Sách giáo khoa lớp 1 dạy gì cho trẻ?
Đời sống - 16/10/2020 06:10 Minh Hoàng
“Cơn bão” từ sách Cánh Diều Biên soạn sách giáo khoa nên như thế nào? Dạy học trò bằng ngụ ngôn “Hai con ngựa” gây tranh cãi trong sách Tiếng Việt lớp 1 |
Bộ sách giáo khoa Cánh Diều đã được phê duyệt, được nhiều trường lựa chọn đưa vào giảng dạy. Tuy nhiên, nó tồn tại nhiều sai sót không đáng có. Ảnh nld.com.vn |
"Cơn bão" bàn tán, chỉ trích sách giáo khoa Cánh Diều lớp 1 vẫn chưa qua. Trên mạng xã hội công nhân, rất nhiều người chụp lại và chỉ ra những “hạt sạn” có khá nhiều trong cuốn sách.
Phàm có con em vào lớp 1 đều lo lắng theo dõi cuộc tranh luận, bởi không ai muốn con em mình bị làm “chuột bạch”. Người quan tâm tới nền giáo dục và sự trưởng thành lành mạnh của con trẻ cũng không thể ngồi yên. Bên cạnh đó, ý kiến ủng hộ cũng có, dù không nhiều.
Tôi ở Thái Nguyên. Những năm 60 và đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước, Thái Nguyên là thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc. Học sinh chúng tôi học sách giáo khoa riêng của Khu. Lớp i tờ (tương đương lớp 1 hiện nay), chúng tôi được học những chữ cái đầu tiên với chữ O và chữ A. Tôi vẫn nhớ bức tranh vẽ con gà trống gáy nhả ra chữ ò ó o, thật .
Đây là bài học đầu tiên của sách giáo khoa lớp 1 cách đây ba mươi năm, được nhiều người đánh giá nhân văn, dễ học, dễ dạy và trực quan sinh động. Ảnh zingnews.vn |
Nhiều bài học lớp 1, lớp 2 của cấp một (tương đương tiểu học hiện nay) đến giờ tôi vẫn nhớ. Ví dụ bài thơ này: “Em về quê ngoại thăm bà/ Cách năm con suối, cách ba quãng đèo/ Nhà bà bưởi lắm, cam nhiều/ Vườn hồng tươi tốt, gió chiều ngát hương/ Em về bà quý, bà thương/ (tôi quên 4 chữ ở đây)... mọi đường hỏi han/ Dặn dò gắng học cho ngoan/ Bao giờ ngọt bưởi, thơm cam, cháu về”.
Lớn lên, đi làm, tôi mới biết tác giả bài thơ ấy là nhà thơ Hà Đức Toàn, bạn của bố tôi. Tôi kinh ngạc nghe kể, ông có tham gia soạn thảo sách giáo khoa của Khu. Lúc đó ông rất trẻ, là một thầy giáo mới chỉ trên dưới ba mươi, chẳng có học hàm, học vị gì. Bài thơ trên của ông cũng không quá hay, nhưng dung dị, ấm áp. Có lẽ vì thế tôi vẫn nhớ tới tận hôm nay, sau gần nửa thế kỷ.
Rồi tôi có dịp làm việc một thời gian dưới quyền ông, nhưng quên không hỏi thời kỳ ông làm sách. Tôi cũng không nói đó là những cuốn sách giáo khoa hoàn hảo. Nhưng trong hoàn cảnh khó khăn của miền Bắc ngày ấy, mà Việt Bắc còn khó khăn hơn, với rất ít , kinh phí, ông và những người như ông vẫn làm ra những cuốn sách giáo khoa tốt chỉ với trách nhiệm và lòng yêu con trẻ. Hàng triệu học sinh Việt Bắc thế hệ tôi, trước và sau tôi đã học và trưởng thành với những cuốn sách giáo khoa này. Cho đến khi Khu giải thể.
Bộ óc học sinh lớp 1 như một tờ giấy trắng. Cần dạy các cháu lòng nhân ái, hướng thiện, thật thà chứ không phải cổ vũ cho lọc lừa, không trung thực hay hận thù. Ảnh giaoduc.net.vn |
Sách giáo khoa Cánh Diều lớp 1 có quá nhiều điều đáng bàn. Tôi đồng ý với nhà văn, PGS. TS. Nguyễn Hữu Đạt, rằng dạy học cho trẻ lớp 1 không cơ học là việc ghép chữ, mà phải dạy chữ - nghĩa, giúp trẻ yêu cái đẹp của Tiếng Việt. Tôi thì nghĩ, không nên lấy phương ngữ vào một cuốn sách giáo khoa chuẩn mực. Những từ trúc trắc, khó hiểu không nên dạy trẻ lớp 1.
Một số truyện ngụ ngôn của La Phông Ten, Lev Tolstoy... bị phóng tác, cắt ghép hoặc chia thành các phần làm mất đi chỉnh thể tác phẩm, không thích hợp dạy cho trẻ. Nguyên tác những truyện này đều rất tuyệt vời, luôn kết thúc khi cái thiện chiến thắng cái ác; sự trung thực chiến thắng xảo trá, lừa lọc; sự lười biếng không thành công bằng sự chăm chỉ. Trên hết, các bài học dạy trẻ sống nhân ái, thật thà, .
Đến bài học lấy hai câu ca này: “Núi cao sông hãy còn dài/ Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen” thì tôi phát hoảng. Dường như câu ca liên quan đến truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhưng trẻ đâu đã biết và hiểu về Sơn Tinh, Thủy Tinh? Hoặc để giải thích nguồn gốc lũ bão liên quan đến Sơn Tinh, Thủy Tinh thì có nhiều mẫu văn hay, sao phải lấy câu ca này dạy trẻ? Người làm sách định dạy trẻ điều gì, khuyến khích 'hận thù' hay cổ vũ chuyện đánh ghen vốn đã quá nhiều trong xã hội?
Đây là một trong những bài học của sách giáo khoa Cánh Diều bị chỉ trích nặng nề vì dùng từ không chính xác. Ảnh nld.com.vn |
Cách đây mấy năm cũng xảy ra tranh luận xung quanh truyện “Tấm Cám” trong sách giáo khoa. Hầu hết ý kiến cho rằng, dù đó là truyện đặc sắc, nhưng đưa vào sách giáo khoa thì không nên, vì đoạn kết Tấm làm mắm Cám gửi cho mụ dì ghẻ ăn thì ác quá. Hình ảnh cô Tấm dịu dàng, chăm chỉ, tốt bụng, luôn được Bụt chở che không còn nhân hậu, "lung linh" nữa. Đó có thể là cách nhìn, quan điểm, thẩm mỹ của người xưa, và nó không còn phù hợp với xã hội hiện đại.
Lẽ ra, trước khi sách được duyệt đưa vào giảng dạy đại trà, dự thảo sách cần được đưa ra công khai lấy ý kiến rộng rãi các nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà văn hóa và các tầng lớp nhân dân. Ban soạn thảo tiếp thu những ý kiến xác đáng, chỉnh sửa sách thì sẽ tránh được sai sót không đáng có; trẻ em không bị đưa ra làm “thí nghiệm”.
Sách giáo khoa, nhất là sách giáo khoa lớp 1 vô cùng quan trọng. Bộ óc trẻ em là những tờ giấy trắng lần đầu được nạp kiến thức nhà trường. Bài học của sách phải thực sự chuẩn mực, dạy trẻ em nhân ái, thật thà, hướng thiện.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 15/10 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 15/10, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 38,7 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ... |
Vị tướng ở Rào Trăng và tai họa tại… ông Trời! Khi tôi viết những dòng này, 12 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) cùng Thiếu tướng, Phó tư lệnh Quân khu 4 Nguyễn Văn Man và ... |
"Bạn thân nghỉ việc, buồn hơn chia tay người yêu" Cuộc sống người công nhân có thể diễn ra gặp gỡ, chia ly. Bạn thân, người yêu có thể phải xa cách. Thích nghi với ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.