Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội nói gì về vụ tranh chấp lao động tại Công ty Megacon?
Phóng sự điều tra - 07/09/2022 12:27 Ý YÊN
Trước đó, Tạp chí có bài viết phản ánh việc chị Ng. Th. Th. H. - Trưởng Phòng Hành chính nhân sự (dù hợp đồng lao động (HĐLĐ) còn thời hạn). Chị H. yêu cầu phía Công ty bồi thường do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật nhưng không được đáp ứng.
Sau đó, Công ty này bất ngờ ra quyết định điều chuyển chị H. tới làm việc tại một công trình xây dựng ở tỉnh Thái Nguyên. Chị H. cho rằng Công ty đang gây khó nên không đồng ý với quyết định điều chuyển, sau đó có đến Công ty yêu cầu giải quyết nhưng không được vào văn phòng.
Điều đáng nói, tháng 6 và những ngày đi làm thực tế của tháng 7/2022 khiến cuộc sống của chị H. bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vụ tranh chấp lao động xảy ra tại Công ty Megacon từ tháng 7/2022 - Ảnh: NVCC |
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn tại buổi làm việc chiều 5/9/2022, ông Trần Bình Minh, chuyên viên Thanh tra Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội cho biết: “Đối với các bất đồng trong quan hệ lao động, cần phải xác định trình tự thủ tục pháp lý để tiến hành xử lý theo thẩm quyền. Liên quan bất đồng trong quan hệ lao động, hiện nay có 2 biện pháp pháp lý: Thứ nhất là người lao động khiếu nại, thứ hai là yêu cầu giải quyết tranh chấp”.
Theo ông Minh, Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định chủ sử dụng lao động là người phải giải quyết khiếu nại lần đầu. Sau khi giải quyết khiếu nại lần đầu mà người lao động không đồng ý hoặc quá thời hạn nhưng chủ sử dụng lao động không giải quyết thì người lao động có quyền lựa chọn biện pháp pháp lý tiếp theo là khiếu nại đến Chánh thanh tra Sở LĐ-TB&XH nơi doanh nghiệp đóng trụ sở hoặc có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án. “Đây là biện pháp pháp lý kín kẽ, đảm bảo quyền cho người lao động”, ông Minh nói.
Sau khi xem quyết định điều chuyển chị H. tới làm việc tại công trình xây dựng ở tỉnh Thái Nguyên mà Giám đốc Công ty Megacon ký ngày 15/7/2022, đại diện Thanh tra Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội cho biết, phía doanh nghiệp đã “đánh đồng khái niệm”. Theo lý giải của ông Minh, trong luật chỉ cho phép người sử dụng lao động điều chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động và phải tuân thủ quy định về thời gian điều chuyển.
Ông Minh nhấn mạnh: “Vị trí làm việc gắn liền với cơ cấu tổ chức của đơn vị và không gian làm việc cụ thể. Chị H. được tuyển vào Công ty giữ vị trí Trưởng Phòng Hành chính nhân sự, gắn với văn phòng làm việc của Công ty. Quyết định điều chuyển này làm thay đổi không gian làm việc của chị H. mà không nói gì về nội dung công việc. Nhưng không gian thay đổi, đương nhiên vị trí công tác cũng thay đổi”.
giải thích quyết định điều chuyển nhân sự căn cứ theo HĐLĐ đã ký kết với chị H. về địa điểm làm việc “tại văn phòng Công ty hoặc các địa điểm khác theo vị trí của Dự án và bố trí điều động của Công ty”, đại diện Thanh tra Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội dẫn quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về địa điểm làm việc, cụ thể: "Địa điểm làm việc của người lao động: Địa điểm, phạm vi người lao động làm công việc theo thoả thuận; trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó".
Như vậy, người lao động và người sử dụng lao động có quyền thoả thuận về địa điểm làm việc. Trường hợp do tính chất công việc phải làm ở nhiều địa điểm khác nhau thì các bên cần thoả thuận rõ trong HĐLĐ và ghi đầy đủ các địa điểm đó. Tuy nhiên, trong HĐLĐ của chị H. với Giám đốc Công ty Megacon không thể hiện các địa điểm làm việc thường xuyên.
Trên thực tế, từ khi làm việc tại Công ty Megacon đến khi xảy ra tranh chấp lao động, chị H. chỉ làm việc ở một địa điểm duy nhất - tại văn phòng Công ty: Tầng 12, Tòa nhà Icon4, số 243A Đê La Thành, Hà Nội.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, chuyên viên Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ TP Hà Nội dẫn quy định tại Điều 29 Bộ Luật Lao động 2019, người sử dụng lao động chỉ được phép tạm chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trong trường hợp công ty đang gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các sự cố về điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất kinh doanh. Ông Ngọc đánh giá, quyết định điều chuyển nhân sự của Công ty Megacon không tuân thủ thời gian báo trước (ít nhất 3 ngày làm việc), không thể hiện công việc phải làm và thời gian điều chuyển bao lâu. Chưa kể công việc đó có phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động hay không? |
Công ty CP Xây dựng Công nghiệp Megacon: Một nữ trưởng phòng bất ngờ bị... "cấm cửa" Chị H. phản ánh mặc dù luôn hoàn thành nhiệm vụ và hợp đồng lao động (HĐLĐ) vẫn còn thời hạn nhưng bất ngờ bị ... |
Vụ nữ trưởng phòng bị “cấm cửa”: Công đoàn vào cuộc hỗ trợ người lao động Sau khi nhận được đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lao động của chị Ng.Th.Th.H. - từng là Trưởng phòng Hành chính nhân sự ... |
Vụ nữ trưởng phòng bị “cấm cửa”: Công ty Megacon trả lương cho NLĐ với điều kiện... Chị Ng. Th. Th. H. đang bị Công ty CP Xây dựng công nghiệp Megacon (Công ty Megacon) nợ 1,5 tháng lương. Chị H. đã ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 06/09/2024 15:09
Trước thực trạng khách hàng mất tiền oan và nguy cơ hiện hữu hóa thành “con nợ” của ngân hàng từ những chiếc thẻ ngân hàng không sử dụng, thậm chí thiếu thông tin tư vấn minh bạch, nữ công nhân ở Hải Dương gánh khoản nợ hơn 7,5 triệu đồng từ chiếc thẻ tín dụng được tặng mà chị không sử dụng trong 9 năm, luật sư Lương Minh Tuấn, Công ty Luật TNHH Năng & Partner, đã có những chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn. Cùng với đó đồng chí Hà Sỹ Đồng, Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cũng nêu lên một số ý kiến chung quanh vấn đề này.
Phóng sự điều tra - 04/09/2024 17:07
Đó là một trong những ý kiến của bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Chi hội Thẻ ngân hàng Việt Nam (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) về quy trình quản lý, phát hành thẻ ngân hàng của các ngân hàng thương mại hiện nay. Quan điểm này cũng được đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) nêu lên trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh vấn đề phát hành, quản lý, vận hành thẻ ngân hàng hiện nay.
Pháp luật lao động - 03/09/2024 16:24
Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.
Pháp luật lao động - 01/09/2024 07:31
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi , có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.
Pháp luật lao động - 31/08/2024 08:42
Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.
Phóng sự điều tra - 30/08/2024 07:26
Đường link “//mydb.mynature.site/...” đang bịa đặt ra một câu chuyện gây sốc liên quan tới bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) để quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo – vốn là một thực phẩm chức năng nhưng được thổi phồng như “thần dược” làm sạch mạch, giúp “tránh 100% nhiều bệnh tật và cái chết đau đớn do mạch bị ô nhiễm gây ra…”.