|
Trong phát biểu bế mạc Đại hội XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, thành công của Đại hội không phải ở chỗ thông qua được Nghị quyết, bầu được Ban Chấp hành mới, mà phải đưa được Nghị quyết vào cuộc sống: “Có biến thành của cải vật chất hay không, có mang lại giàu có và hạnh phúc cho nhân dân hay không, đó mới là thành công thực tế của Đại hội”. Do đó, để vận dụng, quán triệt, đưa Nghị quyết vào cuộc sống, trước hết phải thấu hiểu Nghị quyết. |
TINH THẦN ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIIIThứ nhất, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là sự tổng kết quá trình nhận thức về tư tưởng cốt lõi định hướng hoạt động. Nếu Đại hội VI là Đại hội đổi mới; Đại hội VII là Đại hội đề ra Cương lĩnh phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Đại hội VIII là Đại hội đề ra chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Đại hội IX là xác định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Đại hội X là Đại hội tổng kết 20 năm đổi mới, xác định mục tiêu đưa đất nước sớm ra khỏi tình trạng nước kém phát triển; Đại hội XI là Đại hội bổ sung, phát triển Cương lĩnh phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và quyết định đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, hội nhập quốc tế; Đại hội XII là Đại hội chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; thì Đại hội XIII phản ánh nhận thức mới của Đảng về , hạnh phúc với mục tiêu đến giữa thế kỷ XXI trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. |
Đổi mới, sáng tạo để Việt Nam sớm trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ảnh: cadisun.com.vn |
Thứ hai, trong quá trình hoạt động thực tiễn, đổi mới, sáng tạo phải được triển khai toàn diện trên các lĩnh vực với nhiều giải pháp đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, với lộ trình, bước đi được tính toán kỹ lưỡng, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế đất nước. Trong những năm vừa qua, Quốc hội, Chính phủ đã bước đầu hoàn thiện thể chế hướng đến tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các chủ thể tham gia các mối quan hệ xã hội được thực sự bình đẳng. Xác định . Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, công nghệ số, chuyển đổi số trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản trị..., từng bước hình thành kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số, tạo ra những giá trị mới và sức mạnh tổng hợp mới của đất nước. Sở dĩ có những nhận định như trên vì trong những năm qua, đổi mới, sáng tạo ở Việt Nam tuy đạt được một số thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử nhưng năng lực đổi mới, sáng tạo của Việt Nam cũng như mức độ sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 còn thấp. Hiện Việt Nam chỉ xếp ở hạng 67/141 quốc gia về năng lực đổi mới sáng tạo. Trong bảng xếp hạng các hoạt động đổi mới sáng tạo trên toàn cầu, Việt Nam vẫn thấp hơn rất nhiều so với nhóm dẫn đầu, bao gồm Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Malaysia, và thấp hơn đáng kể so với Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan. Các chỉ tiêu kinh tế cụ thể được thông qua tại Đại hội XIII là thách thức không nhỏ với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Đó là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm giai đoạn 2021-2025 là 6,5 - 7%/năm; đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 - 5.000 USD; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 50%; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP. Đạt được thành tích này đòi hỏi phải có giải pháp đột phá mang tính đổi mới, sáng tạo. Từng bước hình thành kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số, tạo ra những giá trị mới và sức mạnh tổng hợp mới của đất nước. Ảnh: bing.com |
Giải pháp đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo nhằm hiện thực hóa mục tiêu Đại hội XIII của ĐảngThứ nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược phải có tư duy chiến lược, đạt được phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ được giao. Thực tế những năm qua, một bộ phận cán bộ cao cấp trong hệ thống chính trị, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược được giao phụ trách quản lý kinh tế, tài chính, tiền tệ,… đã tha hóa, biến chất. Họ đã lập ra những dự án thiếu tính khả thi gây thất thoát, lãng phí, tham nhũng hàng trăm ngàn tỷ đồng. Gây ra tác động tiêu cực cho nền kinh tế, gia tăng nợ công quốc gia, làm suy giảm niềm tin của cán bộ, nhân dân vào Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược thật sự trong sạch về đạo đức, có tư duy chiến lược, có năng lực ra những quyết định đổi mới, sáng tạo có tính đột phá trong tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, quản lý xã hội, phòng, chống dịch bệnh… là vô cùng quan trọng đối với nước ta giai đoạn hiện nay. Cán bộ chiến lược cần tránh tư tưởng, chủ nghĩa dân túy, tức những lời nói hành động có vẻ vì dân nhưng thực tế không thực hiện được. Những cán bộ như nói trên thực tế còn hạn chế về tầm tư duy chiến lược. Cần xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược phải đạt được phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ được giao. Ảnh: vtv.vn Thứ hai, đẩy nhanh việc xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia phục vụ chuyển đổi số, kinh tế số, . Trung tâm này sẽ được hưởng các cơ chế, chính sách ưu đãi cao nhất và các thủ tục hành chính thuận lợi nhất theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp hiện thực hóa mục tiêu: Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử; kinh tế số đóng góp 30% GDP vào năm 2030; năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 8%; mọi người dân có cơ hội tiếp cận, trải nghiệm các dịch vụ thiết yếu thông minh để thực sự không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển đất nước. Thứ ba, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ, theo tinh thần đổi mới, sáng tạo. Trong những năm vừa qua, một số tập đoàn kinh tế như Vingroup đã đầu tư hiệu quả cho hoạt động nghiên cứu khoa học và thu được những thành tựu lớn. Vì vậy, khuyến khích và thành lập các trung tâm nghiên cứu hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế của tư nhân, các thành phần kinh tế ngoài nhà nước góp phần đẩy nhanh sự phát triển là yêu cầu cần được quan tâm của Chính phủ nhiệm kì mới. Mặt khác, muốn doanh nghiệp tư nhân đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phải thực sự coi kinh tế tư nhân có vai trò then chốt, động lực trong phát triển kinh tế. Khuyến khích và thành lập các trung tâm nghiên cứu hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế của tư nhân là yêu cầu cần được quan tâm. Ảnh: ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Thứ tư, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp với các trường đại học, viện nghiên cứu theo hướng lấy hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất lao động, đổi mới, sáng tạo là trung tâm. Các trường đại học không chỉ là nơi truyền đạt tri thức mà phải là nơi sáng tạo ra tri thức mới. Vì vậy, trường đại học phải là chủ thể nghiên cứu, coi nghiên cứu là nhiệm vụ bắt buộc. Chính phủ cần giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học, đó là điều kiện tiên quyết tạo động lực cho sự đổi mới, sáng tạo. Thứ năm, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước ở tất cả các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các cộng đồng dân cư tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trong cả nước chào mừng thành công của Đại hội, gắn với triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của từng cơ quan đơn vị, từng cá nhân. Đi đầu là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Cán bộ phải thật sự là tấm gương tốt để quần chúng noi theo. Thực hiện đồng bộ những giải pháp trên với tinh thần đổi mới, sáng tạo. Có quyết tâm, chương trình, kế hoạch cụ thể từ trên xuống dưới, lãnh đạo sâu sát, cụ thể, quyết liệt, kiểm tra đôn đốc thường xuyên, kịp thời khen thưởng người thực hiện tốt, phê bình, thậm chí kỷ luật những người làm sai, làm hỏng, làm trái nghị quyết của Đảng như lời phát biểu bế mạc Đại hội XIII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Với khát vọng vươn lên mạnh mẽ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và nhân dân cả nước, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao, sánh ngang với các cường quốc năm châu như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước. |
Bài viết: TS. Đào Đình Thưởng Học viện Chính trị khu vực I
|