|
Sẽ có tuyên bố chung về ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 cho thuyền viên |
Trước tình hình đại dịch Covid-19, Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) kiến nghị Chính phủ các nước thành viên có chính sách đưa và nhân sự hàng hải vào danh sách ưu tiên tiêm vaccine Covid-19. |
Thuyền viên là đối tượng có cao và lây lan dịch bệnh lớn nhất khi bị nhiễm Covid-19, do đặc thù công việc. Trước tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Phó Tổng Thư ký Ban Thư ký IMO Việt Nam đã có thư về sáng kiến tạo điều kiện thuận lợi và an toàn tuyệt đối cho thuyền viên. Cụ thể, Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị Tổng Thư ký IMO nghiên cứu, thảo luận và đưa ra quy định thuyền viên (không kể quốc tịch) được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19. Trong thư, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Xuân Sang gửi ông Kitack Lim - Tổng Thư ký IMO, khẳng định: “Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với thông điệp của Tổng Thư ký dành cho thuyền viên trong đại dịch Covid-19. Cụ thể, chỉ định thuyền viên và nhân sự hàng hải (không chỉ áp dụng đối với riêng công dân của quốc gia) là nhân sự chủ chốt cung cấp dịch vụ thiết yếu”. |
Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị đưa các thuyền viên và nhân sự hàng hải vào . Ảnh: TTXVN |
Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Xuân Sang, trước diễn biến phức tạp của đại dịch như hiện nay, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thuyền viên và nhân sự hàng hải, nhân sự chủ chốt quốc gia, nhằm duy trì tính liên tục của chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đề nghị Tổng Thư ký một số đề xuất. Đó là Chính phủ các nước thành viên nên có chính sách đưa thuyền viên và nhân sự hàng hải của quốc gia mình vào danh sách ưu tiên được tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ; Chính phủ các nước thành viên nên có chính sách dành cho tất cả các thuyền viên và nhân sự hàng hải nước ngoài trên bất kỳ tàu thuyền nào cập cảng khu vực quản lý của các quốc gia đó, mà chưa được tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ, được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 tại thời điểm tàu thuyền cập cảng. |
chiến lược phối hợp tiêm chủng |
Đồng thuận với đề xuất nêu trên, Tổng Thư ký IMO đã có thư trả lời, đề nghị ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Phó Tổng Thư ký Thường trực Ban Thư ký IMO Việt Nam đưa đề xuất trên ra thảo luận chi tiết tại phiên họp thứ 103 của Ủy ban An toàn hàng hải thuộc IMO sắp tới, dự kiến bắt đầu từ ngày 05/5/2021. Ông Kitack Lim cho biết: “IMO đang phối hợp với các cơ quan liên quan của Liên Hợp Quốc, như Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kêu gọi các Chính phủ ưu tiên các thuyền viên của quốc gia mình trong chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển an toàn qua biên giới... Một Tuyên bố chung đang được xây dựng bởi các cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc và dự kiến sẽ được ban hành trong thời gian sắp tới.” Ngoài ra, IMO sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc thảo luận với các quốc gia thành viên IMO, đại diện của ngành Hàng hải, các cơ quan của Liên Hợp Quốc và các bên liên quan khác để thảo luận về chiến lược phối hợp tiêm chủng. |
Nội dung thư phản hồi của Tổng Thư ký IMO. Ảnh: IMO |
Thuyền viên là đối tượng có khả năng dễ lây nhiễm Covid-19. Ảnh: Đ.N |
Trước đó, trong tháng 2/2021, các doanh nghiệp, hiệp hội vận tải biển cũng đồng loạt kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cấp ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 cho thuyền viên hoạt động trên những con tàu vận chuyển hàng hóa. Lý giải về vấn đề này, theo các doanh nghiệp, hiệp hội vận tải biển, dù đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn thế giới và hiện gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế nhưng hàng vạn thuyền viên Việt Nam vẫn đang tiếp tục khắc phục khó khăn, vận hành tàu biển và duy trì sự lưu thông của hàng hóa. Bên cạnh đó, đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển, lãnh đạo Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cho biết, từ thời điểm đầu dịch Covid-19 bùng phát đến nay, hoạt động cứu nạn trên biển vẫn phải duy trì 24/24. Bất cứ khi nào nhận được tin báo nạn và lệnh điều động, thuyền viên tàu cứu nạn đều lên đường làm nhiệm vụ. Nhưng trong những thời điểm dịch diễn biến phức tạp, hoạt động tìm kiếm cứu nạn gặp phải những khó khăn nhất định với nguy cơ lây nhiễm cao, đặc biệt trong những vụ cứu nạn phương tiện có yếu tố nước ngoài.
|
Hoạt động tìm kiếm cứu nạn gặp phải những khó khăn nhất định với nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao. Ảnh: HD |