Sống chung, an toàn với dịch bệnh
An toàn, vệ sinh lao động - 06/01/2022 14:13 TS. Vũ Văn Thú - Trường Đại học Công đoàn
Kiểm tra hoạt động sản xuất và công tác phòng, chống dịch tại Công ty cổ phần May xuất khẩu Hà Phong (Hiệp Hòa - Bắc Giang). |
Nguy cơ vẫn ở phía trước
Qua hơn 2 tháng thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, tình hình dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát; chính quyền các cấp, sở ban ngành từ Trung ương tới địa phương, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp đã có chuyển biến tích cực trong việc chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống dịch. Tuy nhiên các biện pháp phòng, chống dịch vẫn chưa thực hiện được một cách đồng bộ, vẫn còn một số tồn tại về việc hướng dẫn chuyên môn của một số địa phương.
Thời gian cách ly F1, việc tổ chức xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm, một số nơi còn lúng túng; còn chủ quan trong tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch... Bên cạnh đó, biến chủng mới vi-rút SARS-CoV-2 là Omicron được phát hiện tại Nam Phi đã lan rộng trên phạm vi toàn cầu, nguy cơ xâm nhập nước ta là rất lớn khi tần suất các chuyến bay quốc tế về Việt Nam ngày càng tăng. Biến chủng Omicron có đến 60 đột biến so với biến thể Vũ Hán ban đầu: 50 đột biến không mã hóa, 8 đột biến đồng nghĩa và 2 đột biến không mã hóa. Quan trọng là 32 đột biến về protein gai S, là yếu tố kháng nguyên chính của các loại vắc xin. Nhiều đột biến trong số đó đã không được quan sát thấy ở các chủng khác. Vì quá nhiều đột biến, các chuyên gia dịch tễ, lâm sàng rất lo ngại rằng Omicron có thể lây lan nhanh, trốn né miễn dịch và khả năng kháng vắc xin. Ngay từ đầu, WHO đánh giá Omicron là biến chủng "đáng lo ngại".
Trong quá trình chuyển trạng thái từ “zero Covid” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19” theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, các hoạt động xã hội, sản xuất, kinh doanh đang từng bước được khôi phục. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được phép hoạt động bán mang đi, nhưng vẫn còn rất đông các shipper tập trung tại chỗ mua hàng không đảm bảo khoảng cách, hay vô tư ăn uống trong các hàng quán. Một số chuyên gia cho rằng, khi thay đổi chiến lược từ “zero Covid” sang sống chung an toàn với Covid-19 thì việc tăng số ca bệnh là điều dễ hiểu. Nhiều trường hợp nhiễm vi-rút không có triệu chứng, vì thế trong tiếp xúc hằng ngày rất khó để biết được liệu người đối diện hay bản thân mình có mang mầm bệnh hay không. Bên cạnh đó, nguy cơ lây nhiễm cũng gia tăng khi những hoạt động tập trung đông người như liên hoan, đám tang, đám cưới... được tổ chức. Dịch vẫn diễn biến phức tạp nhưng người dân xuất hiện tâm lý chủ quan, không áp dụng biện pháp 5K... nên dịch bệnh rất dễ lây lan, tái bùng phát.
Cán bộ, công nhân viên, người lao động, khách hàng đến Công ty Famous Việt Nam (KCN Thụy Vân, Phú Thọ) đều phải thực hiện quét mã QR theo quy định. |
Tết Nguyên đán Nhâm Dần đang cận kề, nhiều người lao động từ nước ngoài và các tỉnh có nhu cầu trở về các địa phương; ngoài ra, tình hình nhập cảnh trái phép qua các “đường mòn, lối mở” để trốn tránh cách ly theo quy định là rất lớn và rất khó kiểm soát. Đây cũng là những nguy cơ rất lớn gây lây nhiễm Covid-19 ra cộng đồng.
Đảm bảo an toàn trong đời sống và sản xuất
Để thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng, chống dịch, vừa sản xuất kinh doanh là vấn đề cấp bách và cũng đầy khó khăn. Các địa phương, đơn vị, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ cần tập trung thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:
Các địa phương căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh thực hiện đánh giá, cập nhật cấp độ dịch trên Cổng thông tin điện tử của địa phương và Bộ Y tế để có các biện pháp tăng cường đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn (theo quy định tại ngày 11/10/2021 của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP). Các địa phương cần tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chiến lược xuyên suốt từ ban đầu: "Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng dập dịch, điều trị hiệu quả".
Các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể cần quan tâm tập trung tuyên truyền về . Sống chung với Covid-19 hoàn toàn không có nghĩa là sống chung với đại dịch. Sống chung với Covid-19 chỉ có nghĩa là giảm thiểu tác hại của dịch bệnh. Để sống chung với Covid-19 cũng cần phải trang bị cho người lao động hiểu biết chính xác, khách quan, khoa học về Covid-19 và cách thức phòng chống theo nguyên tắc “5K + vắc xin, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức của người lao động và các biện pháp khác”. Trong đó, ý thức trách nhiệm của người lao động là yếu tố quyết định; phát huy vai trò người lao động là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch. Chính sự hiểu biết sẽ làm gia tăng sức đề kháng bệnh dịch của toàn bộ hệ thống xã hội.
Nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện tốt thông điệp 5K. Đó là: 1). Mang khẩu trang khi ra đường hoặc tại các nơi công cộng; 2). Khử khuẩn tốt nơi ở, nơi làm việc và thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hay xà phòng; 3). Không tụ tập đông người khi chưa thật sự cần thiết; 4). Giữ khoảng cách tối thiểu 2 m tại những nơi đông người để bảo đảm không lây lan mầm bệnh; 5). Khai báo y tế khi về từ nước ngoài hoặc từ vùng dịch. Sử dụng mã khai báo QR tại các chốt kiểm soát và cài đặt các ứng dụng về Covid-19. Khi có thông báo tiêm vắc xin cần đăng ký và chủ động tiêm chủng.
Lực lượng Quân y tại Trạm Y tế lưu động số 1 (phường 6, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) mang các đồ dùng cần thiết để điều trị cho F0 tại nhà. |
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở cần xét nghiệm tầm soát Covid-19 ngẫu nhiên cho người lao động có nguy cơ lây nhiễm cao, các trường hợp có một trong các triệu chứng như sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, khó thở, mất vị giác và khứu giác, để phát hiện sớm các ca bệnh nhiễm Covid-19. Đẩy mạnh công tác tiêm chủng để bao phủ vắc xin phòng Covid-19; ưu tiên người từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp.
Tăng cường hệ thống y tế, trong đó chú trọng y tế cơ sở, nhằm nâng cao năng lực ứng phó trong điều trị khi tình huống có ca bệnh tăng cao, trong đó có ca bệnh mang biến chủng Omicron. Duy trì, thực hiện tốt quy trình ứng phó, khắc phục khi có người lao động nhiễm vi-rút. Doanh nghiệp cần có những quy định cụ thể trong trường hợp người lao động bị ốm hoặc tiếp xúc gần với người có liên quan đến Covid-19. Khi người lao động xét nghiệm dương tính với Covid-19, người sử dụng lao động phải ngay lập tức báo cáo cho các cơ quan chức năng để có các biện pháp y tế phù hợp.
Trong phòng, chống dịch phải lấy phòng dịch là cơ bản, lâu dài. Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch, trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt an toàn. Các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 phải được thực hiện dứt khoát, kịp thời, quyết liệt; đảm bảo hài hòa giữa các biện pháp kỹ thuật, chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế - xã hội.
Công nhân Công ty TNHH Juki - KCX Tân Thuận (TP. Hồ Chí Minh) luôn được làm việc trong môi trường bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. |
“Sống chung với dịch bệnh” Sau gần hai năm xuất hiện và “tác oai, tác quái”, dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều quốc gia kiệt quệ. Cùng với biến chủng Omicron, ... |
Bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người lao động trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 Kể từ những ngày đầu bùng phát dịch Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức đã đưa ra nhiều khuyến ... |
Tăng cường các biện pháp ứng phó với dịch bệnh, đảm bảo sản xuất kinh doanh Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (KCN) của tỉnh Vĩnh Phúc đầu năm 2021 vẫn tăng trưởng ... |
Tin cùng chuyên mục
An toàn, vệ sinh lao động - 06/09/2024 19:30
Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
An toàn, vệ sinh lao động - 01/09/2024 17:53
Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 16:35
Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 07:16
Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.
An toàn, vệ sinh lao động - 16/08/2024 06:00
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.