Phải làm gì sau khi tham gia chữa cháy?
Đời sống - 29/08/2019 19:05 Ý Yên (T.H)
Trong mỗi vụ hoả hoạn, khói bụi và chất độc luôn được tạo ra liên tục và bám vào quần áo, cơ thể và đặc biệt là đường hô hấp của những người tham gia chữa cháy. Kết thúc quá trình chữa cháy, việc không thể thiếu với bất kỳ ai là phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giặt giũ quần áo và theo dõi tình hình sức khỏe.
Tuy nhiên, có những bộ phận trên cơ thể bị tác lớn từ đám cháy, nhưng để tẩy sạch lại cần phải có sự hỗ trợ của bộ phận y tế.
Khói là một trong những tác nhân chính khiến nhiều người thiệt mạng trong các vụ hỏa hoạn. Trong khói có rất nhiều khí độc được sinh ra, trong đó CO2 và CO là nguyên nhân chính gây tử vong. Các loại khí này rất độc với hệ hô hấp và hệ tuần hoàn, khiến cơ thể tiêu hao nhiều thể lực.
Đặc biệt khi hít phải những loại khói từ các đám cháy nhựa, sơn hay chất xốp... về lâu dài có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Theo các bác sĩ, nếu khí độc từ các vụ cháy không được đào thải ra khỏi cơ thể, chúng có thể để lại một số di chứng như làm giảm trí nhớ, mất bình tĩnh, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể.
Cách thải độc cơ thể sau vụ cháy
Tập hít thở sâu
Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên theo dõi cơ thể sau khi thoát ra từ vụ cháy, hoặc sau khi tham gia chữa cháy. Việc đầu tiên cần dành nhiều thời gian (vài ngày) tập hít thở sâu ở những nơi có không khí trong lành, lượng khí độc trong cơ thể dần dần sẽ được đào thải ra ngoài và hầu như không để lại di chứng gì.
Tăng cường dinh dưỡng
Bên cạnh đó, cần có một chế độ dinh dưỡng đa dạng, ăn nhiều rau xanh để cung cấp các vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe, từ đó gia tăng sức đề kháng, chống lại những tác nhân xấu tấn công cơ thể cũng như giúp quá trình đào thải các tàn dư khí độc nhanh hơn.
Uống nhiều nước
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi cơ thể bị nhiễm độc, thận sẽ là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc bài trừ độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, cần uống nhiều nước để giúp quá trình bài tiết chất độc diễn ra nhanh chóng cũng là một trong những phương pháp thải độc hiệu quả.
Theo đó, nên uống 2 lít nước lọc mỗi ngày. Đồng thời, tăng cường tập thể dục để tăng quá trình lưu thông máu, nhờ đó các độc tố sẽ được đào thải dễ dàng, giúp cơ thể sớm hồi phục so với ban đầu.
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.