Nịnh A Sềnh - Chàng công nhân thợ lò dân tộc say mê lao động
Người lao động - 28/08/2019 17:43 Lâm Tới
Nịnh A Sềnh |
Nghề chọn người
Trong lần về vùng mỏ Quảng Ninh công tác, tôi có ghé qua Công ty than Thống Nhất và được gặp chàng thợ mỏ người dân tộc Nịnh A Sềnh.
Nịnh A Sềnh sinh năm 1987, là người dân tộc Sán Chỉ, quê ở xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Gia đình Nịnh A Sềnh đông anh em nên học hết THCS, anh đành phải bỏ học giữa chừng, hằng ngày làm việc phụ giúp cha mẹ.
Năm 2007, Tập đoàn TKV về xã Phong Dụ tuyển sinh thợ lò, Nịnh A Sềnh đã xin phép bố mẹ đăng ký đi học. Đây chính là cơ duyên, bước ngoặt khiến anh chàng dân tộc Sán Chỉ trở thành thợ lò của Tập đoàn TKV.
Nhớ lại quãng thời gian ấy, Nịnh A Sềnh bảo: Lúc Tập đoàn về xã chiêu sinh, cũng có nhiều người đăng ký nhưng cũng có một số người dèm pha. Họ nói, đi làm thợ lò làm gì, vừa vất vả, vừa nguy hiểm. Quả thực khi đó mình cũng có chút đắn đo. Nhưng rồi được cán bộ tuyển dụng nói trước khi làm việc sẽ được đào tạo bài bản, trải qua quá trình thực hành nghiêm ngặt nên mình đã quyết định đăng ký tham gia. “Mình chỉ nghĩ giản đơn là, có cơ hội nghề nghiệp cho bản thân, sao mình không thử. Trong cuộc sống, nếu không quyết tâm, không vượt khó, chắc chắn bản thân sẽ không thể trưởng thành được”.
Theo Nịnh A Sềnh, khi xuống Cẩm Phả, anh đã trải qua 12 khóa đào tạo, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Đến năm 2008 thì anh tốt nghiệp ra trường, rồi được gọi đi làm tại Xí nghiệp 86, Tổng Công ty Đông Bắc. Sau 4 năm làm việc tại đây, năm 2012, anh về đầu quân cho Công ty than Thống Nhất, rồi gắn bó đến tận bây giờ.
Về Công ty than Thống Nhất, Nịnh A Sềnh làm việc trong hầm lò tại phân xưởng Đào lò 1. Với bản tính cần cù, chịu khó, tuân thủ nghiêm túc kỷ luật lao động, có tinh thần sáng tạo, anh đã cùng các thợ mỏ trong tổ Nguyễn Trí Thức vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức để hoàn thành vượt mức các kế hoạch do phân xưởng đề ra. Riêng cá nhân anh luôn là hạt nhân xung kích, tiêu biểu trong phong trao “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” do công đoàn phát động.
Năm 2013, công bình quân của anh đạt 23,9 công/tháng, tổng tiền lương sản phẩm trong năm đạt trên 160 triệu đồng. Năm 2014, công bình quân đạt 23,6 công/tháng, tổng tiền lương sản phẩm trong năm đạt trên 170 triệu đồng. Năng suất đào lò đạt 34,7 mét, đạt 115,6 % so với kế hoạch được giao. Đến năm 2015, công bình quân anh đạt 23,3 công/tháng, tổng tiền lương sản phẩm trong năm đạt trên 180 triệu đồng. Theo thống kê năm 2017-2018, Nịnh A Sềnh đã tham gia đào được hơn 2.500m lò cơ bản sản xuất.
Không những thế, anh còn đóng góp 3 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất. Trong đó, nổi bật là sáng kiến hợp lý hóa hạ nền lò XV3-35 từ ngã 3 lò 6B-1T vào trong để thoát nước. Sáng kiến này sau đó được áp dụng và thu được hiệu quả cao tại tuyến lò XV3-35 cánh Tây, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thoát nước tại lò. Qua đó, giúp lò chợ sản xuất an toàn, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức cho việc thoát nước tại khu vực này.
Lựa chọn đúng đắn
Anh Nguyễn Mạnh Tùng, Quản đốc Phân xưởng Đào lò 1 tiết lộ: Nịnh A Sềnh hiện có mức thu nhập ổn định từ 23-25 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập cao của thợ lò trong Tập đoàn TKV. Năm vừa qua, Nịnh A Sềnh cũng báo tin vui cho các đồng nghiệp trong phân xưởng, vợ chồng anh đã mua được một ngôi nhà tại TP. Cẩm Phả trị giá hơn 400 triệu đồng bằng tiền lương tiết kiệm của anh.
“Anh em trong phân xưởng, đặc biệt trong tổ Nguyễn Trí Thức rất yêu quý Nịnh A Sềnh bởi bản tính thân thiện cởi mở của anh ấy, đặc biệt là tinh thần cầu thị, hăng say lao động, có trách nhiệm với công việc, hết lòng với đồng nghiệp. Thời gian qua, chúng tôi cũng luôn tin tưởng khi giao phó cho Nịnh A Sềnh kèm cặp các sinh viên, các thợ lò mới. Chúng tôi hi vọng, qua cách làm việc, Nịnh A Sềnh sẽ “truyền lửa” được cho các thợ lò trẻ, để họ nhanh chóng trưởng thành trong công việc, trở thành những thợ lò vững chuyên môn, có thu nhập cao, qua đó vừa góp phần xây dựng, phát triển doanh nghiệp, vừa cải thiện, nâng cao được đời sống của công nhân thợ lò”, anh Nguyễn Mạnh Tùng phấn khởi cho biết.
Qua trao đổi với một số đồng nghiệp của Nịnh A Sềnh, tôi được biết, chàng trai người dân tộc Sán Chỉ nhiều năm liền được tập thể phân xưởng bình bầu là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; đặc biệt năm 2015, anh được Công ty đề nghị là Chiến sỹ thi đua cấp Tập đoàn TKV; năm 2016, anh là 1 trong số 61 công nhân tiêu biểu được UBND tỉnh Quảng Ninh tặng Bằng khen nhân kỷ niệm 82 năm ngày truyền thống công nhân vùng mỏ…
Nịnh A Sềnh được vinh danh trong Lễ kỷ niệm 82 năm ngày truyền thống Công nhân vùng Mỏ. |
Hỏi Nịnh A Sềnh về những thành tích mà anh đã đạt được, chàng trai dân tộc Sán Chỉ mỉm cười hiền rồi nói: Còn rất nhiều anh em thợ lò cũng chăm chỉ, hăng say lao động như mình. Mình nghĩ rằng, cứ cố gắng hết sức, gắn bó, đam mê, hết lòng với công việc… chắc chắn một ngày nào đó, những cố gắng ấy của mình sẽ được ghi nhận.
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.