Đó là lời chia sẻ thật lòng của chị Bắc đang làm việc tại Công ty CP Dệt May Phong Lan (huyện Hóc Môn, TP HCM). Nhờ có "phiên chợ nghĩa tình" này mà công nhân đi chợ mua hàng không phải nhìn giá. Vì tất cả sản phẩm hầu như đều rẻ hơn so với thị trường từ 30% đến 50%. |
“Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình" là để phục vụ nhu cầu mua sắm cho người lao động. Năm nay, phiên chợ được diễn ra trong 5 ngày (từ 22/1 đến hết ngày 26/1) với 100 gian hàng của 71 doanh nghiệp cung cấp đa dạng các mặt hàng phục vụ mua sắm Tết như: thực phẩm, gia vị, bánh kẹo, quần áo, giày dép… |
Người lao động tham gia khai mạc "Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình" . Ảnh: N.N |
Chị Bắc là người con xứ Nghệ vào TP HCM làm việc và lập gia đình được 10 năm. Vợ chồng chị làm cùng công ty và có cô con gái nhỏ hơn 1 tuổi. Chị Bắc kể, hai vợ chồng làm việc tại Hóc Môn, cách nơi tổ chức phiên chợ (Công viên Làng Hoa, quận Gò Vấp, TP HCM) khoảng 20 km. Tuy đường xa, nhưng cả gia đình vẫn rất háo hức để đi chợ vì giá cả mặt hàng rẻ, hơn nữa hai vợ chồng còn được Công đoàn Công ty tặng phiếu mua hàng. “Đi làm về, hai vợ chồng tôi ghé qua nhà thay quần áo và đón con tại nhà trẻ rồi chở nhau lên “phố”. Thấy các anh chị công đoàn nhắn là có mặt trước 18 giờ nên chúng tôi không dám chậm trễ, 17 giờ 45 phút là có mặt tại Công viên Làng Hoa. Cầm tấm phiếu trên tay của hai vợ chồng và nhìn các mặt hàng tại phiên chợ, tôi thích lắm, ở đây có tất cả các loại sản phẩm tôi muốn mua trong Tết này”, chị Bắc bộc bạch. |
Người lao động cùng gia đình đến “Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình". Ảnh N.N
Ngồi chờ chương trình bắt đầu, chị Bắc thủ thỉ với tôi, năm nay dịch bệnh khó khăn, hai vợ chồng chị khốn khó không ngờ. Đầu tiên là chuyện đi học của con, sau đó là tiền học hành, chi phí sinh hoạt. Có lúc vợ chồng chị tưởng chừng như phải bỏ về quê chồng ở Bến Tre để nương nhờ vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Thế rồi, mọi chuyện cũng đỡ hơn, thời gian trôi qua, cái Tết nữa lại đến. Chị không chỉ bất ngờ về việc mình được tặng phiếu mua hàng trị giá 300.000 đồng; được mua các mặt hàng giá rẻ hơn so với thị trường mà chất lượng lại đảm bảo. Niềm vui hơn nữa với chị Bắc là công đoàn cơ sở đã tặng cho chị 01 tấm vé tàu hỏa để |
Người lao động đang mua sắm tại phiên chợ. Ảnh N.N |
“Tốt lắm cô ơi! Một chuyến về quê mua vé là 2 triệu đồng, nếu để tôi lo hết thì khó quá, vì kiếm tiền đâu có dễ trong mùa dịch này. 2 triệu bằng nửa tháng lương của tôi rồi, bằng cả tháng gửi trẻ của con. Nhưng được công đoàn hỗ trợ 1 vé về thì bản thân cũng lo được 1 vé trở lại. 26 Tết này, tôi sẽ về trước cùng con gái, chồng tôi còn về quê nội sau đó mới ra Nghệ An. Nghĩ đến về quê ăn Tết cùng bố mẹ mà tôi háo hức, phải đến 5 năm nay tôi ”, chị Bắc không giấu được niềm hạnh phúc nói. |
Có rất nhiều sản phẩm để người lao động lựa chọn. Ảnh N.N
Không chỉ có chị Bắc mà còn nhiều, rất nhiều công nhân lao động đang sống và làm việc tại TP HCM có chung nỗi lòng như thế. Họ khó khăn khi phải xa quê đi làm ăn, lại càng vất vả hơn khi mùa dịch làm gián đoạn công việc, không có thu nhập để lo cho cuộc sống, nói gì đến về quê ăn Tết. Tuy nhiên, nhờ có một phần hỗ trợ không nhỏ của công đoàn đã giúp họ có niềm tin, niềm vui nhỏ nhoi ngày Tết. |
"Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình" chính thức khai mạc Ảnh: N.N |
Thực tế, các mặt hàng có trong phiên chợ này đều được doanh nghiệp bán với giá ưu đãi. Bên cạnh đó, LĐLĐ TP HCM cũng trao tặng 1.500 phiếu mua hàng cho các đoàn viên công đoàn khó khăn, mỗi phiếu trị giá 300.000 đồng. Ông Trần Đoàn Trung - Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ TP HCM chia sẻ rằng, “Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình" là nơi để người lao động được mua sắm các loại sản phẩm thiết yếu mà gia đình cần với giá cả hợp lý. Đây là hoạt động mà LĐLĐ thành phố muốn hỗ trợ anh, chị, em công nhân được đón Tết đầm ấm, sung túc hơn sau một năm dịch bệnh khó khăn. |
Đặc biệt quan tâm đến người lao động không về quê ăn Tết vì khó khăn
Mặc dù 2020 là năm có nhiều biến động và khó khăn vì dịch Covid - 19 bùng phát. Nhưng không vì thế mà LĐLĐ ... |
"Mày tuổi gì?"
Đấy là câu hỏi của một người đàn ông say rượu mà vẫn lái xe và quát nạt một cảnh sát giao thông (CSGT) khi ... |
Không để người lao động nào ở lại phía sau trong cuộc chuyển đổi số của ngành Điện
Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) nói riêng và toàn ngành Điện nói chung đang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng ... |
Nguyễn Nga Đồ họa: Russia |