Quản trị rủi ro dịp Tết Nguyên đán

Quản trị rủi ro dịp Tết Nguyên đán

, nhưng chúng ta cũng có nguy cơ phải đối diện với nhiều rủi ro, từ tai nạn giao thông, mất an toàn thực phẩm đến các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè… Để hạn chế rủi ro thì con người phải có những chiến lược quản trị rủi ro phù hợp.

Quản Trị thời gian

, thậm chí nhiều hơn. Đây là một quãng thời gian không quá dài. Nhưng nếu không quản trị được lượng thời gian trong dịp Tết thì sẽ có thể gặp nhiều rủi ro hơn. Quản trị thời gian trong dịp Tết cũng gắn với quản trị công việc trong những ngày đó. Khi có kế hoạch quản trị thời gian tốt sẽ giúp con người chủ động trong các công việc nhằm hạn chế rủi ro gặp phải.

Có những cách phân chia thời gian khác nhau để xây dựng kế hoạch. Thời gian dành cho những việc cố định (đón giao thừa, thực hành nghi lễ thờ cúng…) và thời gian dành cho những việc không cố định (thăm hỏi bạn bè, du xuân, ăn uống…); thời gian ở trong nhà, thời gian đi ngoài đường và thời gian ở nhà người khác… Dựa vào những cách phân chia thời gian, người ta có thể đặt ra những kế hoạch cụ thể để thực hiện được mọi việc và tập trung nhiều vào các việc quan trọng nhưng vẫn đảm bảo được sức khỏe và các mối quan hệ của mình.

Để quản trị được thời gian hợp lý thì phải nhận thức rõ ràng và thực hiện nghiêm túc những kế hoạch mình đã đề ra. - Ảnh minh hoạ: giadinh.net.vn.

Quản trị rủi ro dịp Tết Nguyên đán

Thực tế, không nhiều người có kế hoạch quản trị thời gian hợp lý nên đa phần những ngày đầu nghỉ Tết đều tham gia quá nhiều hoạt động để rồi chưa hết Tết đã hết sức, sức khỏe bị ảnh hưởng và phải hủy bỏ nhiều việc, mà nhiều khi là công việc quan trọng. Từ đó làm ảnh hưởng đến cuộc sống, các mối quan hệ và đặc biệt là sức khỏe của bản thân.

Để quản trị được thời gian hợp lý thì đòi hỏi con người đó phải nhận thức rõ ràng và thực hiện nghiêm túc những kế hoạch mình đã đề ra. Quản trị thời gian hợp lý giúp người ta , làm tròn được bổn phận của mình và giữ gìn được các mối quan hệ tốt đẹp.

quản trị công việc

Như đã nói ở trên, quản trị thời gian gắn với quản trị công việc. Dịp Tết có rất nhiều việc phải làm. Vậy nên, cần phải có một kế hoạch quản trị công việc thật chu đáo vì nó quyết định nhiều vấn đề trong và sau Tết của người đó.

Trước đây, người ta vẫn quan niệm “mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy”. Nhưng ngày nay, Tết còn rất nhiều công việc liên quan đến nhiều mối quan hệ khác nhau. Để quản trị tốt công việc thì cần phải phân chia cho phù hợp: Việc cá nhân, việc gia đình, dòng họ, việc cộng đồng; việc liên quan đến đời sống tâm linh và công việc gắn với cuộc sống hàng ngày; việc cần thiết và việc không quá cần thiết; việc cố định và việc đột xuất…

Quản trị rủi ro dịp Tết Nguyên đán

Để quản trị tốt công việc thì cần phải phân chia công việc phù hợp. - Ảnh minh hoạ: thitruong.nld.com.vn

Từ việc phân chia, người ta lên kế hoạch cụ thể cho bản thân và biết phân phối sức lực để vừa đảm bảo công việc, vừa đảm bảo sức khỏe. Một người biết quản trị công việc thường lên kế hoạch được cả một chặng đường tổ chức Tết của mình một cách cụ thể và khoa học. Trong đó, lên lịch cụ thể những ngày nào phải làm công việc gì. Việc nào quan trọng thì làm trước, không quá quan trọng để làm sau. Tùy theo tính chất công việc mà phân phối sức lực hợp lý và lựa chọn cách thức di chuyển, cách thức làm việc sao cho an toàn và hiệu quả.

Quản trị công việc tốt sẽ giúp mọi người hạn chế được việc say xỉn, hạn chế tai nạn giao thông, tránh được nạn bài bạc do làm chủ được lịch trình hàng ngày của mình.

quản trị quan hệ

Tết là dịp hội tụ cũng là thời gian người ta phải xử lý nhiều mối quan hệ xã hội. Mỗi mối quan hệ lại có những giá trị và tính chất riêng đối với từng người nên việc quản trị quan hệ cũng vô cùng quan trọng.

Cần phải phân chia các mối quan hệ để xây dựng kế hoạch cho hợp lý. Trong đó cần chú ý các mối quan hệ như: Quan hệ gia đình, quan hệ họ hàng, quan hệ hàng xóm, quan hệ bạn bè, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ thầy trò,… Lập danh mục ưu tiên các mối quan hệ quan trọng và phân tích các công việc cần thiết để giữ gìn, củng cố các mối quan hệ đó. Từ đó, xây dựng một kế hoạch quản trị các mối quan hệ thông qua việc thực hiện các công việc quan trọng liên quan đến các mối quan hệ.

Quản trị rủi ro dịp Tết Nguyên đán

Ảnh minh hoạ: nguoiduatin.vn

Với những người có nhiều mối quan hệ thì nhiều khi phải lập cả ma trận để quản trị quan hệ. Bởi với những người quan hệ xã hội rộng thì họ hiểu rằng không có mối quan hệ nào không có giá trị cả. Nên cần phải có kế hoạch hợp lý may ra mới giữ được, thậm chí củng cố các mối quan hệ. Một ví dụ nhỏ, một người có thể uống được 20 chén rượu trong một ngày, nhưng họ có kế hoạch nên thăm hỏi và uống với 10 gia đình. Và một người tửu lượng tương đương nhưng họ không có kế hoạch nên đến gia đình thứ hai đã say và sẽ có khả năng mất đi mối quan hệ gần gũi với 8 gia đình mà họ không thể đến thăm hỏi.

quản trị bản thân

Đây là vấn đề quan trọng và quyết định nhất để quản trị rủi ro, đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình trong dịp Tết. Bởi xét cho cùng thì cả ba vấn đề trên cũng phải dựa trên nền tảng việc quản trị bản thân sao cho nghiêm túc và hợp lý. Quản trị bản thân chính là tạo dựng kế hoạch chủ động trong việc nhận thức, đối diện và giải quyết các rủi ro ngày Tết của mỗi cá nhân.

Trước hết là phải nhận thức được các nguy cơ, rủi ro rình rập cuộc sống của bản thân và gia đình trong dịp Tết. Rồi xây dựng kế hoạch cụ thể để đón Tết sao cho lành mạnh. Và quan trọng hơn nữa, phải đủ bản lĩnh để thực hiện kế hoạch do mình và gia đình đề ra trong dịp Tết. Ý thức được rủi ro cho mình và cho người khác để giảm thiểu là điều cần thiết.

Quản trị rủi ro dịp Tết Nguyên đán

Quản trị bản thân chính là tạo dựng kế hoạch chủ động trong việc nhận thức, đối diện và giải quyết các rủi ro ngày Tết của mỗi cá nhân.

Quản trị bản thân là luôn nhắc nhở chính mình phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người khác. Không bao giờ cho mình tâm lý bỏ mặc, buông trôi bản thân vào những cuộc vui có nhiều rủi ro, cho dù đó là ngồi với bạn bè, đồng nghiệp hay người thân lâu năm mới gặp gỡ. Quản trị bản thân chính là sự tôn trọng, quý trọng cuộc sống của bản thân và cuộc sống của người khác.

Và cuối cùng, để thay lời kết luận, xin được nhấn mạnh thêm rằng: Rủi ro luôn đi bên cạnh chúng ta, luôn đi bên cạnh mỗi một con người và luôn chờ chúng ta chủ quan, lơ là, không cẩn trọng là nó ập đến. Vậy nên, để quản trị rủi ro, thì chúng ta luôn phải ghi nhớ rằng: Không bao giờ được nghĩ rằng đã hết rủi ro. Luôn sẵn sàng đối diện và chủ động xử lý các tình huống rủi ro là yếu tố quan trọng giúp cho con người giảm thiểu rủi ro. Vậy nên, không chỉ dịp Tết Nguyên đán, mà trong cuộc sống, để vui vẻ và hạnh phúc hơn, mỗi con người cần có một chiến lược quản trị rủi ro cho bản thân và cho gia đình.

Bài viết: Thiên Trang

Ấm áp “Chuyến xe nghĩa tình” của Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh Ấm áp “Chuyến xe nghĩa tình” của Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh

Tối 29 Tết, Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) đã tổ chức Chương trình "Chuyến xe nghĩa tình" đưa đón ...

Trân trọng cảm ơn tinh thần vun đắp và trách nhiệm vì cộng đồng của CNLĐ Trân trọng cảm ơn tinh thần vun đắp và trách nhiệm vì cộng đồng của CNLĐ

Đó là lời khen ngợi và cảm ơn của đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam ...

Năm 2021: Tuổi Sửu cần làm gì để tránh được họa bất ngờ? Năm 2021: Tuổi Sửu cần làm gì để tránh được họa bất ngờ?

Trong năm 2021, tuổi Sửu đón nhận nhiều thách thức và trở ngại. Công việc tất bật và cho dù làm gì đi nữa thì ...