|
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước ta hiện có 336 khu công nghiệp đã thành lập, trong đó có 261 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động; 75 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng. Tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp đang hoạt động đạt khoảng 76%. Đây là nơi tập trung khoảng hơn 3 triệu người lao động (NLĐ) làm việc, có nguy cơ cao dẫn đến bùng phát dịch bệnh. |
"LỖ HỔNG" TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 Hiện nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp có số lượng lớn lao động ngoại tỉnh đến làm việc. Các công ty có cao do môi trường đông công nhân, thường xuyên tiếp xúc gần. Hệ thống nhà trọ công nhân xung quanh các khu công nghiệp với không gian chật hẹp, khép kín cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. Nước ta đang phấn đấu thực hiện “mục tiêu kép”, theo đó, cho phép các chuyên gia, lao động tay nghề cao, quản lý doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam để điều hành các doanh nghiệp và đầu tư tại các địa phương trong cả nước, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào trong nước gia tăng… Để bảo đảm yêu cầu vừa phòng, chống dịch, vừa duy trì sản xuất, thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức nhiều đoàn kiểm tra hỗ trợ hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu công nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành phố có nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 như: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi… Qua kiểm tra, Bộ Y tế hỗ trợ các địa phương và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp rà soát, khắc phục các vấn đề còn tồn tại trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi làm việc.
Đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Công ty TNHH TOTO Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên. Ảnh: ThC Cụ thể, qua kiểm tra cho thấy, các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chủ động nghiên cứu các văn bản hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế để xây dựng và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong doanh nghiệp. Từ đó đã . Tuy nhiên, các đơn vị chưa triển khai và áp dụng toàn diện, đầy đủ các hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế, trong đó có Quyết định số 2194/QĐ-BYT ngày 27/5/2020 của Bộ Y tế về việc “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động"; nhiều nơi chưa kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 với lực lượng chủ chốt là cán bộ y tế lao động và tổ chức Công đoàn. Một số đơn vị cũng chưa có phương án ứng phó, phân luồng khi có trường hợp nghi nhiễm Covid-19 tại nhà máy cũng như công tác vệ sinh khử khuẩn tại nơi làm việc, trên các chuyến xe đưa đón công nhân... Phần lớn bộ phận y tế và người làm công tác y tế lao động có vai trò đề xuất thành lập ban chỉ đạo. Người phụ trách công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã tích cực tham mưu xây dựng và ban hành kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở; tham mưu cho ban chỉ đạo ra thông báo, hướng dẫn NLĐ; tổ chức tập huấn, tuyên truyền các biện pháp vệ sinh khu công nghiệp và phòng, chống dịch bệnh; đề xuất bố trí và bổ sung trang thiết bị, khẩu trang, xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay, dung dịch khử khuẩn bề mặt; phối hợp với tổ chức Công đoàn theo dõi sức khỏe NLĐ. Khi phát hiện các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở ở NLĐ đã tổ chức cách ly, hạn chế tiếp xúc, vệ sinh khử khuẩn, thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố; đồng thời đề xuất người sử dụng lao động phân công, thành lập tổ kiểm tra, giám sát; thường xuyên cập nhật tình hình dịch Covid-19 và tổng hợp báo cáo.
Khử khuẩn tay trước khi vào làm việc - một trong những biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Nguyễn Liên Tuy nhiên, nhìn chung, cán bộ y tế lao động (lực lượng chủ chốt tại cơ sở) trong phòng, chống dịch Covid-19 chưa được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Do đó, chưa có khả năng tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp về xây dựng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 từ việc mua sắm, cung cấp các trang thiết bị phòng, chống dịch đúng tiêu chuẩn. Nhiều doanh nghiệp ở các khu công nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bố trí nơi thăm khám sức khỏe công nhân ngay gần khu vực sản xuất. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng lây nhiễm khi phát hiện trường hợp nhiễm Covid-19 trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường hợp đồng với các công ty, phòng khám trong việc cung ứng nhân lực làm công tác y tế lao động tại cơ sở. Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy, cán bộ y tế lao động thường có bằng y sĩ, không thường xuyên làm việc tại doanh nghiệp và lúng túng khi được hỏi về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Phòng Y tế lao động chưa đảm bảo yếu tố phân luồng, cách ly khi phát hiện ca nghi nhiễm Covid-19… Một bộ phận doanh nghiệp trong khu công nghiệp chưa thực hiện được công tác , theo nguyên tắc phải sử dụng dung dịch 0,05% Clo hoạt tính hoặc cồn 70%; dùng cồn 70% để lau các bề mặt dễ bị ăn mòn có tiết diện nhỏ; thời gian cách ly sau khi khử khuẩn ít nhất 30 phút; ưu tiên khử khuẩn bằng lau rửa; làm sạch trước khi khử khuẩn; sử dụng quần áo bảo hộ lao động khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn... Đó là những “lỗ hổng” cần khắc phục ngay trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu công nghiệp. |
GẮN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 VỚI AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG Với đặc thù đông doanh nghiệp và NLĐ, nên biện pháp bảo đảm an toàn cho NLĐ trong các khu kinh tế, khu công nghiệp là nhiệm vụ rất cấp bách. Việc gắn công tác an toàn, vệ sinh lao động với công tác phòng, chống dịch Covid-19 có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và NLĐ. Ở đây, vai trò của tổ chức Công đoàn các cấp, nhất là công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp có vị trí rất quan trọng. Các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động phải được áp dụng triệt để hơn nữa vào công tác phòng, chống dịch Covid-19; trong đó công đoàn và doanh nghiệp cần chú trọng tuyên truyền phổ biến văn bản pháp luật về an toàn phòng, chống dịch Covid-19 cho NLĐ, người sử dụng lao động, giúp NLĐ nắm vững các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ lao động... Biện pháp tuyên truyền hiệu quả được chuyên gia khuyến cáo là tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền trực tiếp và tuyên truyền hình thức khác như: Treo băng rôn, pano, áp phích trong khu vực sản xuất… Đặc biệt, công đoàn và doanh nghiệp cần phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tăng cường bố trí hệ thống thông gió, cải tạo môi trường không khí nhà xưởng cho NLĐ. Các đơn vị, nhất là ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và bản thân doanh nghiệp cần rà soát, xây dựng đầy đủ nội quy, quy định về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phòng, chống dịch Covid-19 cho NLĐ; trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ, trong đó có nước sát khuẩn và khẩu trang.
Tăng cường tuyên truyền an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp góp phần phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: congdoanquangninh Các cơ quan quản lý cần thường xuyên kiểm tra, thanh tra để nắm bắt việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và phòng, chống dịch Covid-19 của doanh nghiệp như: Xây dựng nội quy về an toàn lao động, phòng, chống dịch Covid-19 tại doanh nghiệp, vận động NLĐ tích cực tham gia thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 và an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, xanh, sạch, đẹp. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-9 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, biến chủng virus có tốc độ lây lan nhanh và phần lớn ca bệnh không có triệu chứng. Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất cần phải có kế hoạch sẵn sàng đáp ứng các tình huống xảy ra. NLĐ cần chấp hành nghiêm túc nội quy an toàn, vệ sinh lao động và phòng, chống dịch Covid-19 của doanh nghiệp. NLĐ phải nhận thức đầy đủ việc chấp hành nội quy trước hết nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe cá nhân mình, an toàn cho người xung quanh và doanh nghiệp.
NLĐ cần chấp hành nghiêm túc nội quy an toàn, vệ sinh lao động và phòng, chống dịch Covid-19 của doanh nghiệp.Ảnh: bing.com |
Bài viết: TS. Nguyễn Đức Sơn Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế)
|