Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Thứ tư 03/01/2024 18:53

Quan hệ lao động: Những vấn đề mới và một số khuyến nghị

Nghiên cứu - TS. PHẠM PHƯƠNG LAN - Trường Đại học Công đoàn

Quan hệ sản xuất trong kinh tế thị trường được hình thành ở Việt Nam từ khi đổi mới. Quan hệ lao động (QHLĐ) do nhiều chủ thể tương tác với nhau thông qua cơ chế tham vấn, đối thoại, thương lượng tạo thành cơ chế vận hành của QHLĐ: cơ chế hai bên và cơ chế ba bên.
Quan hệ lao động: Những vấn đề mới và một số khuyến nghị
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ký kết Chương trình phối hợp công tác trong lĩnh vực quan hệ lao động, xây dựng giai cấp công nhân và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2019-2023. Ảnh chụp vào ngày 17/9/2019: DOÃN TUẤN.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, bức tranh QHLĐ ở nước ta ngày càng phức tạp. Điều này đòi hỏi những nỗ lực trong việc hoàn thiện QHLĐ tiến bộ, hài hòa, bền vững.

QHLĐ được tạo thành bởi người lao động (NLĐ) và tổ chức đại diện của NLĐ, người sử dụng lao động (NSDLĐ) và tổ chức đại diện của NSDLĐ, cơ quan Nhà nước. Các chủ thể kinh tế tương tác thông qua hình thức tham vấn, đối thoại, thương lượng tạo thành cơ chế vận hành của QHLĐ, gồm có cơ chế hai bên (NLĐ, đại diện của NLĐ với NSDLĐ; đại diện của NLĐ với đại diện NSDLĐ) và cơ chế ba bên (Nhà nước - đại diện NSDLĐ - đại diện của NLĐ).

Những vấn đề đang đặt ra trong QHLĐ

Trong những năm qua, Việt Nam đã hội nhập hết sức sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; đã tham gia vào hầu hết các hiệp định đa phương thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Kinh tế đối tác toàn diện khu vực (RCEP) và mới đây là Hiệp định Thương mại tự do với Vương quốc Anh. Để tham gia vào các Hiệp định này, Việt Nam đã có những hoàn thiện căn bản hệ thống pháp luật theo yêu cầu, chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Khi Hiệp định CPTPP và EVFTA có hiệu lực thì thị trường lao động ở nước ta có sự tham gia ngày càng đa dạng, phong phú của NLĐ và NSDLĐ, trong đó có cả từ nước ngoài đến; làm cho sức cạnh tranh trên thị trường lao động càng thêm khốc liệt, QHLĐ phức tạp hơn với một số vấn đề cần quan tâm sau:

Xuất hiện tình trạng phân hóa giàu nghèo do chênh lệch về thu nhập, về cơ hội tiếp cận các nguồn lực. Nếu Nhà nước không có biện pháp can thiệp một cách hiệu quả, để khoảng cách phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng sẽ làm xuất hiện tình trạng phân cực giàu nghèo, tiềm ẩn những hiểm họa cho xã hội, gây bất lợi cho thị trường lao động và QHLĐ.

Sự suy thoái đạo đức trong kinh tế thị trường như làm hàng giả, hàng nhái, buôn lậu, lừa đảo, trốn thuế… làm tổn hại đến lợi ích của những chủ thể làm ăn chân chính, đến lợi ích quốc gia và tạo nên các hình thức thu nhập bất hợp pháp. Điều này làm dấy lên những quan ngại và bất bình trong xã hội, làm tiềm ẩn nguy cơ bất ổn xã hội.

Quan hệ lao động: Những vấn đề mới và một số khuyến nghị
Hội thảo khoa học về giải pháp đảm bảo thực thi cam kết về lao động, công đoàn trong CPTPP và EVFTA do Trường Đại học Công đoàn tổ chức, tháng 5/2022. Ảnh: ĐHCĐ

Tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, thiếu minh bạch giữa các chủ doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau diễn ra khá phổ biến như ăn cắp thương hiệu, đánh cắp bản quyền... Điều này không phản ánh đúng thực lực cạnh tranh, tạo tiêu cực, bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giữa chủ doanh nghiệp và NLĐ.

Nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc sử dụng công nghệ hiện đại. Điều này không chỉ góp phần làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường, lạc hậu về trình độ công nghệ quốc gia, biến nước ta thành bãi rác thải công nghệ; mà còn làm mất cơ hội để NLĐ Việt Nam tiếp cận, cập nhật công nghệ mới trong sản xuất.

Nhận thức và tuân thủ đúng pháp luật để thực hiện thành công những cam kết của Hiệp định CPTPP và EVFTA đối với NLĐ và NSDLĐ ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế.

Vai trò của Nhà nước trong việc thúc đẩy và hoàn thiện QHLĐ

Thực trạng QHLĐ ở Việt Nam khi CPTPP và EVFTA có hiệu lực đã đặt ra yêu cầu về việc phát huy vai trò của Nhà nước một cách chủ động, tích cực để tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động của các chủ thể kinh tế. Nhà nước ta đang thể hiện khá hiệu quả vai trò này.

Đã và đang thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa

Đó là đa phương hóa, đa dạng hóa các đối tác, các thị trường với các lộ trình linh hoạt, phù hợp với điều kiện, mục tiêu của đất nước trong từng giai đoạn, tránh những rủi ro và lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác; nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến động của bên ngoài; chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, NLĐ, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế.

Môi trường pháp luật thông thoáng

Xây dựng được hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, có sức cạnh tranh quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân làm trung tâm, đặc biệt là lợi ích của đất nước. Đây chính là thể hiện sự chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký kết.

Quan hệ lao động: Những vấn đề mới và một số khuyến nghị
Thực hiện tốt đối thoại tại nơi làm việc sẽ góp phần ổn định QHLĐ. Trong ảnh: Hội nghị đối thoại với NLĐ năm 2022 tại Công ty Cổ phần Phụ gia nhựa Mega (Nghệ An). Ảnh: ĐỨC ANH.

Nhận thức của các chủ thể kinh tế về pháp luật dần được nâng cao

Các chủ thể kinh tế ở nước ta đang dần am hiểu về luật pháp quốc tế, thương mại, đầu tư quốc tế, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, giải quyết tranh chấp quốc tế. Các chủ thể kinh tế dần thực hiện nghiêm các cam kết quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký kết. Tranh thủ môi trường quốc tế thuận lợi để nâng cao năng lực hội nhập và mức độ hưởng lợi từ hội nhập, có đóng góp xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường khu vực và thế giới.

Tạo lập môi trường chính trị ổn định

Đó là thành tựu rất lớn của Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh nhiều biến động của tình hình thế giới. Cùng với đó là thành tựu bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Điều này đã thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, giúp họ yên tâm khi lựa chọn đầu tư và quyết định đầu tư lâu dài ở Việt Nam.

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ

Bao gồm hệ thống giao thông vận tải, điện, nước, thông tin liên lạc… đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đây là một trong ba đột phá lớn được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định.

Tạo lập môi trường văn hóa phù hợp

Đó là môi trường mà con người có sự năng động, sáng tạo, tôn trọng kỷ cương, pháp luật, trọng chữ tín… phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, khai thác tối ưu tiềm năng của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy các QHLĐ diễn ra tích cực, hài hòa, tiến bộ.

Một số khuyến nghị

Trước những vấn đề đang đặt ra trong QHLĐ ở Việt Nam hiện nay, xin có một số khuyến nghị sau:

Nhà nước cần có các chính sách ưu tiên

Trước tiên là chính sách phân phối thu nhập, tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng cho mỗi NLĐ trong xã hội (nhất là nhóm người yếu thế) được tiếp cận các nguồn lực, hưởng thụ các dịch vụ xã hội, vươn lên thoát nghèo, khắc phục tư tưởng bao cấp, ỷ lại; vừa bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế, ngăn chặn tình trạng chênh lệch thu nhập quá lớn, vừa khuyến khích người dân làm giàu chính đáng. Trước pháp luật thì các chủ thể phải thực sự bình đẳng.

Nhà nước chú trọng chính sách phát triển mạnh lực lượng sản xuất

Phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao thu nhập của các chủ thể, hàng hóa và dịch vụ dồi dào, chất lượng tốt… Đây là điều kiện vật chất để thực hiện công bằng xã hội trong phân phối.

Quan hệ lao động: Những vấn đề mới và một số khuyến nghị
Cần tạo lập môi trường văn hóa phù hợp, đó là môi trường mà con người có sự năng động, sáng tạo, tôn trọng kỷ cương, pháp luật… phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường. Trong ảnh: Công nhân sản xuất vật liệu xây dựng tại Công ty cổ phần Prime Group (Vĩnh Phúc). Ảnh: KIM LY.

Nhà nước phải kiểm soát tốt thu nhập của mọi công dân

Trước tiên là cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước; từ đó có chính sách, biện pháp để ngăn chặn, trấn áp, đẩy lùi những hành vi làm giàu bất hợp pháp, cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp và giữa NLĐ với nhau.

Chính phủ cần đa dạng và tăng cường các kênh thông tin tuyên truyền

Phổ biến công khai, minh bạch các quy định mà các doanh nghiệp, NLĐ cần tuân thủ; giúp họ hiểu biết đúng, đủ các cam kết, chủ động ứng phó, tránh những rủi ro không đáng có khi hiệp định CPTPP và EVFTA có hiệu lực. Tiếp tục hoàn thiện mọi cơ chế, chính sách, quy định của Nhà nước về thương mại cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam và không xung đột với các cam kết trong CPTPP, EVFTA mà Việt Nam đã tham gia.

Chính phủ cần nghiên cứu, đưa ra dự báo

Kịp thời bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật, môi trường đầu tư kinh doanh, thể chế tài chính… nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, đầu tư FDI, tạo lực đẩy cho các doanh nghiệp trong nước, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của NLĐ, doanh nghiệp và quốc gia trong thời kỳ hội nhập.

Tài liệu tham khảo

1. C.Mác - Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG - ST, HN.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG - ST, HN, 2011.

3. White, G. and Wade, R. (1985) (ed.) Developmental states in East Asia, IDS Research Report Rr.

4. Hội đồng Lý luận Trung ương, “Những điểm mới trong các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”, Nxb CTQG - ST, 2021.

5. //thuvienphapluat.vn/ van-ban/bo-may-hanh-chinh/ Luat-To-chuc-Chinh-phu-2001- 32-2001-QH10-48836.aspx.

6. //thuvienphapluat.vn/ Luat-lao-dong 2019 7. //www.ilo.org/hanoi/ Whatwedo/Publications/ WCMS_677744/lang--vi/index. htm

Chính sách mới liên quan tới người lao động và doanh nghiệp Chính sách mới liên quan tới người lao động và doanh nghiệp

Từ ngày 1/7/2022, chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 sẽ ...

Một số vấn đề xây dựng văn hóa an toàn trong doanh nghiệp tại Việt Nam Một số vấn đề xây dựng văn hóa an toàn trong doanh nghiệp tại Việt Nam

Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người và xã hội, nói như một danh nhân, đó là “thiên nhiên thứ ...

BHXH bắt buộc: Một số gợi ý chính sách để giảm tình trạng trốn đóng BHXH bắt buộc: Một số gợi ý chính sách để giảm tình trạng trốn đóng

Chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH) của hầu hết các quốc gia đều quy định người sử dụng lao động (NSDLĐ) có nghĩa vụ ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Nghiên cứu -

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Nghiên cứu -

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

Hoạt động Công đoàn -

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Công đoàn -

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

Hoạt động Công đoàn -

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Nghiên cứu -

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.

Talk Công đoàn

Đồng chí Hoàng Liên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng chia sẻ đầy tâm huyết và trách nhiệm về hoạt động công đoàn ở nơi có đông đồng bào có đạo.
Tôi công nhân

Doanh nghiệp có thể tự quyết định lựa chọn một trong 3 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Infographic

Năm 2023, công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn các cấp đã có những chuyển biến tích cực và đã đạt được những kết quả cụ thể.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 02/1/2024 gồm những nội dung chính sau đây: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới; Tình hình lao động, việc làm quý IV/2023 khởi sắc; Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm...
Bàn Phúc lợi

Trong chương trình Talk Bàn Phúc lợi số 6 với chủ đề Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường, các khách mời sẽ chia sẻ về những phúc lợi, chế độ lương thưởng hấp dẫn để giữ chân đoàn viên, người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đọc thêm

Nghiên cứu -

Với tỷ lệ chiếm gần 50% lực lượng lao động, lao động nữ (LĐN) ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của mình trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Việc thu hút lực lượng LĐN gia nhập Công đoàn Việt Nam (CĐVN) được coi là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn nói chung, của Ban Nữ công công đoàn (NCCĐ) các cấp nói riêng. Điều này đòi hỏi hoạt động NCCĐ các cấp thời gian tới cần có nhiều đổi mới để tiếp cận ngày một sát hơn với nhu cầu, nguyện vọng của LĐN.

Nghiên cứu -

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm lớn lao, sâu sắc đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.

Nghiên cứu -

Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu nhằm xây dựng, củng cố tổ chức Công đoàn theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn.

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Cán bộ là gốc rễ của mọi sự thành bại của tổ chức và điều này đã chứng minh qua thực tiễn. Trước những yêu cầu của thời kì mới, nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) là gì? Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề năng lực, trình độ, chất lượng đội ngũ CBCĐ trong thời gian tới như thế nào? Cần đưa ra giải pháp, kiến nghị gì để xây dựng đội ngũ CBCĐ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đoàn viên, người lao động và bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề tổ chức Công đoàn Việt Nam cần quan tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028.

Công đoàn -

Vần đề xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; thu hút, tập hợp người lao động (NLĐ) và tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng trở nên cấp thiết. Đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP, phê chuẩn Công ước 87, Công ước 98 của ILO.

Nghiên cứu -

Việc đại diện của NLĐ tại doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung như đại diện tham gia đảm bảo việc làm, tiền lương, hợp đồng lao động, đào tạo nghề, đối thoại, thương lương, ký kết thỏa ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, an toàn, vệ sinh lao động, BHXH, BHYT, lãnh đạo đình công...

Nghiên cứu -

Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bằng tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho giai cấp công nhân; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục giác ngộ giai cấp.

Nghiên cứu -

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước đến năm 2030 và 2045: “Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao” được Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Nghiên cứu -

Luật Công đoàn 2012 là cơ sở pháp lý quan trọng để Công đoàn Việt Nam tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát huy vai trò và ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống chính trị - xã hội. Sau hơn 10 năm áp dụng, Luật Công đoàn 2012 đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi hoàn thiện nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế.

Công đoàn -

Trong môi trường mới có tham gia của các tổ chức đại diện khác của người lao động, để công đoàn phát huy được vai trò của mình, từ đó duy trì và thu hút đoàn viên, đồng thời tiếp tục xây dựng hình ảnh, uy tín và vị thế của Công đoàn trong xã hội, cán bộ công đoàn đóng vai trò vô cùng quan trọng.