Sự bình an, ổn định của lao động là yếu tố cốt lõi của an dân trong phục hồi kinh tế
Người lao động - 15/02/2024 17:06 TS NGUYỄN ANH THƠ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHOA HỌC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Người lao động hạnh phúc, công đoàn vui |
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm tới một xã hội trong đó mọi người không chỉ có cơm ăn, áo mặc mà còn phải được học hành, chữa bệnh; một xã hội có quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, hay nói cách khác, đó là một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Người không chỉ quan tâm đến mức sống mà còn quan tâm tới chất lượng cuộc sống, trong đó lấy giá trị nhân văn làm nền tảng. Đó là một xã hội phát triển và phát triển bền vững, đạt tới mục tiêu tự do, hạnh phúc cho con người.
Phục hồi kinh tế, xã hội sau đại dịch và những bất ổn địa chính trị
Cao điểm phòng, chống dịch Covid - 19 đã đi qua nhưng những tác động, hệ lụy của dịch bệnh vẫn còn dai dẳng, kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực lao động, việc làm, an toàn, sức khỏe người lao động (NLĐ). Dịch bệnh đã làm hưởng rất lớn đến thị trường lao động, qua đó làm ảnh hưởng đến đời sống của NLĐ bị mất việc làm và những người sống phụ thuộc vào họ. Dịch bệnh cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn, sức khỏe của lực lượng lao động, trong đó có vấn đề sức khỏe tinh thần, vấn đề mà lâu nay, xã hội chưa sẵn sàng đề cập.
Dịch bệnh đã làm ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động cũng như nhiều ngành nghề lao động. Ảnh: Trần Lưu |
Các nghiên cứu, khảo sát, đánh giá dù chưa tường tận, đầy đủ, vẫn cho thấy khoảng 15% dân số có vấn đề về sức khỏe tâm thần; khoảng 1% mắc các triệu chứng lo âu, trầm cảm, rối loại cảm xúc và trong 5 năm qua, có gần 6.000 người chết vì tai nạn lao động (TNLĐ), gần 50.000 trường hợp bị TNLĐ và hàng chục nghìn người mắc bệnh nghề nghiệp (BNN). Nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, chết nhiều người vẫn xảy ra, trong khi đã xuất hiện những nơi làm việc có hàng trăm người bị BNN, có nhiều người chết, với mức độ hầu hết NLĐ trực tiếp tiếp xúc với yếu tố có hại để mắc BNN; đã góp thêm một tiếng chuông trong hồi chuông cảnh báo TNLĐ, BNN trong sản xuất ở Việt Nam.
Đây là vấn đề xã hội rất lớn, Đảng, Quốc hội, Chính phủ cần có biện pháp hiệu quả hơn để xử lý nhằm vừa phục hồi sản xuất, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho NLĐ, vừa phòng ngừa được TNLĐ, BNN, duy trì và phát triển nguồn nhân lực khỏe mạnh, chất lượng của đất nước. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn và không chỉ vậy, đó còn là tình cảm, trách nhiệm của tổ chức với đoàn viên, NLĐ của mình.
Gần đây, có nhiều dự báo cho rằng Việt Nam là tâm điểm tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á với độ mở kinh tế cao, kinh tế vĩ mô ổn định, vị trí địa chiến lược, có nhiều hiệp định thương mại tự do FTAs; đặc biệt, đã nâng cấp quan hệ với các đối tác lớn như Mỹ, Nhật... Động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 2024 tiếp tục là sự cải thiện của công nghiệp khi xuất khẩu hồi phục và tăng trưởng dương trở lại.
Vừa phục hồi sản xuất, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho NLĐ, vừa phòng ngừa được TNLĐ, BNN, duy trì và phát triển nguồn nhân lực khỏe mạnh, chất lượng của đất nước cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn. Ảnh: Đỗ Thiệm |
Trong nền kinh tế thị trường, tăng trưởng kinh tế giảm sẽ kéo theo tỉ lệ thất nghiệp tăng và lạm phát cũng tăng theo và ngược lại. Hiện nay Việt Nam đã tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, việc ký kết các hiệp định thương mại đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho NLĐ, nhưng đi kèm là không ít thách thức, nhất là tỉ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng.
Điều này Chính phủ đã lường trước và đã có những quyết sách mang tính vĩ mô và cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng thất nghiệp của NLĐ và những tác động trực tiếp hay gián tiếp của thất nghiệp lên kinh tế xã hội tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm.
Những định hướng, quyết sách đảm bảo an sinh xã hội và phục hồi kinh tế
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 2024 được dự báo tiếp tục dương trở lại. Tiếp theo đó là đầu tư công, du lịch và tiêu dùng nội địa hồi phục. Điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam vẫn sẽ là du lịch, FDI và đầu tư công. Kinh tế chạm đáy vào quý I/2023 và dần hồi phục nhẹ trong nửa sau của năm 2023. Chúng ta thấy xuất khẩu bắt đầu tăng dần từ tháng 9/2023. Tôi tin rằng, xuất khẩu sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2024 và kinh tế sẽ hồi phục mạnh mẽ. Có thể nói, trong khó khăn Chính phủ đã thực hiện các chính sách cực kỳ hiệu quả và linh hoạt.
Thời gian tới, hòa bình, hợp tác, liên kết và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn sẽ diễn ra phức tạp, gay gắt hơn; cục diện đa cực, đa trung tâm ngày càng rõ nét; nguy cơ xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo; đối đầu giữa các quốc gia tạo thách thức rất lớn đối với nước ta. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục phát triển nhưng gặp nhiều trở ngại, thách thức. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị toàn cầu, cách thức hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống xã hội toàn thế giới. Hậu quả của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế thế giới, đời sống, việc làm của NLĐ còn kéo dài.
TS Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn, vệ sinh lao động. Ảnh: Văn Quân |
Trong nước, Đảng và Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo tiếp tục được hoàn thiện; công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Quan hệ lao động được xây dựng theo định hướng hài hòa, ổn định và tiến bộ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước.
Mô hình tăng trưởng kinh tế sẽ thay đổi mạnh mẽ, nền kinh tế được cơ cấu lại với định hướng xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế số, trong đó kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng. Tuy nhiên, nền kinh tế còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đồng thời chịu tác động tiêu cực từ kinh tế thế giới, các vấn đề xung đột toàn cầu. Xu hướng già hóa dân số và mất cân bằng giới tính khi sinh, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa tăng nhanh; đặc biệt biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… ngày càng tác động mạnh đến sự phát triển của đất nước.
Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số và trí tuệ nhân tạo phát triển nhanh, đột phá, tác động sâu rộng và đa chiều, tạo sự thay đổi lớn về lao động, việc làm và quan hệ lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, việc làm, thu nhập của NLĐ, làm thay đổi môi trường hoạt động, đối tượng tập hợp và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội, xã hội nghề nghiệp, trong đó có công đoàn.
Chuyển đổi kỹ thuật số là yếu tố thay đổi cuộc chơi. Các hình thức việc làm mới dẫn đến sự gia tăng lao động tự do, lao động không thường xuyên, dẫn đến "Việc làm tiêu chuẩn", loại việc làm đảm bảo an toàn với các tiêu chuẩn quản lý môi trường, ATVSLĐ trong không gian của doanh nghiệp sẽ giảm. Với các hợp đồng phụ, NLĐ có khả năng không được đảm bảo theo các quy định về ATVSLĐ. Thế giới kỹ thuật số tác động đến mọi loại hình công việc. Điều này cho thấy cả rủi ro và cơ hội cho một thế giới việc làm vì an toàn, sức khỏe và hạnh phúc cho NLĐ.
Mô hình tăng trưởng kinh tế sẽ thay đổi mạnh mẽ, nền kinh tế được cơ cấu lại với định hướng xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế số, trong đó kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng. Ảnh: Danh Lam |
Việt Nam, với quy mô nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh, đặc biệt là một số ngành có nguy cơ, rủi ro cao về TNLĐ, BNN như xây lắp, cơ khí, điện, chế tạo, khai thác và chế biến lâm, thủy sản. Đồng thời, lực lượng lao động tăng nhanh cùng với sự chuyển dịch một lượng lớn lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ với trình độ tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp.
Cường độ lao động ngày càng cao do mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia nhiều Hiệp định Thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về Hệ thống quản lý ATVSLĐ, đặt ra các yêu cầu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc đảm bảo ATVSLĐ. Vấn đề ATVSLĐ, điều kiện lao động cũng đang trở thành một trong những hàng rào kỹ thuật trong thương mại do các chuẩn mực về lao động như ATVSLĐ được quốc tế hóa ở cấp độ cao hơn.
Năm 2023, Chính phủ xác định là "Năm Dữ liệu số Việt Nam" nên các bộ, ngành liên quan đang hoàn chỉnh dữ liệu thống kê về tình trạng thất nghiệp hiện nay; kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất bổ sung các chính sách lao động, việc làm mang tính khả thi, phù hợp. Các chuyên gia, nhà quản lý đều cho rằng cần có giải pháp đột phá trong tập trung nguồn lực để giải quyết nhu cầu ăn ở, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và nhu cầu học tập cho cán bộ, CNVCLĐ. Tập trung làm tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội, lao động, việc làm, cải thiện đời sống người dân nên thành lập Quỹ An sinh xã hội để hỗ trợ NLĐ, góp phần giảm tải, áp lực cho các quỹ an sinh truyền thống khác như các quỹ về bảo hiểm.
Đang có một đòi hỏi cấp thiết những hành động cương quyết của tất cả các cấp trong việc phải tăng cường quản trị an toàn, để đánh giá mức độ rủi ro, nguy cơ mất an toàn, cháy nổ từ nhiều yếu tố, từ tự nhiên đến con người, qua đó điều chỉnh kịp thời các tiêu chuẩn, quy chuẩn và đặc biệt là bổ sung các biện pháp an toàn phù hợp, đảm bảo sản xuất an toàn, ổn định, bền vững trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế.
Nơi nào người dân được an tâm, đó là nơi chúng ta cần nhân rộng. Phải an sinh tốt thì mới an dân. Khi đã an dân, chúng ta mới tạo ra được sức mạnh to lớn của sự đoàn kết, để kiến tạo, phát triển, xây dựng xã hội văn minh, đất nước phồn vinh, thịnh vượng!
Chăm lo người lao động không chỉ là trách nhiệm của tổ chức Công đoàn Muốn giải quyết căn cơ các vấn đề của người lao động (NLĐ), chăm lo tốt cho NLĐ cần huy động được sự vào cuộc ... |
Đặt người lao động ở vị trí trung tâm của các hoạt động Đặt người lao động (NLĐ) ở vị trí trung tâm của các hoạt động, Công đoàn các Khu kinh tế (KKT) tỉnh Hà Tĩnh đã ... |
Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động “Kinh tế xanh” (Green Economy) là khái niệm đối lập với kinh tế nâu. “Xanh” ở đây mang nghĩa là tốt cho môi trường và ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 25/09/2024 16:46
Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và hưởng các phụ cấp khác, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm.
Đời sống - 25/09/2024 12:45
Hôm qua (25/9), các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa tin về cuộc chia tay giữa lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả bão số 3 với cấp ủy, chính quyền, nhân dân làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã cho thấy giá trị cao đẹp của tình quân dân cá nước và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ thời bình.
Người lao động - 24/09/2024 12:56
Thời gian gần đây, giá vàng nhẫn liên tục lập đỉnh, lần đầu vượt mốc 81 triệu đồng/lượng. Với mức tăng này, liệu mức thu nhập của công nhân, người lao động có đủ khả năng để mua?
Người lao động - 23/09/2024 20:57
Ít nhất 2 ngôi làng với 211 nhân khẩu ở hai huyện Nam Trà My, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam phải di dời khẩn cấp khỏi vùng sạt lở. Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo xử lý tình trạng sạt lở, sớm ổn định đời sống người dân.
Người lao động - 23/09/2024 15:59
Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
Đời sống - 23/09/2024 15:57
Đồng bào ở trong và ngoài nước đang hướng về Làng Nủ, sẻ chia mất mát với những người còn sống...