Quyền lợi của người lao động khi công ty phá sản
Sổ tay pháp luật - 27/09/2023 18:20 Ý YÊN (T.H)
Cụ thể, Công ty TNHH Hue Vina (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đang nợ công nhân 1,5 tháng lương, nợ BHXH trên 7,8 tỷ đồng, nợ kinh phí và đoàn phí công đoàn gần 750 triệu đồng… Cơ quan chức năng hiện chưa thể liên lạc với chủ doanh nghiệp. Quyền điều hành tạm giao cho kế toán, kiêm Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty.
Hiện chưa có thông báo chính thức nhưng theo quy định tại Luật Phá sản 2014, doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động kể từ ngày Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản. Kéo theo đó, hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng sẽ chấm dứt.
Công ty TNHH Hue Vina vừa qua niêm phong toàn bộ nhà xưởng, thông báo tới người lao động sẽ phá sản - Ảnh: ĐỨC VƯỢNG |
Sau khi doanh nghiệp trả chi phí phá sản, nếu có đủ khả năng thanh toán, doanh nghiệp tiếp tục chi trả các quyền lợi cho người lao động theo Điều 48 Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy, người lao động sẽ được hưởng quyền lợi gì?
Được thanh toán tiền lương
Theo quy định, trong 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp doanh nghiệp phá sản có thể kéo dài thời hạn thanh toán nhưng không được quá 30 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019.
Theo đó, công ty phải có trách nhiệm chi trả tiền lương lao động theo thời gian làm việc thực tế chưa được thanh toán lương trong thời gian quy định.
Được hưởng trợ cấp thôi việc
Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được người sử lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trừ trường hợp người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu.
Với mỗi năm làm việc, người lao động sẽ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.Trong đó: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Nhà xưởng Công ty TNHH Hue Vina bị niêm phong - Ảnh: ĐỨC VƯỢNG |
Được thanh toán các loại bảo hiểm và các khoản lợi ích khác
Ngoài việc được trả tiền lương, trợ cấp thôi việc, người lao động còn được doanh nghiệp thanh toán các loại bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cùng những khoản lợi ích khác cho người lao động theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký.
Về trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH có trách nhiệm chi trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Công ty phá sản nhưng chưa chốt sổ BHXH, người lao động phải làm gì?
Việc công ty không chốt sổ BHXH cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động là trái pháp luật, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Do đó, người lao động có quyền khiếu nại để bảo vệ quyền lợi của mình.
Theo quy định tại Điều 119 Luật BHXH, trong trường hợp công ty đã phá sản, người lao động chưa được chốt Sổ BHXH có thể khiếu nại trực tiếp đến cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện để yêu cầu giải quyết.
Người lao động có thể đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty cũ đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết.
Lúc này, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành xác minh và liên hệ với cơ quan BHXH để chốt sổ BHXH cho người lao động.
Trường hợp công ty cũ đã phá sản mà vẫn còn đang nợ tiền bảo hiểm, cơ quan BHXH sẽ giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH, sửa bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH như sau: "Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận Sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên Sổ BHXH".
Theo đó, cơ quan BHXH sẽ chốt Sổ BHXH đến thời điểm công ty cũ đã đóng BHXH cho người lao động.
Doanh nghiệp niêm phong, nợ lương, BHXH của người lao động Dù chưa có thông báo chính thức về việc phá sản nhưng đại diện Công ty TNHH Hue Vina (Hải Hậu, Nam Định) đã niêm ... |
Công ty nợ lương, công nhân Haprosimex bấp bênh lo toan cuộc sống Bị nợ lương từ năm 2017 đến nay, nhiều lao động tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex - Công ty CP Tập đoàn Haprosimex (Công ... |
Bài 18: BHXH Đà Nẵng yêu cầu Quảng An 1 chuyển đóng ngay hơn 11 tỷ đồng nợ NLĐ Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Đà Nẵng - Nguyễn Hùng Anh khẳng định, đơn vị không có thẩm quyền chấp thuận ... |
Tin cùng chuyên mục
Sổ tay pháp luật - 01/09/2024 07:00
Người lao động được từ chối làm việc trong trường hợp công việc đó có nguy cơ mất an toàn, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của bản thân.
Pháp luật lao động - 31/08/2024 17:11
Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa nơi làm việc không và nếu được, sẽ đóng cửa trong những trường hợp nào, thời điểm ra sao?
Sổ tay pháp luật - 30/08/2024 10:59
Với ngày nghỉ lễ 2/9, người lao động đi làm sẽ được hưởng tổng cộng 490% lương. Cụ thể như sau:
Sổ tay pháp luật - 30/08/2024 09:39
Người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, vậy nếu doanh nghiệp không cho người lao động nghỉ 4 ngày thì bị phạt thế nào?
Sổ tay pháp luật - 26/08/2024 11:45
Theo quy định mới nhất, mức lương và phụ cấp đối với người lao động được hưởng đều tăng lên.
Pháp luật lao động - 22/08/2024 06:00
Các ngạch công chức chuyên ngành ngân hàng quy định tại Thông tư 14/2022/TT-NHNN áp dụng Bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP quy định.