Sài Gòn cái gì cũng có, sẵn nhất là tấm lòng thảo thơm!
Đời sống - 08/06/2021 14:00 Hoài Thương
|
Quận Gò Vấp là một địa điểm nóng với tâm dịch Covid -19 Hội truyền giáo Phục Hưng có nguy cơ lây lan cao và khá nhanh trong thời gian vừa qua. Ngay khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ đã có nhiều y bác sĩ tại các quận trong thành phố đến đây để hỗ trợ xét nghiệm, sàng lọc người nhiễm, có nguy cơ lây nhiễm… Và câu chuyện được kể đến là một vị bác sĩ của Bệnh viện Từ Dũ khi đi xe ôm công nghệ đến quận Gò Vấp không mất tiền, lại nhận được câu nói: “Nhận tiền là có tội với Tổ quốc”.
Câu nói ấy ai nghe xong cũng tò mò và nó mang ý nghĩa to lớn lắm. Nhưng thực tế câu chuyện lại rất “dễ thương” đầy tính nhân văn mà người dân dành cho đội ngũ tuyến đầu thời điểm này.
“Nữ chính” trong câu chuyện trên là bác sĩ Lê Ngọc Diệp, đang công tác tại Bệnh viện Từ Dũ. Hôm đó khoảng 0h ngày 31/5, bác sĩ Diệp có việc vào khu làm nhiệm vụ của các đồng nghiệp ở quận Gò Vấp nên đã đặt xe ôm công nghệ. Trên đường đi, chị nghe tài xế buột miệng than thở, rằng còn 3 cuốc nữa là được thưởng mà không kịp rồi!.
Khi đến nơi, bác sĩ Diệp trả tiền thì anh tài xế từ chối, định đi ngay. Nữ bác sĩ đã kịp ngăn lại trả tiền xe thì tài xế đáp lại: "Nhận tiền lúc này của bác sĩ là em có tội với Tổ quốc, chị đừng bắt em có tội với Tổ quốc".
Câu chuyện được thiết kế đồ họa và lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh NKCD |
“Hành động của tài xế và câu nói khiến tôi rất cảm động, anh rất dễ thương. Đồng nghiệp của tôi ở rất nhiều nơi đang phải rất nỗ lực chống dịch, có những người dân họ hiểu và chia sẻ như vậy thì những người trong ngành y cảm thấy rất là ấm áp, hạnh phúc. Đó cũng là tình cảm của người dân, tôi cảm thấy mình như được tiếp thêm động lực làm việc, tiếp thêm năng lượng tích cực cho những y bác sĩ đang ngày đêm gồng mình tại các điểm dịch”, bác sĩ Diệp chia sẻ.
Bác sĩ Diệp còn cho biết thêm, khi trả tiền xe kèm tiền bồi dưỡng, anh tài xế nhất định không lấy khiến chị khá bất ngờ. Lý do của anh tài xế làm chị rất xúc động và cảm thấy ấm lòng vô cùng, nhất là khi trước đó nghe anh này nói còn 3 cuốc nữa là được thưởng. Ngay sau khi chia sẻ câu chuyện của chị trên mạng xã hội nhiều người đã khích lệ anh tài xế và cảm ơn những người ở tuyến đầu chống dịch.
Chi hội Công nhân lao động Khu phố 6, quận Gò Vấp chia sẻ khó khăn với người lao động khó trong thời gian giãn cách xã hội. Ảnh Đào Hoa |
Ngoài ra, người dân sinh sống ngay tại quận Gò Vấp cũng thể hiện tấm lòng của mình bằng cách phục vụ cơm cho người đang sống trong khu cách ly. Tại con hẻm 293 đường Quang Trung, quận Gò Vấp, những ngày qua, gian bếp của anh Dương Thiện Chơn (38 tuổi) trở nên tất bật và rộn rã hơn vì gia đình anh phục vụ cơm cho nhiều người lao động khó khăn không có việc làm trong thời gian giãn cách xã hội và đội ngũ tuyến đầu chống dịch.
Khu nhà anh ở thuộc đường Quang Trung, Gò Vấp gần với một số điểm phong tỏa nên khi chứng kiến y tá, bác sĩ, nhân viên y tế, các chiến sĩ làm việc vất vả, các anh muốn góp chút sức lực hỗ trợ. Ban đầu, nhóm dự tính làm các suất cơm để gửi đến hộ dân gặp khó khăn. Tuy nhiên, sau khi trao đổi với chính quyền, nắm bắt tình hình thực tế, nhóm thống nhất tặng cả cơm trưa cho chiến sĩ đang trực tại các chốt kiểm soát dịch ở quận Gò Vấp. Tận dụng bếp của quán ăn đang tạm ngưng hoạt động, anh Chơn cùng nhân viên lập tức bắt tay vào thực hiện.
"Từ khi dịch bệnh đến nay bao nhiêu quán phải đóng cửa, tôi kinh doanh cũng không khấm khá gì. Nhưng khó khăn thì cũng đã rồi, khi được chia sẻ với mọi người, tôi cảm thấy mình hạnh phúc lắm. Còn biết bao nhiêu người vất vả hơn mình, khổ cực hơn mình vì dịch bệnh ngoài kia”, anh Dương Thiện Chơn bộc bạch.
Người lao động nghèo nhận cơm từ thiện. Ảnh: TLDGV |
Một bộ phận không nhỏ đang sống trong khu cách ly, phong tỏa tại quận Gò Vấp, phường Thạnh Lộc, quận 12, TP.HCM là công nhân, người lao động tự do có cuộc sống khá vất vả. Vì dịch và sống tại nơi có ca nhiễm nên họ buộc phải cách ly, phong tỏa để đảm bảo an toàn. Cô Đào Thị Hoa chủ trọ tại phường 14, quận Gò Vấp có nhiều phòng trọ bị phong tỏa, thực hiện cách ly do liên quan đến các ca nhiễm Covid -19. Ngay sau ngày phong tỏa, cô Hoa đã cùng Hội LHPN phường 14 tặng lương thực thiết yếu cho những người sống trong khu trọ bị cách ly. Những phần quà đó chủ yếu là gạo, mì tôm, nước mắm, muối… để họ sống qua thời gian cách ly này.
“Công nhân, người lao động sống trong khu phong tỏa khó khăn lắm, thường đi làm họ còn không đủ trang trải, giờ phải nghỉ việc vì giãn cách thì họ lấy tiền đâu ra mà lo chi phí nọ kia... Cho nên tôi cùng Hội LHPN phường 14 chia sẻ với họ những thực phẩm thiết yếu nhất, giúp họ tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy”, cô Hoa nói.
Người dân trong khu cách ly ra lấy rau củ quả trong "Gian hàng 0 đồng". Ảnh UBND quận Tân Phú |
Tại quận Tân Phú, các hộ gia đình nằm trong điểm cách ly tại hẻm 17 đường Gò Dầu, phường Tân Quý để phòng chống dịch bệnh Covid -19, rất hạnh phúc khi nhận thực phẩm miễn phí từ "Gian hàng 0 đồng chia sẻ cùng khu cách ly”. Gian hàng này được Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM và các tổ chức thành viên thực hiện với sự đồng hành của các nhà hảo tâm tổ chức hỗ trợ người dân đang cách ly. Bên trong gian hàng có hơn 100kg rau củ (12 loại), hàng trăm gói mì, 500 quả trứng, 160kg thịt heo, 40 chai dầu ăn, 100 hộp đồ hộp các loại... Tất cả được bài trí ngay ngắn để ai có nhu cầu là đến lấy, không phân biệt đối tượng. Gian hàng xuất hiện, người dân cảm thấy ấm lòng không lo thiếu thực phẩm trong thời gian cách ly.
Không chỉ có thế, LĐLĐ TP.HCM cùng công đoàn các cấp đã ngay lập tức vào cuộc khi thành phố có quyết định giãn cách theo Chỉ thị 15, 16 của Chính phủ để đảm bảo phòng dịch. Những phần quà là gói mì, bịch sữa được trao tận tay người lao động khó khăn, công nhân ở trong khu cách ly nhằm giảm bớt áp lực kinh tế, cơm áo gạo tiền của họ trong thời gian cả TP HCM nói riêng, cả nước nói chung đang chống dịch.
Vợ chồng trẻ trong nỗi buồn thời Covid-19 “Giờ làm mẹ rồi, mình mới hiểu được nỗi lòng của bố mẹ ở quê, nhiều khi cũng muốn gửi một ít quà về cho ... |
Nam tài xế tử vong sau 7 giờ tiêm vaccine Covid-19: Không khai báo tiền sử bệnh tật Sau 7 giờ tiêm vaccine phòng Covid-19, nam tài xế 46 tuổi tại tỉnh Bắc Giang đã tử vong sau khi có biểu hiện sốt, ... |
"Loan đặc biệt": Cô gái nhỏ bé khiến bao người nể phục "Chân thành, vui vẻ, nhiệt tình, trách nhiệm" là những đánh giá của nhiều người khi nói về chị Phan Thị Loan, một người con ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.