Những vấn đề cần quan tâm trong phòng, chống dịch tại khu công nghiệp
An toàn, vệ sinh lao động - 27/07/2021 18:54 PGS. TS. Lương Mai Anh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế
Lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân Công ty Vina Solar ở KCN Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: TTXVN |
Nhiều khó khăn do đặc thù của các KCN
Một số ngành như dệt may, da giày, thủy sản, điện tử, người lao động (NLĐ) làm việc theo dây chuyền nên khó thực hiện được việc giãn cách. Đặc biệt, môi trường ngành Điện tử làm việc đòi hỏi phải khép kín, 100% sử dụng điều hòa nên không thực hiện được tăng cường thông gió tự nhiên hoặc mở cửa.
còn có thể từ nơi lưu trú, khu nhà trọ của NLĐ, từ phương tiện vận chuyển, từ lao động ngắn hạn làm tại nhiều cơ sở SXKD trong KCN... Vì vậy các biện pháp phòng, chống dịch cần theo hướng tổ chức quản lý khép kín lực lượng lao động phục vụ chuỗi cung ứng sản xuất của KCN; đảm bảo phòng, chống dịch, quản lý chặt chẽ lao động làm việc tại KCN; thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch tại cơ sở SXKD, trên phương tiện đưa đón NLĐ và tại khu nhà trọ, ký túc xá cho NLĐ.
Cần quản lý chặt chẽ lao động làm việc tại KCN và thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp. Nguồn: kontum.gov.vn |
Các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở SXKD trong KCN
Phải được tuân thủ theo đúng hướng dẫn tại Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về hướng dẫn phòng, chống và và ký túc xá cho NLĐ; đặc biệt là các nội dung sau:
Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tại KCN, cơ sở SXKD, trong đó có thành phần cán bộ y tế và cán bộ công đoàn; phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo bao gồm cả người chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát.
Thành lập các Tổ An toàn Covid-19 tại cơ sở SXKD quy mô lớn với nhiệm vụ hỗ trợ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của đơn vị triển khai thực hiện các hướng dẫn phòng, chống dịch theo quy định.
Tuyên truyền, nhắc nhở việc tuân thủ các quy định phòng, chống dịch của NLĐ; báo cáo kịp thời cho lãnh đạo quản lý và bộ phận y tế của cơ sở SXKD trong KCN khi phát hiện trường hợp NLĐ có biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19 để xử lý theo quy định; hỗ trợ cơ sở SXKD trong KCN và cơ quan chức năng truy vết các trường hợp tiếp xúc gần, tiếp xúc với tiếp xúc gần và các trường hợp khẩn cấp khi doanh nghiệp có trường hợp mắc Covid-19 hoặc phải cách ly theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Tổ An toàn Covid-19 có từ 03 - 05 người, thành phần gồm: Lãnh đạo bộ phận/phân xưởng, thành viên mạng lưới ATVSV, cán bộ ATVSLĐ, NLĐ có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu.
Xây dựng phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc Covid-19 tại nơi làm việc; định kỳ tổ chức diễn tập các phương án phòng, chống dịch và xây dựng kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho NLĐ; thực hiện cam kết tuân thủ các quy định phòng, chống dịch với chính quyền địa phương; tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật trên bản đồ an toàn Covid-19.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Công ty TNHH Sản xuất Biel Crystal Việt Nam. Ảnh: Thái Hùng |
Thực hiện việc quản lý NLĐ, yêu cầu khai báo y tế bắt buộc, đặc biệt các trường hợp đi, đến từ khu vực có dịch hoặc tham gia các sự kiện tập trung đông người có nguy cơ cao; thực hiện xét nghiệm sàng lọc cho NLĐ.
Bố trí phương tiện đưa đón NLĐ tuân thủ các quy định phòng, chống dịch; tăng cường thông gió tại phân xưởng, nhà ăn; phân luồng NLĐ cố định tại phân xưởng, dây chuyền sản xuất, khi đưa đón NLĐ; giảm mật độ NLĐ tại mỗi ca làm việc, ca ăn; giảm tiếp xúc bằng bố trí vách ngăn tại nhà ăn và suất ăn riêng; thực hiện họp trực tuyến, làm việc tại nhà (với một số bộ phận hành chính, kế toán…); lắp đặt camera giám sát các khu vực có nguy cơ; lập danh sách quản lý thông tin của NLĐ gửi Ban Quản lý KCN, các cơ quan y tế liên quan; yêu cầu NLĐ thực hiện 5K, ghi lại lịch trình tiếp xúc hàng ngày.
Vấn đề quản lý phòng, chống dịch dịch tại nhà trọ, ký túc xá của NLĐ cũng cần hết sức quan tâm. Cần thành lập Ban Quản lý hoặc Tổ An toàn Covid-19 tại các nhà trọ, ký túc xá; bố trí NLĐ cùng phân xưởng thì ở cùng phòng trong nhà trọ, ký túc xá; Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ tất cả các khu nhà trọ của NLĐ trên địa bàn.
Phát huy vai trò của Tổ An toàn Covid trong công tác phòng, chống dịch tại các khu nhà trọ của NLĐ. Thường xuyên phòng, chống dịch tại khu nhà trọ. Yêu cầu chủ nhà trọ cho NLĐ ký cam kết và có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, nhắc nhở NLĐ thuê nhà thực hiện đúng các quy định phòng, chống dịch. Thông báo các trường hợp có biểu hiệu ho, sốt, khó thở… với cơ quan y tế địa phương. NLĐ phải ký cam kết với chủ nhà trọ và chính quyền địa phương và cơ sở SXKD về việc tuân thủ và thực hiện các quy định phòng, chống dịch tại khu nhà trọ, nơi làm việc.
Các cơ sở cung cấp dịch vụ cho cơ sở SXKD trong KCN (suất ăn, lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, dịch vụ bảo vệ, vận chuyển, đưa đón chuyên gia, NLĐ, điện lực, thu gom và xử lý rác thải, hậu cần…) cũng phải thực hiện các quy định phòng, chống dịch như: Ký cam kết phòng, chống dịch với Ban Quản ký KCN, cơ sở SXKD, chính quyền địa phương; phối hợp với các cơ sở SXKD, KCN thực hiện việc quản lý danh sách NLĐ, lịch trình, thời gian làm việc của NLĐ; định kỳ thực hiện xét nghiệm cho toàn bộ NLĐ theo quy định; yêu cầu NLĐ thực hiện 5K, ghi lại lịch trình tiếp xúc hàng ngày.
Lực lượng y tế lấy mẫu, xét nghiệm cho công nhân Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam. Ảnh: TTXVN |
Xây dựng các kịch bản, phương án
Khi có ca nhiễm tại cơ sở SXKD, cần kích hoạt ngay các phương án phòng, chống dịch đã xây dựng. Phong tỏa tạm thời toàn bộ cơ sở SXKD, KCN hoặc từng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có trường hợp mắc bệnh trên cơ sở tình hình thực tế.
Cách ly các trường hợp mắc bệnh tại phòng cách ly y tế tạm thời và thông báo ngay cho cơ quan y tế để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định. Thông báo cho toàn thể NLĐ; yêu cầu NLĐ nghiêm túc khai báo y tế, thực hiện 5K, phân xưởng nào ở yên phân xưởng đó; không để xảy ra hoang mang, lo lắng cho NLĐ.
Rà soát toàn bộ NLĐ trong doanh nghiệp theo danh sách quản lý, phối hợp với cơ quan y tế khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 để cách ly theo quy định. Lập danh sách NLĐ là F1, F2, các trường hợp khác không có mặt tại tại thời điểm phong tỏa và gửi cho Sở Y tế, Trung tâm Y tế cấp huyện nơi NLĐ lưu trú để xử trí theo quy định; đồng thời phối hợp với cơ quan y tế thông báo cho các đối tượng này ở yên tại nhà, nơi lưu trú, khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo yêu cầu của cơ quan y tế; cơ sở SXKD cần phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai lấy mẫu xét nghiệm cho những NLĐ theo nguy cơ và thực hiện theo hướng dẫn của ngành Y tế.
Sự phối hợp chặt chẽ của cơ sở SXKD và NLĐ với cơ quan y tế và chính quyền địa phương khi có trường hợp lây nhiễm sẽ giúp rất nhiều cho công tác điều tra dịch tễ học, truy vết, khoanh vùng, cách ly và dập dịch kịp thời, tránh để dịch bệnh bùng phát rộng.
Trong thời gian vừa qua, Bộ Y tế - cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch tại cơ sở SXKD trong KCN cũng như đã có nhiều đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc triển khai công tác phòng, chống dịch tại các KCN ở nhiều tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều địa phương, KCN chưa thực sự quan tâm thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch tại nơi làm việc dẫn tới lúng túng, bị động khi xảy ra dịch bệnh.
Một doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương vừa nỗ lực phòng, chống dịch bệnh vừa duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh. Ảnh: S.T |
Để có thể chủ động phòng, chống dịch tại cơ sở SXKD trong KCN, các địa phương cần chủ động xây dựng phương án cách ly, xử trí khi có trường hợp mắc Covid-19 trong KCN; phương án, kế hoạch đảm bảo năng lực xét nghiệm sàng lọc, phát hiện, năng lực thu dung, điều trị các trường hợp mắc Covid-19 trong KCN và tổ chức diễn tập các phương án.
Cần củng cố mạng lưới cán bộ y tế tại cơ sở SXKD trong KCN để hỗ trợ ngành Y tế thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch. Phát huy vai trò của hệ thống công đoàn, ATVSV.
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho NLĐ, NSDLĐ về các quy định phòng, chống dịch Covid-19 cũng cần được quan tâm với các thông tin đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp cận đối với NLĐ, NSDLĐ.
Việc kiểm tra giám sát của các tổ công tác liên ngành đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo các KCN thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Cần xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm quy định phòng, chống dịch, kể cả đình chỉ hoạt động.
Cũng cần xem xét định hướng tăng cường xây dựng các ký túc xá tập trung cho NLĐ tại các KCN để có thể giúp các cơ sở SXKD có thể chủ động hơn trong công tác quản lý NLĐ, phòng, chống dịch hiệu quả.
Người dân Đà Nẵng trở về từ TP. HCM: "Vui mừng và cảm kích!" Vừa đặt chân xuống Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, anh Trần Văn Hoàng cho biết: “2 tháng nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh ... |
Hà Nội: Chuẩn bị hàng nghìn giường bệnh để điều trị các ca nhiễm Covid-19 Khi các ca bệnh có thể tăng thêm, nhằm chuẩn bị các phương án “4 tại chỗ”, ngành Y tế TP Hà Nội đã chuẩn ... |
Lựa chọn trong những ngày chống dịch Bội thực giữa những thông tin trên mạng xã hội, tôi thích chia sẻ này của “người nổi tiếng” Minh rau “Cách tốt nhất để ... |
Tin cùng chuyên mục
An toàn, vệ sinh lao động - 01/09/2024 17:53
Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 16:35
Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 07:16
Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.
An toàn, vệ sinh lao động - 16/08/2024 06:00
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 14/08/2024 17:59
Cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” đã thu hút đoàn viên, NLĐ ở nhiều ngành, nghề tham gia, truyền tải thông điệp sâu sắc và góp phần khẳng định vai trò Công đoàn trong công tác ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 14/08/2024 13:07
Sáng nay 14/8, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long đã trực tiếp thăm hỏi các công nhân nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing. LĐLĐ tỉnh cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hỗ trợ, điều trị tốt nhất các các công nhân nhập viện, tích cực phối hợp làm rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm đông người này.