Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

"Ông Dẻo" và 1000 suất xôi tặng người lao động nghèo giữa mùa dịch

Câu chuyện quanh tôi - M.C

"Làm thiện nguyện là điều tôi đã theo đuổi từ nhiều năm nay và việc đó khiến tôi thấy mình có giá trị hơn vì đã giúp được cho cộng đồng, xã hội", anh Cường chia sẻ.
"Ông Dẻo" nấu 1000 suất xôi tặng người lao động nghèo giữa mùa dịch
Anh Phạm Duy Cường (tên thường gọi là Dr. Dẻo) hiện là giám đốc một công ty thực phẩm tại Hà Nội.

Hà Nội đang trong những ngày giãn cách, rất nhiều lao động tự do đã rơi vào cảnh khó khăn do không có việc làm. Dịch bệnh xảy ra, họ bất đắc dĩ trở thành người vô gia cư, miếng ăn không có, chỗ ở vạ vật, kẹt cứng giữa Hà Nội vì không thể về quê.

Thấu hiểu những khó khăn đó, anh Phạm Duy Cường (SN 1982, ở Hà Nội) đã quyết định cùng những người bạn chuẩn bị các suất xôi dẻo thơm để gửi tặng người lao động nghèo.

Mỗi ngày, từ 16h30, anh Cường cùng 7 người bạn có mặt tại xưởng chế biến thực phẩm trên phố Nguyễn Sơn, quận Long Biên để bắt tay vào công việc nấu xôi. Người ngâm gạo, người chuẩn bị nồi, người làm ruốc, mỗi người một việc, những người đàn ông không ngại nóng bức, giam mình trong căn bếp cặm cụi nấu nướng.

Trung bình một mẻ xôi mất khoảng 30 phút nhưng để hoàn thành khối lượng xôi lớn như vậy thì cả nhóm liên tục đồ mẻ này tới mẻ khác. Cứ như thế, công việc kéo dài tới tận 4h sáng mới xong.

Sau khi hoàn thành, mỗi mẻ xôi sẽ được chia suất, trộn ruốc, sau đó ủ nóng trong thùng xốp để đợi tập kết lên xe bán tải đem đi phát.

"Ông Dẻo" và 1000 suất xôi tặng người lao động nghèo giữa mùa dịch
Những phần xôi đầy đặn được hoàn thành lúc 4h sáng và được ủ nóng để giao tới tay người lao động.

Khi mới bắt đầu việc nấu xôi thiện nguyện, thông qua danh sách người cần hỗ trợ của Hội Chữ thập đỏ, nhóm anh Cường nấu khoảng 500 suất mỗi ngày. Tuy nhiên, khi chia sẻ câu chuyện của mình lên mạng xã hội, anh Cường cũng kết nối được rất nhiều với các thành viên trong mạng lưới từ thiện để từ đó vận chuyển xôi tới các khu vực bị phong tỏa, những người lang thang cơ nhỡ ở gầm cầu Long Biên, Chương Dương, hồ Thiền Quang, quanh khu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức...

Hiện tại, trung bình mỗi ngày nhóm nấu khoảng 1000 suất xôi.

"Dịch bệnh kéo dài dễ dàng đẩy người ta ra đường lang thang lắm. Trong quá trình làm từ thiện, tôi gặp rất nhiều người trong tình cảnh khó khăn, miếng ăn thiếu thốn, chỗ ngủ cũng là lề đường. Nhưng việc phân phát thực phẩm tới cho họ không hề đơn giản, bởi họ vẫn có tâm lý ngại ngùng khi nhận hỗ trợ. Người ta nói 'của cho không bằng cách cho', vì thế tôi luôn tìm cách bắt chuyện, chia sẻ gần gũi với họ để họ vơi đi mặc cảm", anh Cường chia sẻ.

Trong những chuyến đi phát xôi từ thiện, anh Cường không khỏi xúc động khi tiếp xúc với những lao động từ vùng núi phía Bắc. Họ hầu hết là người dân tộc Mông, Mường, Thái..., cuộc sống vô vùng vất vả, khổ cực. Vừa mất việc, vừa hết tiền không có nơi nương náu, họ cứ vạ vật ở các gầm cầu, góc công trường bỏ hoang, xin đồ ăn sống qua ngày. Thậm chí có người phải cầm cố cả chứng minh nhân dân để có được 250 nghìn.

Có lần, ở khu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, anh có dịp trò chuyện với một phụ nữ quê ở Mèo Vạc, Hà Giang. Nhà quá nghèo, cô phải bỏ 3 con nhỏ ở lại quê để xuống Hà Nội làm thuê nhưng mấy tháng không có việc, cô đành ra đường sống, xin ăn.

Rồi có những nhóm công nhân nằm vạ vật tại gầm cầu vượt Vành đai 3 chờ qua ngày để về quê. Nếu dịch bệnh còn tiếp tục kéo dài, không biết họ sẽ sống như thế nào khi miếng ăn không đủ, chỗ ở cũng không.

"Ông Dẻo" và 1000 suất xôi tặng người lao động nghèo giữa mùa dịch
Anh Cường (áo đen) là một thành viên rất tích cực tham gia các hoạt động từ thiện.

Vốn là giám đốc một công ty thực phẩm tại Hà Nội, dịch bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công việc của anh Cường. Anh cho biết, thời gian này, công ty không có nhiều việc, nấu xôi làm từ thiện hầu như chiếm toàn bộ quỹ thời gian. Bận rộn xuyên đêm nhưng may mắn là anh luôn nhận được sự ủng hộ của nhân viên, người thân, bạn bè. Ngay cả chị Hạnh, vợ anh cũng luôn động viên, tiếp sức cùng chồng vào bếp để nấu xôi thiện nguyện.

Anh Cường tâm sự: "Để nấu được 1000 suất xôi, chi phí nguyên vật liệu trung bình khoảng 7-8 triệu/ngày. Ban đầu là tôi tự bỏ tiền túi, gần đây bạn bè thấy được ý nghĩa của công việc này nên đã xin cùng đóng góp. Người thì góp của, người thì góp công. Có chị giám đốc còn xung phong đưa cả nhân viên vào để tham gia phân phát cùng".

Chị Mai Hạnh, một tình nguyện viên trong nhóm của anh Cường chia sẻ: "Mình quen biết anh Cường qua nhóm Run4Self và luôn ngưỡng mộ vì những việc làm của anh. Trong vai trò là admin, anh Cường đã xây dựng một cộng đồng hào sảng với rất nhiều hoạt động tình nguyện, có ý nghĩa. Khi dịch bệnh xảy ra, việc anh cùng gia đình tổ chức nấu xôi thiện nguyện phục vụ người nghèo khiến mình rất cảm phục. Vì thế, mình đã tham gia với vai trò là tình nguyện viên với các buổi phát xôi cho các xóm lao động nghèo".

"Ông Dẻo" và 1000 suất xôi tặng người lao động nghèo giữa mùa dịch
Anh Cường (áo đen) cho biết mình rất may mắn vì được sự giúp sức của rất nhiều tình nguyện viên khi vận chuyển xôi đến cho người nghèo.

Ít ai biết, anh Cường vốn là một thành viên rất tích cực của Hội Chữ thập đỏ quận Tây Hồ trong nhiều năm nay. Tháng 6 vừa qua, anh cũng đã sáng tạo sản phẩm xương khẩu trang nhằm giúp những người thường xuyên phải sử dụng khẩu trang trong thời gian dài được thoải mái mà vẫn đảm bảo an toàn.

"Tôi tạo ra sản phẩm này khi thấy các nhân viên y tế tuyến đầu, các cán bộ ở chốt kiểm soát phải đứng ngoài trời, nắng nóng mồ hôi khiến chiếc khẩu trang nhanh chóng bị mất phom, phải thường xuyên dùng tay để kéo ra cho dễ thở", anh Cường cho biết.

Ngay sau khi sản phẩm ra mắt, anh Cường đã trao tặng hàng chục nghìn bộ xương khẩu trang tới lực lượng ở tuyến đầu chống dịch. Sản phẩm nhanh chóng được các nhân viên y tế đón nhận và cho biết sáng kiến đã giúp họ cảm thấy thoải mái hơn khi đeo khẩu trang làm việc liên tục.

"Ông Dẻo" và 1000 suất xôi tặng người lao động nghèo giữa mùa dịch
Hàng nghìn sản phẩm xương khẩu trang của anh Cường đã được trao tặng cho lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Bà Tống Thị Điệp – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ quận Tây Hồ cho biết: "Năm 2020, thông qua một hoạt động từ thiện, anh Cường cùng nhóm chạy (Run4Self) đã ủng hộ 3 tấn gạo cho người lao động nghèo tại phường Yên Phụ. Mới đây, trong chương trình vận động ủng hộ người lao động khó khăn trên địa bàn, anh lại tiếp tục có mặt từ sáng sớm để kịp chuẩn bị 350 suất xôi nóng dẻo thơm cho người nghèo. Sự nhiệt tình, tận tâm đối với các hoạt động từ thiện cộng đồng của anh Cường thực sự rất đáng quý, trân trọng".

Video anh Phạm Duy Cường trong Chương trình Cafe sáng với VTV3:

Khi bà con nghèo “tiến thoái lưỡng nan” Khi bà con nghèo “tiến thoái lưỡng nan”

Những hình ảnh bà con “chạy dịch” vật vạ trên đường về quê nhưng buộc phải quay lại vẫn ám ảnh và làm nhiều người ...

Hành trình 30 ngày từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý tránh dịch của cô gái 9x Hành trình 30 ngày từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý tránh dịch của cô gái 9x

Từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý vốn chỉ mất chưa đầy 1 ngày. Nhưng dịch Covid-19 khiến hành trình của cô ...

Hàng trăm suất cơm nghĩa tình của nhóm công nhân trao gửi bà con vùng dịch Hàng trăm suất cơm nghĩa tình của nhóm công nhân trao gửi bà con vùng dịch

Gần 10 ngày qua, CLB tình nguyện gồm nhiều anh chị em công nhân tự tay làm hàng trăm suất cơm nghĩa tình để

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Emagazine -

Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.

Câu chuyện quanh tôi -

Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…

Đời sống -

“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…

Câu chuyện quanh tôi -

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.

Câu chuyện quanh tôi -

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.

Câu chuyện quanh tôi -

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.

Video

Trường tiểu học Lê Quý Đôn (Gò Vấp, TP.HCM) vừa phát giấy khen cho các học sinh ủng hộ đồng bào lũ lụt với số tiền là trên 100 ngàn đồng. Những em còn lại sẽ nhận được thư khen của cô giáo chủ nhiệm lớp.

Tôi công nhân

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn

Đồng chí Quách Tấn Công, Trưởng ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ chia sẻ về những hoạt động công đoàn có sức lan tỏa mạnh mẽ nhờ công tác truyền thông hiệu quả.

Infographic

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đọc thêm

Câu chuyện quanh tôi -

Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.

Câu chuyện quanh tôi -

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp một mặt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Qua đó, ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn.

Kinh tế - Xã hội -

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày mất của vua Gia Long (1762-1820). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long và Húy kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế, Hiệp kỵ các Hoàng đế triều Nguyễn”. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham dự.

Câu chuyện quanh tôi -

Làm việc bằng sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của một cán bộ y tế, kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đã thầm lặng vượt lên sự kỳ thị để thấu cảm với những bệnh nhân lao, lựa chọn góp sức mình vào công cuộc chống lại bệnh lao.

Câu chuyện quanh tôi -

Cuối năm Tân Sửu, ngẫm lại, vẫn còn đó nỗi ám ảnh cuộc “về quê” xuyên quốc gia của những người lao động lam lũ tháo chạy khỏi Sài Gòn do dịch Covid-19 hồi tháng 9, tháng 10 vừa qua. Cùng với đó là người thân, gia sản của họ chất đầy trên chiếc xe hai bánh vượt đường trường, bất chấp sự thất thường của thời tiết, những tai nạn giao thông rình rập nguy hiểm.

Nét đẹp Người lao động -

Trong lúc đang quét rác, dọn vệ sinh môi trường trên tuyến đường Lê Quý Đôn, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, anh Trần Phương Lộc (công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế) đã nhặt được chiếc nhẫn kim cương. Sau đó anh đã trả lại cho người mất.

Câu chuyện quanh tôi -

Năm Tân Sửu với dịch Covid-19 dữ dội đã qua. Năm Nhâm Dần chắc chắn vẫn còn dịch Covid đang đến. Câu chuyện an toàn, vệ sinh lao động nói đi nói lại lại quay về Covid.

Câu chuyện quanh tôi -

Anh Viên Hữu Thái sinh năm 1980, tại xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; Tổ trưởng tổ xeo giấy, Phân xưởng sản xuất là công nhân vinh dự được Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh tôn vinh danh hiệu “Công nhân giỏi Xứ Thanh” năm 2021.

Câu chuyện quanh tôi -

Cù lao Bắc Phước (Triệu Phước, Triệu Phong, Quảng Trị) “bé bằng bàn tay”, cồn đất nằm ở giữa sông, với mấy “sải tay” là có thể ra biển Cửa Việt. Mảnh đất nhỏ bé này là nơi ấp ủ nhớ thương của những người con xa quê và nơi lưu luyến của lữ khách sau một lần ghé chân…

Câu chuyện quanh tôi -

Nhiều năm gắn bó với Tây Nguyên, với tôi bến nước và thuyền độc mộc ở đây là hai hình ảnh rất gợi khi nhắc đến “phổ văn hóa” đậm chất rừng của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Vì thế, sự mất - còn của hai hình ảnh ấy có mối liên hệ mật thiết đến cuộc sống, sinh hoạt trong mỗi cộng đồng.