹp của tình quân dân cá nước và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ thời bình.
Người lao động - 24/09/2024 12:56
Thời gian gần đây, giá vàng nhẫn liên tục lập đỉnh, lần đầu vượt mốc 81 triệu đồng/lượng. Với mức tăng này, liệu mức thu nhập của công nhân, người lao động có đủ khả năng để mua?
Người lao động - 23/09/2024 20:57
Ít nhất 2 ngôi làng với 211 nhân khẩu ở hai huyện Nam Trà My, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam phải di dời khẩn cấp khỏi vùng sạt lở. Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo xử lý tình trạng sạt lở, sớm ổn định đời sống người dân.
Đời sống - 23/09/2024 15:57
Đồng bào ở trong và ngoài nước đang hướng về Làng Nủ, sẻ chia mất mát với những người còn sống...