Sản xuất vật liệu xây dựng cần lưu ý bảo hộ để tránh bệnh hô hấp nghề nghiệp |
Trong quá trình sản xuất vật liệu xây dựng, người lao động thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, chất thải nguy hại… tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp về phổi và da. |
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người lao động thường xuyên tiếp xúc với bụi trong môi trường làm việc như khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng... sẽ có nguy cơ cao mắc một số bệnh về đường mà y học gọi là bệnh hô hấp nghề nghiệp. Theo Bộ Y tế, bệnh hô hấp nghề nghiệp là hậu quả của sự phơi nhiễm với bụi, hạt trên cơ địa người có nhạy cảm trong quá trình sản xuất. Bụi có thể là bụi vô cơ như , bụi phổi amiăng... Chính bụi hô hấp là thực sự gây nên các tổn thương đường hô hấp. Nhìn chung, các bệnh hô hấp nghề nghiệp có đặc điểm diễn tiến âm thầm, sau nhiều năm mới bộc lộ triệu chứng. Các triệu chứng thường gặp là ho, khó thở, cảm giác đau tức ngực. Bệnh nhân nặng có thể ho ra máu, khó thở thường xuyên, thể trạng , thậm chí gây tử vong. Những bệnh này thường khó chữa, không hồi phục hoàn toàn và có thể làm mất khả năng lao động. Do đó, việc phòng ngừa, phát hiện sớm để kịp thời can thiệp là rất quan trọng. |
Làm việc trong môi trường bụi, đá, xi măng... có thể bị nhiễm bụi, gây ảnh hưởng đến chức năng của phổi. |
Qua tìm hiểu được biết, để sản xuất ra các sản phẩm bê tông xây dựng cần có nguyên liệu đầu vào. Trong đó, xi măng là một thành phần không thể thiếu bên cạnh các loại nguyên liệu khác như đá, sỏi, nước, cát…. Theo quan sát của PV Cuộc sống an toàn (Tạp chí Lao động và Công đoàn) tại một đơn vị sản xuất bê tông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khi các loại máy móc hoạt động, thường tạo ra một lượng bụi phát sinh ở tất cả các công đoạn. Nếu người lao động không được trang bị đồ bảo hộ thì sẽ hít phải các hạt bụi li ti chứa nhiều chất có hại cho sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp. Anh Nguyễn Vũ (39 tuổi, quê Long An) chia sẻ: “Do tính chất công việc, hằng ngày tôi phải trực vận hành nên tiếp xúc với bụi xi măng rất nhiều. Thời gian gần đây, tôi xuất hiện tình trạng ho, khó thở, đi khám bệnh nhiều nơi nhưng không đỡ. Tôi đọc trên mạng thấy nói đến bệnh viêm phổi nghề nghiệp nên rất lo lắng, không biết mình có bị mắc không. Làm cách nào để trị dứt điểm chứ ho mãi thế này rất ảnh hưởng cuộc sống". |
Doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng cần trang bị cho công nhân đồ bảo hộ lao động để tránh bụi. |
Cũng theo thông tin từ Bộ Y tế, người lao động có khả năng mắc bệnh phổi nghề nghiệp nếu công tác an toàn, vệ sinh lao động tại nơi sản xuất không tốt. Ví dụ như dây chuyền công nghệ lạc hậu dễ phát tán bụi, hóa chất; người lao động không đeo khẩu trang hoặc đeo khẩu trang không đúng cách, loại khẩu trang không có tác động ngăn bụi hô hấp và hóa chất. Các chuyên gia nhấn mạnh, bệnh phổi nghề nghiệp là bệnh khó chữa, thậm chí một số bệnh khi mắc không thể chữa khỏi được như bệnh bụi phổi amiăng, bệnh bụi phổi sillic. Bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn ngay cả khi ngừng tiếp xúc với bụi. Để phòng tránh được bệnh này cần phải đeo khẩu trang thường xuyên trong suốt quá trình lao động, sử dụng khẩu trang đúng cách. Trong cơ thể người, phổi là cơ quan hứng chịu nhiều nhất những chất ô nhiễm từ môi trường. |
Đồng thời, người lao động phải được hướng dẫn kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động. Về phía chủ doanh nghiệp, cần cải tạo điều kiện làm việc để giảm phát tán bụi trong môi trường và mua khẩu trang đúng chủng loại có thể ngăn được bụi hô hấp (bụi kích thước nhỏ hơn 5 micromet) cho công nhân. Đặc biệt là có chế tài bắt buộc công nhân đeo khẩu trang trong suốt quá trình lao động. Người công nhân cũng nên tự ý thức bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình, phải cập nhật kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động để có thể biết được các yếu tố tác hại trong môi trường lao động, các nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp; tai nạn lao động. Bệnh hô hấp nghề nghiệp có thể phòng tránh một cách hiệu quả nếu người lao động tuân thủ đúng các nguyên tắc an toàn, vệ sinh lao động. Để nâng cao hiểu biết cho người lao động và người sử dụng lao động về các bệnh hô hấp nghề nghiệp cùng biện pháp dự phòng, các cơ quan chức năng cần tiếp tục tuyên truyền thông qua những hình thức như mở lớp tập huấn, hội thảo về an toàn lao động và bệnh nghề nghiệp. Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan cũng tăng cường giám sát, kiểm tra định kỳ và có biện pháp cải thiện môi trường lao động; từng bước thay đổi quy trình công nghệ cũ bằng công nghệ hiện đại, sạch, tự động hóa hoặc sử dụng các chất thay thế ít gây độc hại hơn. |