|
Thời gian qua, lực lượng lao động Việt Nam tuy không ngừng phát triển về chuyên môn kỹ thuật nhưng đa số lao động Việt Nam đều làm việc trong những ngành nghề có . Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúp tăng năng suất lao động nhờ áp dụng những công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất, song cũng đặt ra nhiều thách thức như mất việc làm và những vấn đề xã hội khác. |
1. Nguy cơ lao động Việt Nam bị thất nghiệp cao Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đã, đang và sẽ tạo ra những thay đổi đột phá, có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, từng khu vực và toàn cầu. Với nền tảng là công nghệ số và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình và phương thức sản xuất, cuộc cách mạng này dần tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam, giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách phát triển về kinh tế so với các nước trong khu vực. Đây còn là cơ hội để Việt Nam đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH và sớm thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, thì những thách thức từ cuộc cách mạng này cũng lớn hơn bao giờ hết. Bởi cuộc CMCN 4.0 sẽ làm giảm, thậm chí làm triệt tiêu lợi thế truyền thống của Việt Nam bấy lâu nay, đó là nhân công rẻ, sản xuất dựa trên lợi thế tài nguyên. Việc làm của hàng nghìn, thậm chí là của hàng triệu người lao động (NLĐ) Việt Nam có thể sẽ bị mất đi trong tương lai. Trong cuộc CMCN 4.0, những NLĐ làm công việc giản đơn là đối tượng dễ bị mất việc làm. Nguồn: baolongan.vn Với sự mở rộng ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, điều khiển, , các hệ thống robot có trí thông minh nhân tạo sẽ thay thế con người trong nhiều công đoạn hoặc trong toàn bộ dây chuyền sản xuất, nhất là trong những ngành sử dụng nhiều lao động. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam khi mà phần lớn lao động vẫn hoạt động trong ngành Nông nghiệp. Việt Nam có đến 76,9% lao động không có chuyên môn kỹ thuật. Mặc dù, giai đoạn 2009 - 2019, lao động có việc làm dịch chuyển tích cực, giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (từ 53,9% năm 2009 xuống 35,3% năm 2019), tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là, tỷ trọng lao động có việc làm và có chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 23,1%, trong khi lao động có việc làm nhưng không có chuyên môn chiếm 76,9%. Trong đó, các ngành nghề giản đơn chiếm tỷ lệ cao nhất (33,2%); nghề dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng (18,3%); thợ thủ công và các thợ khác (14,5%); thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị (13,2%); nông, lâm ngư nghiệp (7,9%); chuyên môn bậc cao (7,5%); chuyên môn bậc trung (2,8%); nhân viên (1,8%); quản lý (0,8%)1. Như vậy, lao động phổ thông kỹ thuật đơn giản chiếm hơn 75% trong số lao động có việc làm… Việt Nam có đến 76,9% lao động không có chuyên môn kỹ thuật, đây là một trong những thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Nguồn: gialai.gov.vn Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2019, trong 10 năm tới, Việt Nam đối mặt với sự thay thế lao động khi ứng dụng công nghệ số, có tới 70% số việc làm ở mức rủi ro cao (xác suất bị thay thế trên 70%). Trong đó, lao động ngành Nông, Lâm và Thủy sản bị máy móc, rô bốt thay thế là 83,3%, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo..., bị thay thế là 74,4%, ngành Bán buôn, bán lẻ 84,1%, ngành Dệt May là 83% và ngành Điện tử là 75%. Đây là những ngành, nghề đang tạo ra rất nhiều công ăn việc làm và góp phần cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Các ngành có tỷ lệ việc làm bị thay thế cao ở Việt Nam
Nguồn: Dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2019. Một thách thức khác là tỷ lệ thất nghiệp của những người đã qua đào tạo đang ngày càng cao, tạo áp lực lên gánh nặng ngân sách nhà nước như chi trả bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp xã hội, gây ra những vấn đề khó lường về an ninh, chính trị, trật tự xã hội, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế khi NLĐ mất việc làm. 2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỂ VIỆT NAM THÍCH ỨNG VỚI CUỘC CMCN 4.0Một là, . Để ứng phó với tác động của cuộc CMCN 4.0, chúng ta cần xây dựng một nhận thức chung trong toàn xã hội đối với những thay đổi nhanh chóng do cuộc CMCN 4.0 mang lại. Việc nghiên cứu về những tác động tích cực và tiêu cực từ CMCN 4.0 sẽ giúp cho Việt Nam có được những luận cứ khoa học và sát thực như là một nội dung bắt buộc của việc phân tích bối cảnh để điều chỉnh những chỉ tiêu, thông số của các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn. Đồng thời, xây dựng những kịch bản nhằm thích ứng với tình hình thay đổi do CMCN 4.0 đem lại, nhất là ứng phó, quản lý rủi ro từ những hệ quả của nó, nhất là vấn đề việc làm cho NLĐ. Hai là, trong quá trình thực hiện chiến lược chuyển đối số phải lấy con người làm trung tâm, vì sự phát triển của con người, với quan điểm không ai bị bỏ lại phía sau; công nghệ số sẽ làm cho năng suất lao động cao hơn, nhưng nếu không quan tâm đến những người bị mất việc, thì công nghệ số sẽ tác động đến con người trầm trọng và lâu dài. Vì thế cần tăng cường thu hút đầu tư vào công nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp mạnh hơn để tạo ra nhiều công ăn việc làm. Ba là, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật hoặc đào tạo nghề mới cho NLĐ. Nhu cầu lao động có chuyên môn kỹ thuật rất lớn, nhất là các lĩnh vực then chốt như: Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn, in 3D, kỹ thuật cao, công nghệ thông tin... Đào tạo để chuẩn bị lực lượng lao động đón đầu làn sóng đầu tư, chuyển dịch sản xuất của doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam thành công mục tiêu kép. Đào tạo chuyên môn kỹ thuật hướng tới mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp đạt trên 70% mà Nghị quyết số 23/NQ-TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị đã đề ra. Đào tạo, nâng cao tay nghề là cách để NLĐ thích ứng, theo kịp với cuộc CMCN 4.0. gialai.gov.vn Bốn là, phát triển nguồn lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, nông dân, người dân tộc thiểu số. Khuyến khích doanh nghiệp mở trường dạy nghề ở khu vực nông thôn; liên kết đào tạo nghề giữa các trường dạy nghề với các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên các huyện vùng nông thôn. Tiếp tục hỗ trợ đào tạo nghề cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và trung du miền núi phía Bắc. Năm là, phát triển giáo dục và đào tạo đồng bộ từ phổ thông đến đại học. Tăng cường hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống cho học sinh, sinh viên. Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp, thực hiện tốt phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông theo mục tiêu quốc gia. Đối với giáo dục nghề nghiệp, đa dạng hóa các hình thức và ngành nghề đào tạo; chú trọng các ngành nghề liên quan đến tự động hóa, nghề kỹ thuật cao, các nghề dịch vụ; mở rộng mô hình đào tạo cao đẳng nghề cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở theo học nghề. Sáu là, tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo ở các trường đại học và học viện theo phương thức đào tạo vừa trực tiếp và trực tuyến, tăng cường lớp học đảo ngược để tận dụng ngay công nghệ số trong quá trình đào tạo. Mở nhiều ngành nghề mới liên quan đến STEM và các ngành dịch vụ mới như chăm sóc sức khỏe, dịch vụ gia đình. Tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo với các trường đại học quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là các ngành nghề STEM. Bảy là, tăng cường sự phối hợp giữa Nhà nước với người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ. Đây không chỉ là trách nhiệm tự thân của NLĐ, mà còn là trách nhiệm của Nhà nước và của các doanh nghiệp. Trong đó, Nhà nước cần hỗ trợ cho NLĐ trong đào tạo nghề, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn, cũng như có cơ chế chính sách để NLĐ tham gia tích cực vào thị trường lao động. Cần quy định trách nhiệm và quyền lợi của các doanh nghiệp trong việc thu hút NLĐ vào làm việc tại cơ sở của mình. Cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Nếu tận dụng tốt cơ hội, nhiều lao động Việt Nam sẽ tìm được việc làm phù hợp với khả năng của mình. Nguồn: nld.com.vn Cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Nếu tận dụng tốt cơ hội, nhiều lao động Việt Nam sẽ tìm được việc làm phù hợp với khả năng của mình. Trong trường hợp ngược lại, sẽ có nhiều NLĐ rơi vào cảnh thất nghiệp. Do vậy, Việt Nam cần thực hiện một tiến trình kép đó là: 1). Tiếp tục giải quyết những vấn đề liên quan đến NLĐ còn tồn động từ trước đến nay như thời gian làm việc, chế độ chính sách, tiền lương. 2). Nhanh chóng hoàn thiện thể chế chính sách về việc làm để NLĐ tận dụng được cơ hội và vượt lên thách thức từ cuộc CMCN 4.0. Chú thích: [1] Hồ Sỹ Anh (2021), Nguy cơ lao động Việt Nam thất nghiệp cao trước làn sóng công nghệ số, báo Thanh niên, ngày 20/1/2021, tr.11. |
Bài viết: Phạm Ngọc Hòa Học viện Chính trị khu vực IV
|