Rác thải “bức tử” cuộc sống của người dân Sóc Sơn như thế nào?
Đời sống - 27/12/2019 17:16 Bảo Minh (T.H)
Tối 23/12, người dân rải chiếu giữa đường chặn xe vào cổng số 2 bãi rác Nam Sơn. Ảnh: P.Đ. |
Người dân cho biết liên ngành của TP.Hà Nội và huyện Sóc Sơn đã họp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ để đề xuất thành phố ứng vốn kịp thời; dự kiến trong tháng 7, hoàn thành phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ diện tích đất nông nghiệp. Nhưng tới nay, sau 5 tháng, tiến độ đền bù di dời chậm trễ.
Ông Nguyễn Văn Chính, một người dân xã Nam Sơn, cho biết:“Đến nay, người dân chúng tôi mới chỉ nhận được một ít tiền đền bù đất ruộng, còn đất thổ cư chưa được chi trả. Do quá bức xúc nên người dân lại tiếp tục ra chặn xe rác. Không chỉ có xã Nam Sơn, các xã như Hồng Kỳ và Bắc Sơn cũng bị ảnh hưởng nên người dân cũng bức xúc và chặn các tuyến đường hướng về nhà máy xử lý rác Nam Sơn. Dân chúng tôi chịu đựng ảnh hưởng từ nhà máy rác đã khổ rồi, giờ đây còn có thêm hàng cây hoa sữa thì làm sao mà chịu nổi”.
Ông Trần Văn Tuấn (58 tuổi) cho biết: “Quá bức xúc, nên chúng tôi cực chẳng đã phải chặn xe chở rác vào bãi rác. Nhiều người không hiểu chuyện trách chúng tôi gây phiền nhiễu, nhưng thực ra lỗi xuất phát từ phía chính quyền TP.Hà Nội chậm giải phóng mặt bằng, di dời người dân ra khỏi vùng ảnh hưởng. Bãi rác Nam Sơn này ngày càng ô nhiễm, bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bu bám, nước rỉ rác ngấm xuống nước ngầm… khiến cuộc sống của người dân gần bãi rác như chúng tôi vô cùng cực khổ”.
Đi cũng dở, ở cũng không xong
Kể về nỗi khổ của người dân phải sinh sống gần nhà máy rác suốt bao năm qua, bà Nguyễn Thị Chín (thôn Xuân Thịnh, xã Nam Sơn) chia sẻ: “Nói thì khó hình dung, cứ phải sống ở đây thì mới thấy ô nhiễm đến mức nào. Cuộc sống của chúng tôi quanh năm suốt tháng phải chịu mùi hôi thối từ sáng đến đêm. Nhiều nhà có cháu nhỏ buộc phải đi sang xã khác ở nhờ. Mỗi lần nhà ai có cưới xin, giỗ chạp thì đều phải liên hệ với người của nhà máy rác tới phun thuốc trước vài ngày, không cỗ dọn ra là hàng vạn con ruồi đến ăn tranh với người ngay. Trước nhà tôi có việc, làm chục mâm cỗ nhưng khách đến nhìn thấy ruồi nhiều quá không ai dám ăn, ế cả chục mâm”.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Dung (40 tuổi, ở xóm 13, thôn Xuân Thịnh), nhà sát bãi rác kể, ngày thường đã khổ, phải những hôm mưa nắng thất thường thì còn kinh khủng gấp hàng chục lần. Mỗi bữa cơm, nhiều nhà phải mắc màn để tránh ruồi muỗi bay vào hàng đàn.
Ông Trần Văn Thuấn (57 tuổi, xã Nam Sơn) cũng chia sẻ: “Nhà tôi hướng Đông Bắc, khi có gió thì mùi thối bay thẳng vào không thể tả được. Mùi hôi thối khiến không đêm nào chúng tôi ngủ trọn giấc. Chưa kể, ruồi muỗi nhiều đến độ quơ tay là có thể bắt được, nói chung rất khủng khiếp. Nhà tôi có 3 đứa cháu nội, tất cả phải đi sơ tán chứ còn sống ở đây thì có thể sẽ nhiễm bệnh bất cứ lúc nào”.
Người dân huyện Sóc Sơn đội mưa để chặn xe chở rác bãi rác Nam Sơn. Ảnh: Lê Quân |
Ông Phạm Văn Minh, Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết: “Ngành chức năng huyện Sóc Sơn cũng đã tuyên truyền tới bà con sống quanh khu vực bãi rãc Nam Sơn ổn định đời sống, không ra chặn xe rác nữa. Huyện, ngành chức năng cũng đang cho thống kê rà soát cụ thể từng trường hợp đối với các hộ dân để làm thủ tục chi trả, đồng thời lên phương án đền bù, di dời các hộ dân trong diện ảnh hưởng”.
Mỗi ngày, bãi rác Nam Sơn tiếp nhận khoảng 5.000 tấn rác thải từ khu vực nội thành Hà Nội. Do đó, việc người dân chặn xe chở rác vào bãi rác Nam Sơn thường gây ùn ứ rác thải sinh hoạt tại khu vực nội thành.
Trước đó năm 2019, người dân Sóc Sơn hai lần chặn xe vào bãi rác Nam Sơn. Lần thứ nhất giữa tháng 1, kéo dài bốn ngày, thành phố phải thúc tiến độ giải phóng mặt bằng theo chỉ giới quy hoạch bán kính 500 m quanh bãi rác Nam Sơn. Theo đó, trước ngày 30/3, huyện Sóc Sơn sẽ khảo sát số lượng, lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân, thực hiện trong quý II/2019. Lần thứ hai vào đầu tháng 7, kéo dài 6 ngày. Sau đó Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn đã tổ chức chi trả một phần tiền đền bù đất nông nghiệp (để di dời khỏi vùng ảnh hưởng của bãi rác) cho người dân xã Nam Sơn.
Trong bán kính 500 m tính từ hàng rào bãi rác Nam Sơn có hơn 2.000 hộ dân, tổng diện tích đất khoảng 396 ha, gồm cả đất nông nghiệp và đất ở. Thành phố đã bố trí 3 khu tái định cư. Các hộ dân thôn Đông Hạ dự kiến tái định cư ở khu đất mới cũng thuộc thôn này, song cách bãi rác khoảng 1.000 m; dân thôn Xuân Thịnh đến thôn Thanh Hà (cách bãi rác 7 km); dân thôn Xuân Bảng đến thôn Hoa Sơn (cách bãi rác 4 km). Khu tái định cư xã Bắc Sơn bố trí ở thôn Nam Lý cùng xã, cách bãi rác 3 km. Khu tái định cư xã Hồng Kỳ quy hoạch tại thôn 3 cùng xã, cách bãi rác khoảng 1.300 m. |
6 án tử hình được đưa ra cho Vì Văn Toán và đồng bọn có "tâm hồn quỷ dữ" trong vụ sát hại nữ sinh ... |
Những ngày cuối năm, công nhân trong đó có ngành Đường sắt càng hối hả với nhiều nỗi bộn bề, gánh nặng kinh tế. Cuốn ... |
Dọc bờ kè An Lương (xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) cuối sông Thu Bồn đổ ra biển Cửa Đại hàng tấn rác ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.