Quy hoạch “treo”, hầm trốn bão và câu trả lời là... câu hỏi
Kinh tế - Chính sách - 28/09/2022 18:43 QUỐC THẮNG
Bão Noru vừa đi qua. Ngồi trong hầm trú, ông Nguyễn Tự nhìn ra căn nhà cấp 4 rệu rã của gia đình xây dựng từ năm 1981 nhưng không được phép sửa chữa do thuộc dự án “treo” suốt 9 năm qua. Cứ mỗi lần bão đến là ông lại khát khao được sửa chữa lại căn nhà của mình.
Ông Tự dọn dẹp hầm trú để sử dụng trước khi bão Noru đổ bộ. Ảnh: tuoitre.vn |
Khối phố Hà My Đông nằm lọt thỏm giữa một "rừng" dự án “treo” suốt thời gian dài, người dân không thể xây nhà mới, nhiều căn nhà xuống cấp, không thể sử dụng. Thay vì dành dụm tiền để xây nhà, họ buộc phải xây dựng những căn hầm tránh bão bằng bê tông cốt thép kiên cố như lô cốt. Những hình ảnh tưởng chỉ có trong chiến tranh thì nay hiện hữu ở thời bình. Người dân và cả chính quyền hiểu rằng, quy hoạch “treo” thì cấm xây dựng, sửa chữa, nhưng hầm trú bão thì không thể vì đó là “kế sách” cuối cùng để đảm bảo tính mạng.
Trong buổi tiếp xúc giữa cử tri phường Điện Dương với các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam vào ngày 8/8/2022 vừa qua, các cử tri đề cập đến những cản trở của quy hoạch treo trong tách sổ đất, chuyển nhượng, xây dựng, cơi nới, … Nhưng không ai nhấn mạnh đến tình huống phải ngồi trong hầm trú nhìn ngôi nhà rệu rã của mình mỗi mùa mưa bão suốt 9 năm qua; không ai đưa ra tình huống nếu bão kèm theo lũ lụt thì hầm trú không còn là phương án trú ẩn an toàn.
Đã đến lúc, chúng ta cần có nhãn quan mới, cân bằng giữa rủi ro và cơ hội để dự án ở các khu vực tiềm năng vừa là động lực tăng trưởng, đồng thời vẫn đảm bảo an sinh, khả năng chống chịu với các cú sốc của thiên tai.
Đã đến lúc, việc giải quyết dự án “treo” một cách quyết liệt, nhanh nhất không chỉ dựa trên cơ sở kinh tế, xã hội mà phải tính toán từ những tình huống dân sinh.
Đã đến lúc, quy hoạch gắn với rủi ro thiên tai không chỉ được hiểu là vấn đề mang lại những hậu quả tác động vào môi trường mà còn là những ảnh hưởng đến yếu tố sinh sống của người dân trên địa bàn.
Không ở đâu, quy hoạch “treo” ở những vùng có nguy cơ cao về thiên tai phải được ưu tiên giải quyết trước hết.
Đành rằng, ông Tự, cũng như hàng trăm người dân ở phường Điện Dương có thể an tâm trú trong những hầm bê tông khi mùa bão đến. Đành rằng, chúng ta luôn chủ động để phòng chống bão, có lực lượng công an và quân đội, có trụ sở ủy ban, trường học, đồn biên phòng cho bà con trú tránh. Nhưng tất cả đó chỉ là giải pháp tình thế và là cuối cùng.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Vì sao người dân ở một khu vực “tổ hợp của nhiều loại hình thiên tai” không được quyền sống trong những ngôi nhà an toàn của chính mình? Câu trả lời cho câu hỏi trên là một câu hỏi: Vì sao hàng chục năm qua các dự án ở Điện Dương vẫn “treo”?
Báo cáo “Tăng cường khả năng chống chịu khu vực ven biển: phát triển khu vực ven biển Việt Nam - cơ hội và rủi ro thiên tai” của Ngân hàng Thế giới chỉ ra “dù có tiến bộ đáng kể nhưng các biện pháp quản lý rủi ro thiên tai hiện tại của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu”. “Chưa đáp ứng được yêu cầu” ở đây chắc chắn phải được xét ở 2 khía cạnh: yếu tố tác động môi trường và dân sinh. Quy hoạch về bất kỳ dự án nào cũng cần phải dựa trên phân tích rủi ro. Ít đơn vị nào khi bắt đầu dự án tính đến việc: nếu dự án thực hiện chậm, bị “treo” thì đời sống của người dân sẽ như thế nào. Chính vì thế, một điều rất dễ thấy trong đời sống người dân vùng bão, lũ như ở Quảng Nam đã bị bỏ quên. Chắc chắn rằng, trong con số thống kê của báo cáo trên: có 11,8 triệu cư dân ven biển đang gặp rủi ro cao do bão, lũ và 35% khu dân cư ven biển thuộc vùng hay bị sạt lở có người dân Điện Bàn.
Không có những cuộc khảo sát nhân khẩu học bài bản trước khi tiến hành dự án, dân sinh sẽ bị gạt qua một bên, nhường chỗ cho lợi ích phát triển kinh tế. Không có những cuộc khảo sát đó, chủ đầu tư chỉ “chăm chăm” nghĩ đến việc làm sao để thực hiện được dự án mà quên đi những rủi ro khác.
Khái niệm Tổng sản lượng hạnh phúc quốc gia (Gross national happiness) mà chúng ta thường nhắc đến trong thời gian qua bao gồm các khía cạnh như sức khỏe tinh thần, y tế, giáo dục, sức khỏe môi trường và đa dạng sinh học, dịch vụ công. Trong các yếu tố trên, chắc chắn sẽ có điều kiện về một ngôi nhà ở an toàn, đặc biệt hơn là với tâm lí có “an cư” mới “lạc nghiệp” phổ biến. Khi chưa được an cư, thấp thỏm đợi chờ, người dân chẳng nghĩ được gì xa hơn câu hỏi "Ngày mai sẽ ở đâu?".
Bão Noru đã đi qua và cơn bão khác có thể đến. Mỗi lần như thế, nhìn qua khe hở của hầm trú, ông Tự có thể tính toán xây dựng lại căn nhà của mình khi bị sập. Nhưng đống đổ nát vẫn sẽ phải được giữ nguyên để tuân thủ quy hoạch “treo”. Và không biết đến bao giờ.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết "Quy hoạch “treo”, hầm trốn bão và câu trả lời là... câu hỏi" bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Di dời dân - yếu tố quyết định giảm tối đa thiệt hại do bão số 4 Tại cuộc họp với các bộ ngành và địa phương liên quan đến bão số 4 trưa 28.9, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các ... |
Tình người trong bão của người dân Đà Nẵng Trước khả năng bão Noru (bão số 4) đổ bộ thẳng vào Quảng Nam- Đà Nẵng, hàng loạt nhà hàng, khách sạn trên địa bàn ... |
Quảng Nam: Bờ biển Cửa Đại tan hoang sau bão Noru Bất chấp hệ thống kè đá ngầm đã được thi công và hoàn thành với kinh phí hàng trăm tỷ đồng, nhiều đoạn bờ biển ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 04/09/2024 16:58
Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…
game doi thuong - 03/09/2024 12:49
Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.
game doi thuong - 02/09/2024 14:21
Trong cuộc đời mình, vào những năm tháng làm nghề phóng viên, có lúc là báo hình, có lúc là báo viết, tôi từng được đón mừng ngày Quốc khánh ở nhiều địa phương trong nước, có năm còn đón mừng ngày lễ ở một Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
game doi thuong - 31/08/2024 12:03
Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.
game doi thuong - 28/08/2024 14:46
Lâm, nhân viên một công ty bao bì ở Bình Dương nhận được điện thoại có kiện hàng 176 nghìn đồng. Anh nói đang đi làm thì đầu dây bên kia nói anh chuyển khoản rồi shipper gửi hàng xóm tối về anh nhận. Đang làm và nghĩ khoản tiền nhỏ nên Lâm chuyển luôn và cuối cùng tiền mất hàng không có! Chuyện như Lâm cùng vô số biến tướng của những trò lừa đảo ngày càng nhiều, mặc cho cảnh báo và bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn.
game doi thuong - 26/08/2024 11:46
Một người đàn ông qua đời ở Bệnh viện Xanh Pôn vào tối 24/8 vừa qua. Anh đã đăng ký hiến tạng trước đó, và những thứ anh để lại đã cứu sống 4 người và khiến 2 người thấy ánh sáng mặt trời.