Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Niềm tự hào về tổ chức - sức mạnh làm nên điều vĩ đại

Đảng với công nhân - PHẠM THUỶ

Một trong những yếu tố quan trọng để từng người lao động có thể làm việc với năng suất cao nhất, tạo ra những thành quả to lớn chính là niềm tự hào về tổ chức. Trong buổi tập huấn dành cho cán bộ Công đoàn TP.HCM tại Cung Văn hoá Lao động, nhà văn - nhà báo Dương Thành Truyền, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà xuất bản Trẻ, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ đã chia sẻ những câu chuyện về niềm tự hào này.
Nhà văn, nhà báo Dương Thành Truyền tại buổi Tập huấn. Ảnh: Phạm Thuỷ
Nhà văn - nhà báo Dương Thành Truyền tại buổi tập huấn. Ảnh: Phạm Thuỷ
Gia đình trung tá Đặng Anh Quân: “Tự hào vì cháu hết lòng phụng sự Nhân dân” Công đoàn Quảng Bình: Nỗ lực đổi mới mạnh mẽ, xây dựng tổ chức vững mạnh Độc lập và hội nhập - Sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Mẩu chuyện đầu tiên mà nhà báo Dương Thành Truyền kể là câu chuyện về ông Hai Xô và chiếc bánh mì của Đảng.

Hồi đó, ông Hai Xô đi bán bánh mì đóng góp vào quỹ của Đảng. Có những khi bụng rất đói nhưng ông nhất định không ăn, vì sợ nếu sau không có tiền bù vào, Đảng đã khó lại càng khó hơn. Đó chính là Phạm Văn Xô - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương sau ngày đất nước thống nhất, “ông trùm kinh tài Việt Cộng” thời kháng chiến.

Với công lao dành cho cách mạng, ông Xô được UBND TP.HCM cấp đất ở bán đảo Thanh Đa, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Ông Xô thả cá, trồng rau vui hưởng cuộc sống thanh bình khi về hưu. Nhưng sau một thời gian suy nghĩ ông quyết định trả 4.000m2 đất có giá hàng ngàn cây vàng lại cho UBND TP về sống trong một căn chung cư nhỏ. Ngày xưa, người đảng viên không dám tơ hào dù chỉ là một ổ bánh mì của Đảng, “vì lo Đảng còn nghèo”. Ngày nay, đảng viên trả đất cho Đảng, mặc mọi người chê "dại", hẳn cũng vì nỗi lo “lòng dân với Đảng”, nếu cứ hưởng đặc quyền đặc lợi như vậy. “Đảng mạnh vì người đảng viên không dám tơ hào dù chỉ là một ổ bánh mì của Đảng. Đảng mạnh vì mỗi đảng viên hết lòng vì Đảng”.

Nhà báo Dương Thành Truyền kể tiếp: "Chúng tôi tới thăm K9, được nghe kể một câu chuyện cảm động về việc di chuyển thi hài Bác về K9. Bác mất năm 1969, từ đó tới năm 1976 (chúng ta mới xây xong lăng) thì việc bảo quản thi hài của Bác là việc vô cùng khó khăn, vô cùng gian khổ. Lần đó, trung ương quyết định đưa thi hài của Bác về K9 thì mới an toàn. Ở Hà Nội, như chúng ta đã biết năm 1972 Mỹ đánh bom rất ác liệt. Đồng chí nhận nhiệm vụ chuyển thi hài của Bác về K9, người tài xế ấy đã phải chạy cung đường đó cả ngàn lần. Phải đi vào ban đêm, phải quan sát, không chỉ hiểu đoạn đường mà còn phải nắm rõ cảnh quan 2 bên và khả năng quan sát thành thục. Hàng ngàn lần di chuyển ngược xuôi trên một cung đường. Người lính hiểu đoạn đường đó đến từng centimet. Nếu người lính đó không yêu Đảng, không yêu thương nhiệm vụ của mình thì làm sao có thể làm được một việc như thế. Chúng tôi rất xúc động khi nghe câu chuyện và chúng tôi thực hiện kết nạp Đảng cho anh em Nhà Xuất bản tại khu K9. Để thấy, để nhắc nhở nhau rằng, khi một người mà hết lòng với tổ chức, với tập thể của mình thì người đó sẽ làm được những việc vĩ đại.

Ngày nay chúng ta cần phải truyền thông giáo dục về niềm tự hào với tổ chức, với công ty, với cơ quan của mình cho người lao động. Một trong những cách ấy là kể về những câu chuyện, những tấm gương vô cùng nhiều trong lịch sử, những câu chuyện gây xúc động, để lại ấn tượng và khơi gợi niềm tự hào ấy. Cho nên, nếu mình không yêu thương Công đoàn, nếu mình không yêu thương tổ chức Công đoàn thì làm sao tổ chức vững mạnh được? Một người có lý tưởng nghề nghiệp, yêu nghề yêu người thì sẽ hết lòng hết sức với công việc".

Một chuyện khác về lòng tự hào về tập thể, về thương hiệu mà cá nhân phụng sự được Nhà báo Dương Thành Truyền kể: "Tôi biết anh Nguyễn Hoàng Năng, nguyên Giám đốc Sở Lao động Thuơng binh và Xã hội, Bí thư Đảng uỷ khối Dân chính Đảng. Trong một lần về làm việc với Thành đoàn, anh bảo “nay tao về quê”. Mọi người biết anh về Thành đoàn nên ngạc nhiên hỏi “anh về Thành đoàn mà”. Anh Năng giải thích, đối với anh, Thành đoàn không phải là nhà. Vì nhà thì chúng ta có nhiều nhà, nhà tình thương, nhà tình nghĩa và có nhà… tình nghi. Nhưng quê thì chỉ có một. Anh Năng nói anh Năng về nói chuyện với Thành đoàn giống như về quê. Tôi tin là trong anh Năng có niềm tự hào thật sự về tổ chức của mình. Đây là biểu hiện cao nhất khi chúng ta tự hào về tổ chức của mình, và đó chính là một tình yêu bao la".

Nhà báo Dương Thành Truyền chia sẻ: "Tôi làm việc với người Nhật và tôi thực tâm nể người Nhật. Mặc dù hiện nay kinh tế Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản nhưng có thể phải còn rất lâu nữa Trung Quốc mới trở thành một xã hội phát triển như nước Nhật. Một lần, chúng tôi được một tờ báo Nhật mời sang làm việc. Sau bốn ngày làm việc chính thức ở Tokyo xong thì chúng tôi tự bỏ tiền ra để đi Osaka chơi. Ngày làm việc cuối cùng, ông người Nhật được tờ báo giao nhiệm vụ chăm sóc chúng tôi suốt quá trình làm việc coi như kết thúc nhiệm vụ của 4 ngày, ông ấy đã hỏi tôi, “Ông Truyền, ông muốn đi đâu?”. Tôi nói “Tôi muốn đi Osaka”. Và thế là ông ấy mua giúp chúng tôi vé tàu đi Osaka. Ông ấy lại hỏi, “Ông Truyền, ông có quen ai ở Osaka không”. Tôi trả lời: “Tôi có quen cô Myzuki”. Mặc dù đã hết giờ làm việc, ông ấy đánh xe riêng đưa chúng tôi tới nhà ga. Tới nhà ga ông ấy lại đưa chúng tôi đến đúng cái đường tàu của chúng tôi. Đến đúng đường tàu của chúng tôi ông ấy lại đưa chúng tôi đến đúng toa trên vé. Đến đúng cái toa trên vé rồi, sau khi dẫn chúng tôi lên tận ghế ngồi, chỉ cái ghế, “Đây là ghế của các ông, các bà”, ông ấy nói, “Các quý vị, xin hãy ở đây chờ tôi”. 5 phút sau ông ấy trở lại đặt vào tay chúng tôi mỗi người một chai nước suối rồi mới nói lời tạm biệt.

Nhưng vẫn chưa hết, khi tàu vào đến sân ga, cửa mở, chúng tôi bước xuống thì đã thấy Myzuki đứng chờ ở đó. Ông ấy đã gọi cho Myzuki và bảo rằng chúng tôi đi chuyến tàu này, giờ đó, ghế đó. Trên tay Myzuki có 4 cái ô. Cô ấy xem dự báo thời tiết và nghe được chiều hôm ấy có mưa, cô ấy sống một mình và cô ấy đã bỏ tiền túi ra mua thêm 3 chiếc ô. Chúng tôi mỗi người cầm cái ô của Myzuki đi về khách sạn. Những người hết lòng hết sức với công việc thì sẽ làm việc với tinh thần khác. Đó là những người Nhật bình thường. Và đó chính là lí do mà Nhật Bản phát triển. Một người khi hết lòng với nghề, có lý tưởng nghề nghiệp, yêu người yêu nghề thì sẽ hết lòng hết sức với tất cả mọi người".

Trong một phần khác, nhà báo Dương Thành Truyền kể lại câu chuyện: "Tôi nghe kể ở Trung ương đoàn có một anh là anh Trần Đức Trạch - Phó Ban trung ương, anh ấy là 1 trong những người đầu tiên sau giải phóng được về thăm quê. Cả trung đoàn giao thư cho anh ấy mang về. Anh ấy là người đầu tiên được về thăm quê, cả nhà anh ấy quá vui, quá mừng, xúc động quá. Bởi vì có được bao nhiêu người về. Ngay lúc ấy bố anh Trạch nói với anh Trạch rằng, “Trạch ơi, cả nhà mình ơi, đừng vui quá, vì trong làng của mình còn có bao nhiêu gia đình con không được về”. Ngay cả lúc vui nhất cũng nghĩ đến người khác.

Tôi biết trong những bài kiểm tra về phẩm chất lãnh đạo người ta có câu hỏi rất hay. Người ta hỏi “Anh biết gì về chị tạp vụ?”. Người yêu nghề yêu người hết lòng với công việc thì phải quan tâm hết lòng đến người khác chứ không phải chỉ với cấp trên.

Thế nên khi ta nói lý tưởng nghề nghiệp, lòng yêu nghề, là tình yêu đối với tất cả mọi người không trừ một ai trong tập thể ấy. Khi đó, chúng ta sẽ tạo nên được những điều phi thường, như cách các bậc tiền bối của chúng ta đã tạo ra. Và như cách người Nhật đã sống".

Nhận diện điểm mạnh trong tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam Nhận diện điểm mạnh trong tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam
Nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh và phát triển đoàn viên trong bối cảnh mới Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh và phát triển đoàn viên trong bối cảnh mới
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đảng với công nhân -

Ngày 12/9, Chi bộ Công ty TNHH Long Fa tại Khu công nghiệp Minh Hưng III, thị xã Chơn Thành được thành lập với 20 đảng viên.

Đảng với công nhân -

“Khi đứng dưới lá cờ Đảng và tuyên thệ, bản thân tôi cảm thấy rất vinh dự và hạnh phúc. Đảng đã cho tôi ý chí và nghị lực để không ngừng rèn luyện, tu dưỡng bản thân, để làm tốt công tác chăm lo đời sống cho anh chị em công nhân lao động” – đó là chia sẻ của đồng chí Lê Văn Đại, Phó Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Shyang Hung Cheng (Cụm sản xuất An Thạnh, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương).

Nghiên cứu -

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Đảng với công nhân -

Ngày 28/8, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Phước tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Chi bộ cơ sở Công ty TNHH Freewell, thuộc Khu công nghiệp (KCN) Bắc Đồng Phú. Đây là chi bộ Đảng đầu tiên thành lập trong KCN.

Đảng với công nhân -

Từ một vùng rừng núi hoang vu vắng bóng người, dải đất biên giới từng là nơi “bom cày, đạn xới” ngày xưa, với sự lao động sáng tạo và lòng quả cảm, kiên định theo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng lớp lớp cán bộ, công nhân Công ty Chư Mom Ray đã cải biến, dựng xây vùng đất hoang vu thành vùng quê xanh thẳm cao su, bạt ngàn hương trái, đời sống công nhân ấm no hơn…

Đảng với công nhân -

Từ một người thợ dè dặt, sau khi vào Đảng, anh Đỗ Tuấn Tú, công nhân Công ty TNHH Bê tông đúc sẵn và Cơ khí Bình Dương (huyện Đông Anh, Hà Nội) tự tin hơn trong giao tiếp, công việc chuyên môn, có nhiều nỗ lực cống hiến hơn. Gần đây anh được tặng thưởng danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”.

Video

Chiều 12/9, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng đoàn công tác đến thăm, tặng quà, hỗ trợ nhân dân tỉnh Thái Nguyên bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Tôi công nhân

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tại nhiều các tỉnh khu vực phía Bắc. Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mức từ 3.000.000 đồng/trường hợp.

Talk Công đoàn

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

An toàn, vệ sinh lao động

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Ngày 10/9/2024, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã ban hành Công văn 2316/ATTP-NĐTT gửi Sở Y tế một số tình miền Bắc về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, trong đó yêu cầu không để các sản phẩm hư hỏng, hết hạn sử dụng đến tay người lao động.

Đọc thêm

Đảng với công nhân -

Không "đao to búa lớn", không hô hào suông, từ khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng, anh Nguyễn Tiến Long (công ty TNHH Cơ Nhiệt Điện lạnh Bách khoa) luôn cống hiến cho công ty bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống người lao động.

Đảng với công nhân -

Vào Đảng khi 27 tuổi, là công nhân làm việc trong ngành mỏ có nhiều cống hiến, từng nhận được nhiều danh hiệu, nhưng với anh Đoàn Văn Lý (SN 1983), công nhân Công ty Cổ phần Than Hà Tu (Quảng Ninh) thì cuộc gặp và được đối thoại cởi mở với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cách nay 11 năm, lại có ý nghĩa quan trọng, là động lực lớn lao để anh nỗ lực cống hiến, trở thành một trong những đảng viên công nhân tiêu biểu trong ngành than.

Đảng với công nhân -

Từ ngày vào làm việc tại Công ty Cổ phần Bóng đèn – Phích nước Rạng Đông, anh Nguyễn Văn Tuấn (SN 1990 tại Mỹ Đức, Hà Nội) luôn tự hào về khẩu hiệu “Rạng Đông anh hùng có Bác Hồ” và đó cũng là lý do anh khao khát được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Đảng với công nhân -

“Từ những ngày đầu chưa biết gì về cây cao su, tôi luôn chăm chỉ học hỏi từ cán bộ kỹ thuật của công ty. Trong vùng, vườn cây khu vực nào tốt, năng suất mủ cao tôi đều tìm đến để học hỏi. Tôi nghĩ rằng, bất cứ nghề nghiệp gì mình cũng phải học hỏi từ nhiều người và mỗi ngày luôn cố gắng để trở thành người làm việc có chất lượng”.

Đảng với công nhân -

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Đảng với công nhân -

Không chỉ tận tâm, nhiệt huyết với nghề, chị Thi còn là một đảng viên tiêu biểu được mọi người quý mến. Đến nay, chị đã có nhiều sáng kiến hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, được lãnh đạo công ty và đồng nghiệp công nhận, đánh giá rất cao…

Đảng với công nhân -

Làm thế nào để công đoàn vận động, tuyên truyền, lựa chọn được đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng; công nhân vào Đảng sẽ có những quyền lợi gì?

Đảng với công nhân -

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong (1/6/1904 - 1/6/2024), nguyên Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, trực tiếp phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ những năm 30 của thế kỷ trước, chiều 31/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Hoàng Đình Giong - Nhà lãnh đạo kiên trung, tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”. Tạp chí Lao động và Công đoàn xin trân trọng giới thiệu bài viết “Đồng chí Hoàng Đình Giong với việc xây dựng, củng cố phong trào công nhân ở khu mỏ Quảng Ninh” của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Dung, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Đảng với công nhân -

Mặc dù đạt được những tiến bộ đáng kể, nhưng vấn đề việc làm, bảo đảm việc làm, cải thiện điều kiện lao động ở Việt Nam vẫn cần được chú trọng.

Đảng với công nhân -

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) diễn ra từ năm 2000, nó là cuộc cách mạng kỹ thuật số, đến năm 2013 thì “công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) bắt đầu được biết đến ở Đức. Hiện tại, nó đã lan rộng sang các nước phát triển và đang trở thành xu hướng của toàn cầu.