Tác động của đại dịch Covid-19 đến NLĐ, biện pháp hỗ trợ và một số khuyến nghị
Nghiên cứu - 21/06/2021 14:00 TS. Đào Thị Kim Biên - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Trao tặng quà cho công nhân Công ty TNHH Yesum Vina (Khu chế xuất Linh Trung 2) bị mất việc làm do dịch bệnh Covid-19. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN) |
Đại dịch Covid-19 tác động tới NLĐ
Trong 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên tính đến tháng 12/2020 bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 nêu trên, có tới 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên; khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng khá cao, lên tới 26,4%1.
Tỷ lệ thất nghiệp chung năm 2020 ước tính là 2,26%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,61%; khu vực nông thôn 1,59%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,48%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,51%; trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,68%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,93%2.
Đến nay thị trường lao động đang có dấu hiệu phục hồi, nhưng chưa thể về trạng thái của cùng kỳ năm trước. Một số ngành có so với cùng kỳ như chế biến, chế tạo (giảm 324,6 nghìn người); dịch vụ lưu trú và ăn uống (giảm 156,9 nghìn người); giáo dục và đào tạo (giảm 122,7 nghìn người); bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy (giảm 120 nghìn người).
Theo thống kê, có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, có tới 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn: phutho.gov.vn |
Thu nhập của NLĐ cũng giảm mạnh do tác động của dịch bệnh, lớn nhất là trong ngành du lịch và điện tử với gần 100% NLĐ bị giảm lương hoặc đã mất việc làm3. Đặc biệt, có tới 83% lao động nữ bị giảm lương hoặc mất việc làm; 87,9% người lao động di cư mất việc hoặc bị giảm lương.
Lần đầu tiên trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến về số người tham gia thị trường lao động và số người có việc làm. Các chỉ tiêu về tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức đều tăng cao trái ngược hẳn với xu thế giảm trong các năm gần đây.
Những biện pháp hỗ trợ đã được thực hiện
Với Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11/3/2020, Chính phủ đã điều chỉnh mục tiêu từ thực hiện “nhiệm vụ kép” sang ưu tiên bảo vệ tốt nhất sức khỏe và tính mạng của nhân dân, sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid-19. Các phương án hỗ trợ doanh nghiệp và NLĐ đã được đưa ra. Các Bộ, ngành, địa phương trong phạm vi và lĩnh vực quản lý của mình thực hiện rà soát ban hành theo thẩm quyền việc giảm phí, lệ phí đối với các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Bộ Y tế triển khai các chương trình khám, chữa bệnh rộng rãi, lập các bệnh viện dã chiến ở những nơi xác định là ổ dịch hoặc nguy cơ cao, thực hiện hỗ trợ đóng BHYT cho hộ gia đình có mức sống trung bình4,...
Nhiều phương án hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động đã được đưa ra. Các Bộ, ngành, địa phương trong phạm vi và lĩnh vực quản lý của mình thực hiện rà soát ban hành theo thẩm quyền việc giảm phí, lệ phí đối với các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN |
Ngân hàng Nhà nước đưa ra các biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giảm phí... đối với doanh nghiệp gặp khó khăn, trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250.000 tỷ đồng5. Bộ Tài chính trình Chính phủ việc kích thích tài khóa thông qua miễn, giảm thuế, phí, lệ phí cho các đối tượng bị ảnh hưởng, nâng gói hỗ trợ từ 30.000 tỷ đồng lên 150.000 tỷ đồng6. Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ việc cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí logistics hàng hải, hàng không, đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt7... Bộ Công thương trình Chính phủ biện pháp bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh và phương án tổ chức sản xuất, phân phối, lưu thông, cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, củng cố thị trường nội địa, hỗ trợ cho hoạt động bán lẻ,…, giảm giá điện 10% và khoảng 15.000 tỷ đồng8. Bộ LĐ-TB&XH chủ động xây dựng phương án tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với những doanh nghiệp có trên 50% NLĐ bị ảnh hưởng do tác động của dịch Covid-199. Từ giữa tháng 3/2020, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã hướng dẫn chi tiết và cụ thể về ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức đào tạo trực tuyến như học tập trực tuyến (e-learning), quản lý học tập trực tuyến (LMS - Learning Management System)… vừa là giải pháp trước mắt nhưng vừa là lợi ích lâu dài10. Rất nhiều gói hỗ trợ cho NLĐ và đảm bảo an sinh xã hội được đưa ra để hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, như hỗ trợ trực tiếp 1 triệu đồng/người/tháng cho NLĐ nghèo, NLĐ tự do không có hợp đồng, người mất việc hoặc không có việc làm; hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng cho một bộ phận đối tượng bảo trợ xã hội11.
Tổng hợp các chương trình hỗ trợ cho NLĐ bị ảnh hưởng bởi Covid-19
Hình thức hỗ trợ | NLĐ nghỉ việc không lương | NLĐ mất việc nhưng không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp | NLĐ tự do và không có hợp đồng lao động | NLĐ trong hộ kinh doanh cá thể | ||
Tiền mặt | 1,8 triệu đồng/tháng (Chính phủ) | 1 triệu đồng/tháng (Chính phủ) | 1 triệu đồng/tháng (Chính phủ) | 1 triệu đồng/tháng (Chính phủ) | ||
Trang bị bảo hộ (khẩu trang, nước khử trùng,…) | Tổng LĐLĐ Việt Nam, doanh nghiệp | Tổng LĐLĐ Việt Nam, doanh nghiệp | Hội phụ nữ, cá nhân tài trợ | |||
Thực phẩm và nhu yếu phẩm | Tổng LĐLĐ Việt Nam, Hội phụ nữ, cá nhân tài trợ | Tổng LĐLĐ Việt Nam, Hội phụ nữ, cá nhân tài trợ | Tổng LĐLĐ Việt Nam, Hội phụ nữ, cá nhân tài trợ | |||
Giảm giá nhà trọ | Tổng LĐLĐ Việt Nam, chính quyền địa phương | |||||
Đào tạo | Chính phủ, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, nhãn hàng | Chính phủ, tổ chức xã hội, doanhnghiệp, nhãn hàng | Hội phụ nữ, tổ chức xã hội, | Hội phụ nữ, tổ chức xã hội, |
Bài học từ khủng hoảng tài chính 2008 cho thấy sự hồi phục của NLĐ và doanh nghiệp phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
(i) Mạng lưới xã hội của NLĐ: Mạng lưới xã hội mạnh sẽ cho phép NLĐ được hỗ trợ nhanh chóng trong thời điểm khó khăn;
(ii) Luật lao động đầy đủ và thực thi tốt: Giảm rủi ro do NSDLĐ lợi dụng khủng hoảng để vi phạm quyền lao động;
(iii) Hệ thống bảo trợ xã hội hiệu quả sẽ làm giảm mức độ tổn thương của người nghèo;
(iv) Hướng các gói kích thích kinh tế vào các ngành thâm dụng lao động nữ.
Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh như hiện nay và sự ảnh hưởng nghiêm trọng, sâu sắc của dịch bệnh đến việc làm, thu nhập của NLĐ, cần tiếp tục có những giải pháp hữu hiệu trước mắt và lâu dài nhằm giảm tác động của khủng hoảng và hỗ trợ hơn nữa sự phục hồi của doanh nghiệp.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cần tiếp tục có những giải pháp hữu hiệu trước mắt và lâu dài nhằm giảm tác động của khủng hoảng và hỗ trợ hơn nữa sự phục hồi của doanh nghiệp. Ảnh: P.V |
Đề xuất một số giải pháp tiếp theo
Từ số liệu thống kê năm 2020 và quý I/2021 cho thấy, việc tham gia thị trường lao động và tạo thu nhập từ việc làm đối với NLĐ đang tất khó khăn. Dự báo ảnh hưởng của dịch tới đời sống và sản xuất vẫn rất khó lường trong thời gian tới. Để chủ động ứng phó, thích ứng với diễn biến của tình hình dịch, kiểm soát dịch vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh, theo chúng tôi, cần thực hiện đồng bộ các chính sách sau đây:
Một là, tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời nhằm kích thích nền kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng lao động. Những biện pháp này không chỉ giúp các doanh nghiệp và NLĐ thoát khỏi nguy cơ phá sản, mất việc và giảm thu nhập mà còn tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Hai là, tích cực triển khai các gói hỗ trợ đặc thù, đa dạng hóa các hình thức trợ cấp, mở rộng các chương trình đào tạo hướng nghiệp phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là lao động nữ, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động phi chính thức nhằm ổn định an sinh xã hội, tạo động lực cho NLĐ làm việc, góp sức vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.
Ba là, thị trường lao động Việt Nam hiện có tới 75% lao động không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Đây là hạn chế lớn của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch vẫn đang lan rộng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ. Chất lượng nguồn lao động chưa cao sẽ là rào cản ngăn cách cơ hội thích ứng và bắt kịp với các xu hướng công nghệ mới, các phương thức kinh doanh mới của thế giới. Vì vậy, Việt Nam cần tích cực đổi mới, triển khai các chính sách đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Tư vấn tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Ảnh: Hải Yến. |
Tài liệu tham khảo:
1. Tổng cục Thống kê (2019a), Thông cáo báo chí Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019. . Ngày đăng: 19/12/2019. Truy cập ngày 04/04/2021.
2, 3. //congthuong.vn/nganh-du-lich-viet-nam-bi-anh-huong-nhu-the-nao-vi-dich-covid-19-136255.html.
4.
5..
6..
7..
8..
9..
10, 11. .
Đà Nẵng: Ghi nhận 1 ca mắc Covid-19 tại KCN An Đồn Chiều 20/6, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết đã ghi nhận thêm 18 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ... |
Cấm chợ tự phát, người lao động lo lắng không thể mua nhu yếu phẩm Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid-19, TP.HCM đã nâng cao mức độ giãn cách. Chợ tự phát đã được yêu ... |
Điệu nhảy cổ vũ ở tâm dịch Bắc Giang của những người vận hành “Siêu thị 0 đồng” Giữa , nhiều người cảm thấy như được tiếp thêm động lực nhờ bài nhảy đáng yêu của ... |
Tin cùng chuyên mục
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 24/05/2024 18:18
Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.
Công đoàn - 22/05/2024 09:47
Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.