Những yêu cầu và nhiệm vụ hoạt động khoa học, công nghệ an toàn, vệ sinh lao động
An toàn, vệ sinh lao động - 30/11/2021 12:46 TS. Nguyễn Anh Thơ - Quyền Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam
Lễ khai mạc lớp Huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động do Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động tổ chức. |
Những khó khăn, thách thức về ATVSLĐ của Việt Nam
Giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030, công tác ATVSLĐ còn có rất , khó khăn, như: Sự phát triển mạnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ với trình độ công nghệ còn lạc hậu; việc nhập khẩu và đưa vào sử dụng các máy, công nghệ, vật liệu mới tiềm ẩn những nguy cơ về an toàn sức khỏe không thể lường trước; xu thế phát triển mạnh các ngành công nghiệp khai khoáng, xây dựng, năng lượng, hóa chất và sự gia tăng sử dụng điện sẽ làm tăng nguy cơ mất an toàn, vệ sinh và ô nhiễm môi trường lao động; sự phát triển các làng nghề, khu vực kinh tế hộ gia đình trong cơ chế thị trường nếu thiếu sự kiểm soát về ATVSLĐ cũng tiếp tục làm gia tăng nguy cơ rủi ro cho người lao động, gây ô nhiễm môi trường; lực lượng lao động tăng nhanh cùng với sự chuyển dịch một lượng lớn lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp với trình độ tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp.
Công nghệ robot - Cơ điện tử (Robotics - Mechatronics) sẽ được xem là một trong những trụ cột của nền công nghiệp 4.0 với những nhà máy thông minh và doanh nghiệp được , cũng như nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Trong khi chúng ta chưa có nghiên cứu để đánh giá tác động và tìm hiểu những mối nguy, rủi ro trong lao động và đời sống.
Cơ chế quản lý doanh nghiệp đang chuyển đổi rất đa dạng, chưa ổn định, đặc biệt quá trình cổ phần hóa, tư nhân hóa; sản xuất nông nghiệp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ngày càng sử dụng nhiều máy móc, thiết bị, hóa chất bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập, Việt Nam phải chấp hành nghiêm ngặt các tiêu chuẩn lao động, trong đó có tiêu chuẩn ATVSLĐ của Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế và trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Tiêu chuẩn ISO 45001: 2018 về Hệ thống quản lý ATVSLĐ, đặt ra các yêu cầu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc đảm bảo ATVSLĐ, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ cần thiết phải xây dựng vừa đảm bảo hài hòa, vừa có khả năng bảo vệ người lao động và sản xuất trong nước phát triển. Đây là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá. Một số nước sử dụng tiêu chuẩn ATVSLĐ làm hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa Việt Nam; đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 thì mức độ ngày càng quyết liệt, khả năng đầu tư cho thay đổi công nghệ hạn chế. Tất cả điều đó kéo theo khả năng gia tăng nguy cơ gây bất bình đẳng thương mại vì lý do ATVSLĐ và bảo vệ người lao động.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (thứ hai, phải sang) dự Lễ phát động hưởng ứng phong trào phòng, chống dịch Covid-19 của Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động. |
Một vấn đề thời đại đó là việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được dự đoán sẽ ảnh hưởng và biến đổi các cấu trúc kinh tế - xã hội toàn cầu. Các ứng dụng AI được xem là thách thức không nhỏ đối với những người làm công tác an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong tương lai.
Chuyển đổi kỹ thuật số là yếu tố thay đổi cuộc chơi. Các hình thức việc làm mới kéo theo sự gia tăng lao động tự do, lao động không thường xuyên, dẫn đến "việc làm tiêu chuẩn", loại việc làm đảm bảo an toàn với các tiêu chuẩn quản lý môi trường, ATVSLĐ trong không gian của doanh nghiệp sẽ giảm. Với các hợp đồng phụ, người lao động có khả năng không được đảm bảo theo các quy định về ATVSLĐ. Thế giới kỹ thuật số tác động đến mọi loại hình công việc. Điều này cho thấy cả rủi ro và cơ hội cho một thế giới việc làm vì an toàn, sức khỏe và hạnh phúc cho người lao động.
Các yêu cầu và nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm
Giai đoạn 2021 - 2025 và đến năm 2030, những vấn đề cấp bách về ATVSLĐ và chăm sóc sức khỏe người lao động cần giải quyết, như: ngăn chặn sự gia tăng tai nạn lao động, đặc biệt là các vụ tai nạn nghiêm trọng làm chết nhiều người trong lĩnh vực xây dựng, khai khoáng, hóa chất, hóa dầu, đặc biệt trong bối cảnh thích ứng, an toàn và kiểm soát dịch Covid-19; tăng cường giám sát ô nhiễm môi trường lao động, từng bước cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các chuỗi cung ứng thuộc các lĩnh vực xuất khẩu trọng điểm; nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động, chú trọng khu vực làng nghề, khu vực nông nghiệp, trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, về việc bảo đảm ATVSLĐ, gắn kết với ý thức bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng, việc làm thỏa đáng và phát triển bền vững.
Thực hiện Nghị Quyết số 128/NQ-CP, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các nhiệm vụ cấp bách mà Tổng LĐLĐ Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các địa phương, doanh nghiệp đang đặt ra, các nhiệm vụ khoa học, công nghệ về ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe người lao động và cộng đồng cần thiết tiến hành là hỗ trợ các ngành kinh tế kiểm soát dịch Covid-19, các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ, môi trường và hỗ trợ doanh nghiệp điều trị cho người lao động bị nhiễm Sars-Cov-2 trong trong điều kiện tái hoạt động sau thời gian tạm ngừng sản xuất do đại dịch Covid-19.
Lễ ký Biên bản ghi nhớ về an toàn, vệ sinh lao động giữa Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động (nay là Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động) và Hiệp hội ATCN Hàn Quốc năm 2016. |
Về tổng thể và dài hạn, các nhiệm vụ đầu tư cho công tác nghiên cứu ứng dụng các giải pháp ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người lao động, phục hồi chức năng lao động; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam phù hợp với tình hình mới và đẩy nhanh tốc độ hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế; các giải pháp công nghệ giám sát an toàn đối với các hệ thống công nghệ, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, ô nhiễm môi trường lao động bằng công nghệ tự động, số hóa; nghiên cứu bổ sung các bệnh nghề nghiệp mới vào danh mục bệnh nghề nghiệp, nghiên cứu tổng quan và chuyên sâu về tâm sinh lý lao động, sức khỏe tâm thần, đặc biệt là yếu tố tâm lý xã hội và khỏe tâm thần của người lao động tại nơi làm việc, nhất là trong thời kỳ diễn ra đại dịch Covid-19; xây dựng cơ sở dữ liệu về các ca bệnh, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người lao động, tạo động lực cho họ trong bối cảnh đại dịch. Tập trung đánh giá, dự đoán và chuẩn bị cho những thách thức và cơ hội mà công nghệ AI sẽ đem lại cho lĩnh vực ATVSLĐ. Cơ sở khoa học và thực tiễn định hướng cho công tác đảm bảo ATVSLĐ, bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới cần căn cứ vào diễn biến điều kiện lao động, vào những nguy cơ mới về sức khỏe và bệnh nghề nghiệp mà giai đoạn phát triển trước đây chưa nghiên cứu tổng kết, đánh giá và dự báo một cách đầy đủ.
Trong quá trình hội nhập, chúng ta tiếp nhận các mặt tích cực do cách mạng công nghiệp đem lại, nhưng phải nhận thức đầy đủ về những cạm bẫy và nguy cơ tiềm ẩn của nó. Không thể bỏ qua những thiệt hại tiềm tàng đối với sức khỏe con người và môi trường do hội nhập và phát triển gây ra; có các biện pháp để loại trừ các nguy có rủi ro do nó mang lại.
Cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động vận hành Trạm Quan trắc môi trường lao động. |
Vụ nhiễm độc thiếc: Vì sao Công ty Quảng Phong bị đình chỉ hoạt động? Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam (Công ty Quảng Phong), nơi từng xảy ra vụ nhiễm độc thiếc vào năm 2020 khiến 01 công ... |
Thách thức và cơ hội để phát triển khoa học An toàn, vệ sinh lao động Bảo đảm sức khỏe, tính mạng của người lao động là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, vì một ... |
An toàn vệ sinh lao động là khâu đột phá để đổi mới trong hoạt động công đoàn Đó là nhận định của bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam trong buổi tập huấn ... |
Tin cùng chuyên mục
An toàn, vệ sinh lao động - 01/09/2024 17:53
Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 16:35
Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 07:16
Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.
An toàn, vệ sinh lao động - 16/08/2024 06:00
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 14/08/2024 17:59
Cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” đã thu hút đoàn viên, NLĐ ở nhiều ngành, nghề tham gia, truyền tải thông điệp sâu sắc và góp phần khẳng định vai trò Công đoàn trong công tác ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 14/08/2024 13:07
Sáng nay 14/8, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long đã trực tiếp thăm hỏi các công nhân nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing. LĐLĐ tỉnh cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hỗ trợ, điều trị tốt nhất các các công nhân nhập viện, tích cực phối hợp làm rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm đông người này.