Những quy định của Bộ luật Lao động 2019 về sử dụng người lao động cao tuổi
Người lao động cao tuổi được xác định là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu theo quy định pháp luật. Khi người lao động cao tuổi tham gia quan hệ lao động, họ phải đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro cao hơn người lao động khác, đặc biệt về vấn đề sức khỏe. Do đó, khi doanh nghiệp muốn giao kết hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi thì các bên phải tìm hiểu kỹ và nắm rõ quy định của Bộ luật Lao động cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo có hiệu lực từ 01/01/2021, khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Người lao động khi đã nghỉ hưu vẫn tiếp tục được làm việc cho người sử dụng lao động, hơn nữa còn được giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Việc cho phép người lao động cao tuổi và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn là một điểm mới quan trọng của Bộ luật Lao động 2019.
Đồng thời, đây cũng là một trong những trường hợp đặc biệt được ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều hơn 2 lần.
Đang hưởng người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
Như vậy, người lao động đã nghỉ hưu vẫn tiếp tục làm việc về cơ bản sẽ được hưởng các khoản: lương hưu; mức lương theo chức danh công việc đã thỏa thuận; phụ cấp; các khoản bổ sung...
Tiếp theo, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Đây là một trong những yêu cầu quan trọng khi sử dụng lao động là người cao tuổi, cụ thể tại Khoản 3 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn. Bộ luật Lao động hiện hành quy định không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
Bộ luật Lao động 2019 quy định về chế độ làm việc dành cho người lao động cao tuổi như sau:
- có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Bộ luật Lao động hiện hành quy định người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Do đó, việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian hiện nay do người sử dụng lao động quyết định.
- Người lao động cao tuổi được khuyến khích làm những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và người sử dụng lao động có thể sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Bộ luật Lao động 2012 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại Khoản 1 Điều này.