|
Nhằm phòng tránh những thiệt hại do dịch bệnh Covid-19 gây ra, thời gian qua, các doanh nghiệp ở Khu công nghiệp Bắc Thăng Long đã thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) nhằm bảo đảm sức khỏe và tính mạng của người lao động (NLĐ), góp phần quan trọng vào việc phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của họ. Đây là hoạt động mang ý nghĩa rộng lớn, (BHLĐ) với bảo vệ môi trường và văn hóa trong sản xuất. |
Tổ chức phòng, chống dịch và huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ Khu công nghiệp Bắc Thăng Long nằm ở huyện Đông Anh, phía Bắc của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 15km và cách Sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 20km, với tổng diện tích 295 ha. Hiện khu công nghiệp có 101 nhà máy, trong đó có 98 doanh nghiệp nước ngoài và 3 doanh nghiệp liên doanh. Các doanh nghiệp ở khu công nghiệp này chủ yếu sản xuất hàng xuất khẩu. |
Khu công nghiệp Bắc Thăng Long hiện có 101 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu. Nguồn: toplist.vn Hiện Khu công nghiệp Bắc Thăng Long thu hút được hàng chục nghìn lao động. Trong đó các doanh nghiệp là Canon, Hoya, Nissei, Panasonic, mỗi doanh nghiệp thu hút tới vài nghìn lao động. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát trên cả nước, các doanh nghiệp ở đây luôn thực hiện nghiêm việc kiểm tra, đo thân nhiệt cho toàn bộ NLĐ. Nhiều doanh nghiệp đã bố trí cán bộ chuyên trách về ATVSLĐ, xây dựng quy chế ATVSLĐ khá đầy đủ; xây dựng kế hoạch BHLĐ; tổ chức đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ cho NLĐ; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở NLĐ nghiêm túc thực hiện các quy định về ATVSLĐ, sử dụng có hiệu quả các trang bị phòng hộ cá nhân trong quá trình làm việc. Các doanh nghiệp thường xuyên khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ; trên cơ sở đó bố trí công việc phù hợp với sức khỏe NLĐ, tỷ lệ NLĐ có sức khỏe tốt năm 2020 (loại I và II) tăng 1% so với năm 2019; quản lý hồ sơ sức khỏe NLĐ, sổ ghi chép tai nạn lao động (TNLĐ) và tham gia điều tra các vụ TNLĐ xảy ra trong khu công nghiệp. Các doanh nghiệp đã trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ như quần áo bảo hộ, găng tay, ủng, kính, quần áo chuyên dụng, mặt nạ, khẩu trang, nút tai,… đáp ứng yêu cầu công việc. |
Công nhân viên Công ty Yamaha Motor Việt Nam thực hiện đeo khẩu trang, xịt dung dịch sát khuẩn trước khi vào làm việc. Ảnh: H.A |
Thực hiện Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2021, các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long đã tập trung vào việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của NLĐ, người sử dụng lao động (NSDLĐ) về công tác ATVSLĐ, nhất là lao động, sản xuất trong thời điểm dịch bệnh Covid-19, đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, sức khỏe của NLĐ, không để dịch bệnh lây lan trong CNLĐ. Công tác đo kiểm tra môi trường lao động, được các doanh nghiệp xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình lao động, sản xuất nên đã đầu tư nhiều kinh phí để tạo ra môi trường làm việc tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh lao động. Báo cáo của các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long cho thấy, đã có 3.260 mẫu đo môi trường lao động được thực hiện, trong đó có 192 mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (5,89%), giảm 1,3% so với cùng kỳ. Nhiều doanh nghiệp đã lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, trang bị điều hòa, quạt thông gió,… góp phần nâng cao được sức khỏe cho NLĐ. Các doanh nghiệp cũng chủ động, trách nhiệm trong phòng dịch, đảm bảo môi trường làm việc an toàn. Các doanh nghiệp cũng chủ động, trách nhiệm trong phòng dịch, đảm bảo môi trường làm việc an toàn. Nguồn: dantri.com.vn Theo Công đoàn Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, các doanh nghiệp ở đây đều đặt điểm rửa tay sát trùng tự động tại các điểm ra, vào nơi sản xuất và nhà ăn tập thể. Đồng thời phun thuốc tiêu độc khử trùng; cung cấp miễn phí khẩu trang vải cho công nhân. Ban Quản lý, Công đoàn Khu công nghiệp cũng phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Đông Anh tổ chức đo thân nhiệt cho công nhân; lắp vách ngăn tại nhà ăn. Đối với khách hàng đến làm việc, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đều phát khẩu trang, dung dịch rửa tay sát khuẩn, lấy thông tin lịch trình tiếp xúc của khách hàng và phun thuốc xịt khuẩn các phương tiện ra, vào. Nhờ thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh nên các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long luôn duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định cho NLĐ trong thời gian diễn ra dịch Covid-19. Chẳng hạn, tại Công ty Canon, việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 được siết chặt, kể cả thời điểm dịch bệnh được kiểm soát và không phát sinh ca mắc trong cộng đồng. Lãnh đạo, công đoàn công ty luôn theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe NLĐ trong suốt quá trình làm việc, bảo đảm xử trí kịp thời mọi tình huống có thể xảy ra. Đặc biệt, sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán, tất cả lao động ngoại tỉnh khi quay trở lại làm việc, nhất là những tỉnh có dịch đều yêu cầu phải có giấy xác nhận sức khỏe. Song song với việc chủ động triển khai quyết liệt các biện pháp bảo đảm an toàn cho NLĐ, công đoàn các doanh nghiệp cũng thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến tình hình dịch, tuyên truyền, vận động NLĐ tự giác tuân thủ các quy định phòng, chống dịch tại doanh nghiệp cũng như tại nơi sinh sống, đặc biệt là thông điệp “5K” của Bộ Y tế. Đảm bảo giãn cách tại nhà ăn Công ty TNHH FWCC Sowa. Nguồn: laodongthudo.vn |
Để đảm bảo thực hiện tốt “mục tiêu kép” Để vừa phòng, chống dịch, vừa duy trì sản xuất, kinh doanh, Ban Quản lý và Công đoàn Khu công nghiệp Bắc Thăng Long đã thành lập các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho NLĐ. Qua kiểm tra cho thấy hầu hết các doanh nghiệp nghiêm chỉnh chấp hành tốt công tác phòng, chống dịch; tuyên truyền, phổ biến các văn bản chuyên môn, quy tắc ứng xử đối với nhân viên, nội dung về ATVSLĐ và các văn bản quy phạm pháp luật mới về chế độ chính sách đối với NLĐ. Một số doanh nghiệp đã tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ vận hành máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực sự tuân thủ các nội dung trong phòng, chống dịch Covid-19. Việc tự kiểm tra về công tác ATVSLĐ tại các bộ phận, phòng, tổ sản xuất còn còn hạn chế; một số doanh nghiệp có tổ chức kiểm tra ATVSLĐ nhưng không có biên bản tự kiểm tra, không đưa ra các khuyến cáo về ATVSLĐ tại nơi làm việc. Để hạn chế TNLĐ và đảm bảo ATVSLĐ, an toàn phòng, chống dịch bệnh, theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long cần phải nâng cao trách nhiệm của các lãnh đạo doanh nghiệp và vai trò của NLĐ trong việc tự bảo vệ mình, tránh nguy cơ dẫn đến TNLĐ. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch tăng cường các biện pháp phòng ngừa, bảo đảm ATVSLĐ trong Tháng hành động về ATVSLĐ năm nay, nhằm tạo môi trường làm việc, điều kiện làm việc tốt nhất cho NLĐ an tâm khi sản xuất, góp phần nâng cao nâng suất, hiệu quả trong lao động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng lên kế hoạch tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho NLĐ về những quy định, biện pháp làm việc an toàn, những TNLĐ cần đề phòng; trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật BHLĐ. Kiểm tra thân nhiệt cho công nhân lao động trong quá trình làm việc tại Công ty TNHH FWCC Sowa. Nguồn: laodongthudo.vn Theo Công đoàn Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, một nội dung trong công tác phòng, chống dịch gắn với bảo đảm ATVSLĐ là việc xây dựng văn hóa an toàn, đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường làm việc. Đây là việc đang được các công đoàn cơ sở phối hợp với doanh nghiệp triển khai. Trong bối cảnh đại dịch đã làm thay đổi điều kiện lao động, thói quen sinh hoạt, các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long đặt mục tiêu bảo đảm an toàn vệ sinh nơi làm việc. Cải thiện điều kiện lao động và tăng cường các giải pháp phòng ngừa rủi ro nhằm tạo môi trường lao động an toàn, bền vững. Qua đó góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện thu nhập của NLĐ. Công tác phòng, chống dịch Covid-19 và bảo đảm ATVSLĐ không phải đến Tháng hành động về ATVSLĐ mới được các cấp công đoàn, doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long triển khai; song đây là dịp cao điểm để công đoàn cùng doanh nghiệp tăng cường công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về ATVSLĐ; chủ động và tăng cường các giải pháp ứng dụng công nghệ trong đánh giá, kiểm soát các nguy cơ, nói “không” với rủi ro mất an toàn; thực hiện tốt ATVSLĐ tại nơi làm việc; chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình sáng kiến cải thiện điều kiện lao động, để nâng cao nhận thức của cả NSDLĐ, NLĐ về tầm quan trọng của công tác phòng, chống dịch bệnh cũng như bảo đảm ATVSLĐ; góp phần thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ và của mỗi doanh nghiệp: Vừa bảo đảm an toàn vừa duy trì, đẩy mạnh sản xuất. Các doanh nghiệp luôn đảm bảo thực hiện tốt "mục tiêu kép" vừa chống dịch vừa duy trì sản xuất, kinh doanh. Nguồn: bing.com Tài liệu tham khảo:
|
Bài viết: TS. Cấn Hữu Dạn Khoa Quản lý Nguồn nhân lực, Trường Đại học Lao động xã hội
|