Sách giáo khoa khổ to giấy đẹp và khoản hối lộ 24 tỷ đồng
game doi thuong - 23/09/2024 16:29 Hà Phan
Vụ án này phần nào cho chúng ta rõ vì sao “khổ to giấy đẹp” lại đắt như thế và “miếng bánh” này của ngành đến cỡ nào!
Mỗi dịp vào năm học mới, người lao động khắp nơi lại “méo mặt” vì khá nhiều khoản chi cho con đến trường! Sách giáo khoa, sách tham khảo… là những thứ thường bị “kêu than” nhiều nhất bởi đắt đỏ, hay lên giá và phụ huynh bị “ép” mua tràn lan.
Lãnh đạo ngành và các sếp từng được “ưu ái” in, xuất bản sách giáo khoa luôn tìm mọi lý do để biện minh cho giá cao hay tăng giá. Người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo từng đưa ra một trong những lý do cho rằng sách giáo khoa đắt là được in trên “khổ to giấy đẹp”.
Nhưng thực tế thì như thế đấy, cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong những năm mà dân chúng bức xúc về việc thay đổi cùng giá sách giáo khoa đã trắng trợn nhận hối lộ 24 tỷ đồng của doanh nghiệp để giúp họ trúng thầu khổng lồ gần 1.600 tỷ đồng giấy in sách giáo khoa!
24 tỷ đồng ấy cuối cùng thì doanh nghiệp cũng san đều lên giá thành và bổ lên đầu người mua sách kiêm phụ huynh.
24 tỷ đồng ấy chẳng phải của trúng thầu mà từng đó gom góp từ tiền mồ hôi nước mắt của biết bao người làm công ăn lương mà có.
Cuối cùng chúng chui vào túi của những kẻ như ông Thái và đồng phạm!
Cơ quan Công an kết luận giá giấy in chiếm 30 - 40 % cơ cấu giá bán sách giáo khoa, việc mua giấy in với giá cao sẽ làm tăng giá sách. Việc mua sắm giấy in theo hình thức chào hàng cạnh tranh cho phép chủ đầu tư tự quyết định danh sách rút gọn, làm hạn chế sự tham gia của các đơn vị cung cấp có năng lực, có chất lượng tốt và giá bán thấp, không đảm bảo sự cạnh tranh, tính công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Ngắn gọn thì họ bất chấp nỗi khổ của hàng triệu người, nỗi lo của biết bao công nhân, lao động, khó khăn của rất nhiều gia đình… câu kết với nhau, đẩy giá thành in sách đồng nghĩa với giá sách đắt hơn để lấy tiền chia nhau.
Sách giáo khoa không dùng lại được, liên tục “đổi mới”, giá loại mới thường cao hơn loại cũ… đã được “ngụy trang” dưới muôn vàn lý do giữa bức xúc của dân chúng, tức giận của dư luận.
Từ nghị trường cho tới ngoài xã hội, báo chí lên tiếng, lãnh đạo yêu cầu… nhưng rồi sách giáo khoa luôn là “tâm điểm” giận dữ khi vào năm học mới.
Giờ đây, khi vụ án này bung bét, nguyên nhân khiến giá sách giáo khoa đội lên bị phanh phui thì chúng ta có lẽ cũng chỉ mới biết phần nào của “tảng băng chìm”. Lợi nhuận lớn, đút túi nhiều rất khó để nhiều kẻ gian tham từ bỏ nếu không trừng phạt nặng, chế tài nghiêm và quy định chặt.
Ngoài ông Thái còn ai nữa “góp phần” đẩy giá sách giáo khoa lên cao và khiến hàng triệu vất vả?
Miếng bánh giáo dục quá béo bở và dễ chia chác như trong vụ án này thì không khó để trả lời câu hỏi đấy. Dấu hiệu khuất tất trong in ấn, xuất bản, phát hành sách giáo khoa đã bị chỉ mặt điểm tên từ lâu.
Làm trong sạch lĩnh vực này không chỉ loại bỏ những “con sâu gặm sách” mà còn trả lại giá trị thực của sách giáo khoa, thứ liên quan và ảnh hưởng đến túi tiền của hang chục triệu người lao động trong nhiều năm nữa.
NXB GDVN - đơn vị chiến lĩnh hơn 70% thị phần SGK trong 2 năm vừa qua đã tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm giá SGK hơn 20%. Đó là những nỗ lực bước đầu trong việc khắc phục những bất cập.
Mong rằng với những động thái mới của Bộ Giáo dục, những nhân sự mới của Nhà xuất bản sẽ mang tới phụ huynh, học sinh những cuốn sách hay, đẹp, phù hợp về giá, trong lúc cả nền kinh tế còn nhiều gặp nhiều khó khăn.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Sách giáo khoa khổ to giấy đẹp và khoản hối lộ 24 tỷ đồng", bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |