Quấy rối tình dục nơi làm việc, hành vi ám ảnh người lao động
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc từ lâu đã được quan tâm bởi đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người. Đặc biệt, quấy rối tình dục trong nhà máy, trong môi trường làm việc của người lao động đang diễn ra, nhưng ít ai có thể tự đứng lên, thẳng thắn để bảo vệ mình.
Quấy rối tình dục tại nhà máy may
Mới đây, hơn 350 công nhân của Công ty TNHH Molax Vina (KCN Vĩnh Lộc, quận Bình Tân, TP HCM) đã tham dự chương trình truyền thông về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Chương trình được tổ chức bởi Ban Quản lý Chương trình Hỗ trợ Phát triển quận Bình Tân.
Chia sẻ với về cách phòng, tránh quấy rối tình dục là hoạt động nằm trong chuỗi dự án sáng kiến chấm dứt bạo lực trong ngành may mặc. Dự án được Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ toàn cầu và Tổ chức ActionAid tài trợ, được triển khai từ tháng 1/2018 tại TP Hải Phòng và quận Bình Tân, TP HCM.
Phóng viên Cuộc sống an toàn đã có cuộc trao đổi nhanh với một số công nhân (đặc biệt là công nhân nữ) về vấn đề quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Theo đó, chủ yếu người lao động nhận thức được quấy rối tình dục là những hành vi thể hiện bằng hành động thân mật, mơn trớn hoặc lời nói có hàm ý tình dục… của người khác đối với họ. Khi được hỏi rằng bản thân sẽ xử lý như thế nào khi gặp phải tình huống bị quấy rối tình dục, người lao động cho biết rằng sẽ tùy mức độ để xử lý vấn đề.
Theo kết quả khảo sát về tình trạng quấy rối tình dục tại các nhà máy may ở TP HCM và TP Hải Phòng do Tổ chức ActionAid và Học viện Phụ nữ Việt Nam thực hiện, có 82,8% nữ công nhân từng bị huýt sáo trêu ghẹo; 59,5% bị nhìn chằm chằm vào cơ thể; 45,8% phải nghe những lời bình luận khiếm nhã về ngoại hình, trang phục hoặc các bộ phận trên cơ thể mình.
Với tình trạng quấy rối tình dục đó, chỉ có 57,6% số người khảo sát cho rằng nạn nhân và những người chứng kiến nên lên tiếng về vụ việc. Nhưng đến 42,4% còn lại chọn cách giữ im lặng. Lý do họ đưa ra là tâm lý mặc cảm, xấu hổ và lo sợ bị mất danh dự hoặc bị chính người quấy rối tình dục trả thù mình.
KHÔNG NÊN IM LẶNG
Nói về vấn đề quấy rối tình dục tại nơi làm việc, ông Phạm Hải Bình - Chuyên gia phát triển cộng đồng đặc biệt nhấn mạnh rằng hành vi quấy rối tình dục không chỉ diễn ra đối với lao động nữ, mà ngay cả nam công nhân cũng chịu nhiều hành vi quấy rối. Cho nên, khi nói đến quấy rối tình dục, không chỉ có nữ bị ảnh hưởng mà nam giới cũng bị sốc tâm lý không kém.
Theo ông Bình, nam giới khi bị quấy rối tình dục cũng rất khó chịu, dẫn đến những hoảng loạn ban đầu về tâm lý. Nếu bị quấy rối tình dục kéo dài sẽ gây ra ám ảnh trong cuộc sống của người đó. Cho nên cách giải quyết tốt nhất là người lao động nên có hiểu biết nhất định về các hành vi quấy rối, cần thẳng thắn lên tiếng để chấm dứt các hành động này của đối phương.
Ông Phạm Hải Bình - Chuyên gia phát triển cộng đồng.
Trên thực tế, để thẳng thắn lên tiếng về hành vi bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc là không hề dễ dàng. Đặc biệt là trong môi trường làm việc và truyền thống đạo đức của người Việt từ xưa đến nay. Quấy rối là vấn đề nhạy cảm, nên không dễ dàng để người lao động có thể nói ra vấn đề.
Chị N.T.M (công nhân đang làm việc tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc) chia sẻ rằng, cô từng bị đồng nghiệp nam có những cử chỉ thân mật khiến bản thân khó chịu, thỉnh thoảng lại nghe họ bàn tán về mình bằng những lời nói khiếm nhã. Nhưng bản thân cô không biết làm cách nào để chấm dứt tình trạng này. Lâu dần, cô quyết định nghỉ việc, tìm môi trường làm việc mới để tránh xa “thị phi”.
Là một người tham gia nhiều chương trình về phòng, chống , chị Lê Thị Trúc Diễm chia sẻ, người lao động chưa dám tự đứng lên bảo vệ mình khi bị quấy rối tình dục. Tại các nhà máy may chị từng đến, người lao động chủ yếu là nữ, nên nhiều công nhân nam cũng bị chính người lao động nữ quấy rối tình dục. Nhưng hầu hết họ chọn im lặng để hài hòa mọi thứ.
“Rất khó để người lao động có thể chia sẻ được vấn đề bản thân bị quấy rối tình dục”, chị Diễm nhấn mạnh.
Chính vì thế, để hiểu rõ hơn về hành vi quấy rối tình dục đáng bị lên án, người lao động cũng cần thẳng thắn hơn trong vấn đề này để bảo vệ mình. Trong Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2019 được áp dụng vào ngày 01/01/2020 có quy định rõ người lao động có thể nghỉ ngay lập tức mà không cần báo trước nếu bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Rất khó để người lao động có thể chia sẻ được vấn đề bản thân bị quấy rối tình dục
Chị Tuyến chia sẻ cách nhìn về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Bài: Nguyễn Nga
Ảnh: Russia
Đồ họa: Russia