Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Tạm hoãn hợp đồng lao động do dịch bệnh thì lương và BHXH thực hiện như thế nào?

Phóng sự điều tra - Duy Chương

Dịch bệnh Covid -19 đã tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong cả nước và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, việc làm của hàng triệu người lao động. Ở nhiều nơi, người lao động buộc phải tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) và họ băn khoăn về một số vấn đề liên quan đến việc tạm hoãn này.
Những nội dung mới về hợp đồng lao động cần tuyên truyền đến người lao động Khi nào người lao động được chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước? Khi tạm hoãn hợp đồng, lao động nữ có được hưởng chế độ thai sản?
Tạm hoãn hợp đồng lao động do dịch bệnh thì lương và BHXH thực hiện như thế nào
Ảnh hưởng bởi dịch bệnh, rất nhiều người lao động phải tạm hoãn HĐLĐ (Ảnh minh họa)

Anh Lê Văn Điệp, khối 2, phường Bến Thủy, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An hỏi: Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tôi dự định sẽ tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ). Vậy khi tạm hoãn HĐLĐ thì lương và BHXH của tôi sẽ thế nào? Hết thời hạn tạm hoãn, pháp luật có đảm bảo để người sử dụng lao động nhận tôi trở lại làm việc không? Khi tạm hoãn HĐLĐ do doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, tôi có được hỗ trợ thêm gì không?

Về cầu hỏi này, Ban Chính sách pháp luật - Quan hệ lao động LĐLĐ tỉnh Nghệ An trả lời như sau:

1. Tạm hoãn HĐLĐ:

Tạm hoãn HĐLĐ là việc tạm dừng thực hiện HĐLĐ trong một thời gian nhất định vì các lý do quy định tại Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019, hoặc thỏa thuận giữa hai bên.

2. Tiền lương và BHXH khi tạm hoãn HĐLĐ:

Theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì:

- Trong thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong HĐLĐ, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

- Nếu người lao động tạm hoãn HĐLĐ từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo BHXH.

Tạm hoãn hợp đồng lao động do dịch bệnh thì lương và BHXH thực hiện như thế nào?
Trong thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong HĐLĐ, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Người lao động được nhận lại sau khi đã hết thời hạn tạm hoãn

Theo Điều 31 Bộ luật Lao động 2019, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo HĐLĐ đã giao kết, nếu HĐLĐ còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Theo Điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, trong trường hợp người sử dụng lao động không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác, thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 7 triệu đồng. Ngoài ra, người sử dụng lao động buộc phải trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ (Khoản 4 Điều 10 Nghị định 20)

4. Người lao động được hỗ trợ tiền hỗ trợ Covid-19 nếu đáp ứng điều kiện sau:

Theo quy định tại Điều 13 và 14 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 07/7/2021 về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 thì điều kiện và mức hỗ trợ đối với người tạm hoãn HĐLĐ vì Covid-19 như sau:

- Điều kiện: Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:

+ Tạm hoãn thực hiện HĐLĐ từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện HĐLĐ từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 .

+ Đang tham gia BHXH bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương.

- Mức hỗ trợ và phương thức chi trả

+ 1.855.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện HĐLĐ từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 1 tháng (30 ngày).

+ 3.710.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện HĐLĐ từ 01 tháng (30 ngày) trở lên.

Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.

Phương thức chi trả: Trả 1 lần cho người lao động.

Tạm hoãn hợp đồng lao động do dịch bệnh thì lương và BHXH thực hiện như thế nào?
Bộ LĐ-TB&XH thông báo số điện thoại đường dây nóng giải đáp các phản ánh, kiến nghị của người lao động, người sử dụng lao động trong quá trình triển khai các chính sách hỗ trợ theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg tại các địa phương
Khi bà con nghèo “tiến thoái lưỡng nan” Khi bà con nghèo “tiến thoái lưỡng nan”

Những hình ảnh bà con “chạy dịch” vật vạ trên đường về quê nhưng buộc phải quay lại vẫn ám ảnh và làm nhiều người ...

Hành trình 30 ngày từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý tránh dịch của cô gái 9x Hành trình 30 ngày từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý tránh dịch của cô gái 9x

Từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý vốn chỉ mất chưa đầy 1 ngày. Nhưng dịch Covid-19 khiến hành trình của cô ...

Hàng trăm suất cơm nghĩa tình của nhóm công nhân trao gửi bà con vùng dịch Hàng trăm suất cơm nghĩa tình của nhóm công nhân trao gửi bà con vùng dịch

Gần 10 ngày qua, CLB tình nguyện gồm nhiều anh chị em công nhân tự tay làm hàng trăm suất cơm nghĩa tình để

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Pháp luật lao động -

Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi , có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.

Pháp luật lao động -

Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.

Phóng sự điều tra -

Đường link “//mydb.mynature.site/...” đang bịa đặt ra một câu chuyện gây sốc liên quan tới bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) để quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo – vốn là một thực phẩm chức năng nhưng được thổi phồng như “thần dược” làm sạch mạch, giúp “tránh 100% nhiều bệnh tật và cái chết đau đớn do mạch bị ô nhiễm gây ra…”.

Pháp luật lao động -

Trước thực trạng phát hành thẻ ngân hàng “tràn lan” theo kiểu mạnh ai nấy được, dẫn đến nhiều hệ lụy, gây tổn thất tài chính không đáng có cho khách hàng, trong đó có đông đảo công nhân, người lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã nhận được một số ý kiến, chia sẻ của Đại biểu Quốc hội, đặc biệt là những phân tích, định hướng gợi mở giải pháp để giải quyết những bất cập của thực trạng này.

Phóng sự điều tra -

Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten (Công ty Igarten) thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Egroup, nổi tiếng với STEAMe GARTEN - được giới thiệu là “hệ thống trường mầm non song ngữ đầu tiên ứng dụng giáo dục STEAM tại Việt Nam”.

Phóng sự điều tra -

Ốm đau không được hưởng chế độ; sinh con nhiều năm không được hưởng tiền thai sản… Đó là thực trạng xảy ra với nhiều người lao động đã, đang làm việc tại Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten mà nguyên nhân doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội.

Cà phê cuối tuần

Ở nơi đây, từ nhiều tuần trước Tết Độc lập, bà con người Mông đã háo hức chuẩn bị cho việc xuống núi hòa chung niềm vui của đất nước.

Tôi công nhân

Theo quy định, ngoài ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động còn được quyền nghỉ không lương. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít lao động biết đến những thông tin liên quan đến loại quyền lợi này.

Talk Công đoàn

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Infographic

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.

Đọc thêm

Phóng sự điều tra -

Công nhân, người lao động mở tài khoản - thẻ ATM (thẻ ngân hàng ghi nợ nội địa – Debit Card, gắn với tài khoản cá nhân) có những bất cập ngay từ khâu tổ chức phát hành thẻ, khi mà họ hạ bút ký, chấp nhận những quy định mà họ không được tư vấn kỹ, cần thời gian nghiên cứu. Những chiếc thẻ ATM – tài khoản ngân hàng - ít hoặc không giao dịch, người lao động vẫn phải trả phí “oan”. Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với một số luật sư và lãnh đạo tổ chức Công đoàn, nhằm làm rõ thêm vấn đề này.

Phóng sự điều tra -

Họ là những công nhân đang sở hữu “bộ sưu tập” thẻ khá lớn, từ 3 – 5 thẻ ATM, dẫu nhu cầu hiện tại chỉ sử dụng 1 – 2 thẻ. Đấy là “di sản” từ những cách phát hành đại trà từ nhà phát hành thẻ, thông qua các công ty đến người lao động. Những chiếc thẻ “dư dùng”, bỏ không đã khiến họ thành những “con nợ” tiềm tàng, bất đắc dĩ của ngân hàng, dẫu là vài chục ngàn, vài trăm ngàn đồng hay tiền triệu.

Phóng sự điều tra -

Nhằm mang đến những thông tin khách quan, xác thực trước thực trạng sử dụng thẻ ATM trong công nhân, lao động, nhất là họ có phải bị mất phí “oan” hay không, trong một tháng qua Tạp chí Lao động và Công đoàn đã tiến hành khảo sát 500 công nhân trong các khu công nghiệp lớn của cả nước. Kết quả có nhiều con số hẳn sẽ khiến nhiều người “bừng tỉnh” từ những chiếc thẻ ngân hàng tưởng đã “ngủ yên”, không dùng.

Emagazine -

Theo những quy định hiện hành, nếu có thẻ ngân hàng nhưng không sử dụng, khách hàng vẫn có thể tốn phí từ 50 – 60 ngàn đồng, thậm chí hàng trăm ngàn đồng mỗi năm tùy từng trường hợp và tùy loại thẻ, thậm chí khách hàng có thể kèm phí phạt thanh toán dư nợ nếu chưa trả hết nợ. Tất nhiên, bạn có càng nhiều thẻ, số tiền ấy càng lớn, có khi tốn phí tiền triệu hằng năm, cùng với những rắc rối không đáng có khác.

Phóng sự điều tra -

Trót nhận thêm một thẻ tín dụng của một ngân hàng khi mở tài khoản ATM, bẵng đi gần chục năm dù không sử dụng, chị X. tá hỏa khi nhận được thông báo khoản nợ vay quá hạn tới hơn 7 triệu đồng.

Pháp luật lao động -

Một số vụ ngừng việc tập thể gần đây của người lao động đã đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp trong việc điều chỉnh tăng lương cho công nhân lao động và phải có sớm có thông báo rõ ràng, cụ thể để người lao động yên tâm làm việc…

Phóng sự điều tra -

Trong vụ án tranh chấp lao động mà công đoàn tham gia bảo vệ quyền lợi của người lao động tại Bà Rịa - Vũng Tàu, phiên tòa phúc thẩm ngày 19/6 tạm ngừng xét xử.

Phóng sự điều tra -

TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giữa ông Lưu Chí Hiếu và bị đơn là công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3; HĐXX nghị án kéo dài và dự kiến tuyên án vào ngày 19/6.

Phóng sự điều tra -

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh quyết định thanh tra đột xuất 7 doanh nghiệp; xác minh trực tiếp tại 17 doanh nghiệp thực hiện thuê lại lao động. Các doanh nghiệp, đơn vị đều vi phạm quy định pháp luật liên quan đến lao động trẻ em, dưới thành niên, tổng mức xử phạt trên 330 triệu đồng.

Pháp luật lao động -

Tháng 10/2023, Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng loạt bài về vụ án một người lao động khởi kiện công ty và thắng kiện, được bồi thường hơn 725 triệu đồng. Bị đơn là Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 đã kháng cáo và tòa phúc thẩm sẽ xét xử vào ngày 02/5/2024. Liên quan vụ việc này, PV có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Đồng Nai.