Phục hồi kinh tế - xã hội và những vấn đề đặt ra với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Nghiên cứu - 20/03/2022 14:15 TS. NGUYỄN ANH THƠ - Quyền Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và Vệ sinh lao động
Kiểm tra vận hành máy an toàn tại Nhà máy Thủy điện Hua Chăng (Lai Châu). Ảnh: Xuân Thắng. |
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Mục tiêu của Chương trình là phục hồi, phát triển nhanh , kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025: Tăng trưởng GDP bình quân 6,5 - 7%/ năm. Bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân; phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là NLĐ; bảo đảm an toàn xã hội và nhiều mục tiêu về đầu tư, tài chính, thể chế khác. Thời gian hỗ trợ: Chủ yếu thực hiện trong 2 năm 2022-2023; một số chính sách có thể kéo dài, bổ sung nguồn lực thực hiện tùy theo diễn biến dịch bệnh. Đối tượng hỗ trợ bao gồm: Người dân, NLĐ bị ảnh hưởng do dịch bệnh; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các ngành, lĩnh vực tạo động lực phục hồi và phát triển cho nền kinh tế.
Theo đó, có 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó có những nội dung liên quan đến công tác ATVSLĐ, phòng, chống dịch và hoạt động khoa học công nghệ.
Nhóm thứ nhất, mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh, ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả, kịp thời Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (2022-2023); tiếp tục hướng dẫn và triển khai thực hiện lộ trình mở cửa lại du lịch, vận tải hàng không, các ngành dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy định hướng dẫn và tăng cường tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, thực hiện thống nhất các quy định về đi lại, di chuyển của NLĐ, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và sản xuất an toàn, liên tục, ổn định với công suất và chi phí phù hợp.
Nhân viên khoa Bệnh nghề nghiệp - Sức khỏe lao động môi trường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ thực hiện quan trắc môi trường lao động tại một công ty may trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Ảnh: Hương Giang. |
Nhóm thứ hai, tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở khám, chữa bệnh ở những nơi cần thiết, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ của hệ thống y tế cơ sở; tăng cường năng lực y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp vùng; phòng, chống dịch bệnh của viện và bệnh viện cấp Trung ương gắn với đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế, sản xuất vắc xin trong nước và thuốc điều trị Covid-19, bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch. Nâng cao năng lực cơ sở tuyến đầu của hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội, chăm lo cho các đối tượng bị sang chấn tâm lý, cơ nhỡ và các đối tượng yếu thế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Nhóm thứ ba, hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, gồm rà soát, sửa đổi quy định tháo gỡ vướng mắc trong quy định về nội dung chi và quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp để đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; giải mã công nghệ; mua thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhóm thứ tư, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phấn đấu sớm hoàn thành toàn tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, các tuyến kết nối vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên với miền Trung, các tuyến cao tốc vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long; hạ tầng giao thông kết nối các vùng, cảng biển, cửa khẩu, khu và cụm công nghiệp; hạ tầng số, chuyển đổi số; hạ tầng y tế, xã hội; lao động - việc làm.
Nhóm thứ năm, cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khẩn trương xây dựng, trình ban hành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các Luật, Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 2 và Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội Khóa XV. Tiếp tục rà soát, tháo gỡ các rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh lộ trình thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường xử lý thủ tục hành chính trên nền tảng trực tuyến; tiếp tục nghiên cứu, triển khai các giải pháp đột phá, khuyến khích đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững; khẩn trương nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật, quy hoạch và quỹ đất liên quan đến nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho công nhân Công ty Cổ phần Xây dựng Phước Thành (TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: P. Duy. |
Những vấn đề đặt ra với công tác ATVSLĐ
Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống công nhân, NLĐ. Trong giai đoạn 2021- 2025, trước mắt là giai đọan 2022-2023, công tác ATVSLĐ cần sớm triển khai ngay các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Tổ chức rà soát chính sách cho NLĐ, đối tượng tham gia phòng, chống dịch Covid-19; triển khai nghiên cứu hỗ trợ các ngành tái sản xuất thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát dịch Covid-19; triển khai nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp, NLĐ điều trị F0, tư vấn tâm lý qua nền tảng “Phòng Y tế từ xa”.
Rõ ràng, kỷ nguyên số mang lại tiềm năng cho những phát triển đổi mới và tốt hơn cho NLĐ tại nơi làm việc, nhưng cũng đưa ra những thách thức mới. Bằng cách lường trước những thách thức tiềm tàng đối với ATVSLĐ, chúng ta có thể xây dựng được biện pháp phòng ngừa với việc tối đa hóa lợi ích của những công nghệ mới này, kiểm soát được môi trường làm việc an toàn cho NLĐ. Nếu được quản lý tốt, kỹ thuật số hóa có thể giảm thiểu rủi ro nghề nghiệp và tạo ra những cơ hội mới để cải thiện điều kiện làm việc; triển khai số hóa trong hoạt động quản lý, cung ứng dịch vụ ATVSLĐ.
Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát, cung cấp dịch vụ công về ATVSLĐ gồm các hoạt động chính: Rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật ATVSLĐ; xây dựng bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp trong tình hình mới (tiêu chuẩn chẩn đoán và giám định); kiện toàn cơ sở dữ liệu về ATVSLĐ.
Tăng cường thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về ATVSLĐ, gồm các hoạt động chính: Tiếp tục đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền; thực hiện chính sách hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và NLĐ, đặc biệt là người làm việc không theo hợp đồng lao động.
Đẩy mạnh nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bao gồm các hoạt động chính: Tư vấn các biện pháp và mô hình cải thiện điều kiện làm việc; hỗ trợ triển khai áp dụng các hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý ATVSLĐ (ISO 45001 - 2018).
Nhân viên Công ty CP Tập đoàn Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ khi làm việc để đảm bảo an toàn lao động. Ảnh: Mạnh Thắng. |
Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế nhằm vận động sự hỗ trợ cũng như chia sẻ kinh nghiệm thực hiện công tác ATVSLĐ với quốc tế, đặc biệt là các quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)…
Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình “Nâng cao hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ đại diện cho NLĐ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, giai đoạn 2018-2023” của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam. Trong chương trình có nội dung xây dựng, triển khai Kế hoạch “Công đoàn tham gia cải thiện điều kiện và môi trường làm việc, giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, giai đoạn 2018 - 2023”, sớm có những chương trình, dự án triển khai cụ thể Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021- 2025 vừa được Chính phủ ban bành, như thúc đẩy Chương trình khoa học, công nghệ quốc gia giai đoạn 2023 - 2028 đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam ra Nghị quyết xây dựng.
Trong giai đoạn hiện nay, trước nhiều lĩnh vực công nghiệp đang được định hình với tốc độ đáng kinh ngạc, được thúc đẩy chủ yếu bởi các cải tiến kỹ thuật số mới; các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với hỗn hợp rủi ro và cơ hội, NLĐ cũng bị cuốn vào vòng xoáy luôn thay đổi và chứa đựng đầy bất an. Những người có khả năng thích ứng tốt nhất với môi trường thay đổi liên tục ngày hôm nay là người chiến thắng trong ngày mai.
Tìm giải pháp để Công đoàn tham gia phục hồi thị trường lao động Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu vừa chủ trì Hội nghị trực tuyến về tình hình lao động và giải pháp ... |
Điều trị Covid-19 tại nhà có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không? Bạn Trần Minh Anh (quận 8 - TP. Hồ Chí Minh) hỏi: Tôi bị F0 nhưng cách ly và điều trị tại nhà theo chỉ ... |
Xây dựng xã hội an toàn trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Công tác chăm lo, đảm bảo an toàn, sức khỏe và tính mạng cho người lao động (NLĐ) là một trong những chủ trương, chính ... |
Tin cùng chuyên mục
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 24/05/2024 18:18
Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.
Công đoàn - 22/05/2024 09:47
Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.