Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Những phận đời ở xóm ngụ cư “ở yên” trong những ngày cách ly xã hội

Người lao động - Châu Giang

Dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp khiến người lao động di cư "treo niêu", không những cuộc sống khó khăn hơn gấp bội còn đẩy họ vào cảnh có quê mà chẳng dám về. Mặc dù vậy, họ vẫn đang ở yên theo chỉ thị và mong mỏi sớm trở lại với công việc.
nhung phan doi o xom ngu cu o yen trong nhung ngay cach ly xa hoi
Một góc xóm ngụ cư của những người lao động nghèo phường Phúc Xá. Ảnh: V.G.

Mới còn sớm tinh mơ, bỗng tiếng khóc của đứa trẻ vang lên từ chiếc lều bạt lụp xụp căng giữa đống đổ nát đánh thức cả xóm. Đó là đứa thứ hai nhà Ngân, nó liên tục khóc đòi được uống sữa.

Chồng cô, anh Khang lật đật dậy, gãi đầu gãi tai khó chịu: “Không dỗ nó, bảo nó nín đi”. Vừa đút cho đứa lớn thìa cơm muối lạc, Ngân vừa đón lấy đứa nhỏ dỗ dành, nói với chồng: “Sữa còn vài hộp, hai ngày mới cho uống dè một lần, còn ba trăm lẻ từ giờ đến cuối tháng, không đủ tiền mua nữa đâu”.

Từ đầu tháng đến nay, vợ chồng Ngân đều ở nhà, anh Khang đang làm bốc vác cho các mối xe hàng tại chợ Long Biên, còn Ngân đẩy xe hoa quả đi bán rong khắp trong phố. Thường thì sáng sớm tinh mơ Ngân dậy, ra chợ nhập một ít ổi, chuối, táo… rồi đi bán rong. Cả khu đều quen mặt cô, ngày mỏi gối cũng được hơn hai trăm bạc đủ cho bốn miệng ăn. Học hành của đứa đầu với những khoản lớn thì trông cả vào những ngày công của chồng.

Vợ chồng Ngân gặp nhau cách đây 6 năm, khi cả hai cùng đến thuê trọ chung khu này rồi quen biết. Quê Ngân dưới Nam Định, còn chồng tận ở Thanh Hoá. Lúc chưa có thêm đứa nữa thì một năm hai vợ chồng gắng về quê nội ngoại đôi lần, từ ngày thêm con rồi đứa lớn vào mẫu giáo, chi phí đắt đỏ nên thống nhất mỗi năm thay phiên chỉ về một bên, một lần.

Hàng xóm ngay kế bên, ông Nguyễn Long quê mãi ở Quảng Bình, năm nay đã ngoài năm mươi. Sự vất vả hiện rõ lên khuôn mặt, những nếp nhăn xô nhau khiến tuổi của ông người ngoài lầm tưởng đã bảy chục. Trước dịch, hàng ngày người ta vẫn thấy ông cạnh chiếc dream cũ ngay điểm trung chuyển xe buýt. Những cuốc xe ôm cứ nối dài từ sớm đến quá khuya. Đứa lớn đang học đại học năm nhất, đứa thứ hai thì năm nay đang ôn để tham dự kỳ thi quốc gia, vợ ở nhà buôn bán vặt.

Có mặt tại xóm cũng được gần chục năm, ông muốn lo cho con cái ăn học đàng hoàng mới nghĩ đến chuyện chuyển nghề, về quê. Mấy hôm nay cách ly, Chính phủ yêu cầu ở nhà, quen lao động giờ nằm không rỗi việc nên cũng buồn chán. Dưới quê, vợ hằng ngày gọi vài cuộc bảo ông tạm về nhà cho an toàn. “Tôi đang ở vùng dịch đây, về thì cả nhà lại đi cách ly à”.

Ông Long nhẩm tính, cả xóm cũng phải mấy trăm nhân khẩu, mỗi người một hoàn cảnh nhưng đều khó khăn, vất vả. Họ từ khắp nơi dạt về đây, phần đông ở Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, có người tận Tuyên Quang, hay Quảng Bình như ông. “Khu này gần chợ, cũng đã có trong đề án quy hoạch của thành phố rồi đấy nhưng chưa triển khai thôi, chúng tôi về đây chi phí rẻ, và tiện nhiều thứ", ông Long chia sẻ.

Chỉ ra bãi rau trước mặt, xen lẫn những bụi chuối um tùm và rác, Ngân nói: “Ở đây có thể tự trồng được rau xanh, đỡ đi tiền thực phẩm, thi thoảng mua ít thịt rẻ ngoài chợ là xong bữa. Quan trọng nhất là lo cho bọn nhỏ và gom được tiền trang trải cuộc sống, chứ mình thì thế nào cũng được”.

Ở xóm ngụ cư ấy, những đứa trẻ như gia đình Ngân cứ thế ra đời trong cuộc sống lo toan, nhọc nhằn vất vả của bố mẹ chúng. Chỉ vào đứa thứ hai với bộ quần áo, Ngân khoe: “Toàn là quà của bên từ thiện đấy chú ạ, chứ tiền đâu mà mua, cái áo con trai được phát từ giữa năm, còn cái quần con gái mới được trước Tết. Đứa lớn 4 tuổi đi mẫu giáo từ năm ngoái, cũng may gửi được tại một trường mầm non của phường Phúc Xá, biết hoàn cảnh nên người ta miễn cho học phí, chỉ phải góp tiền ăn”.

Đến xóm trong những ngày này mới gặp được đông đủ các lứa tuổi, từ ông bà già đến trẻ nhỏ, lẫn những người đang trong “độ tuổi vàng lao động”.

Nằm ngay cạnh chợ đầu mối, dưới chân cây cầu Long Biên, những khu nhà trọ lụp xụp lợp fibro xi măng cứ thế chạy dài thành một khu, chơi vơi theo triền sông, bên những nhà xây kiên cố, con phố đông đúc. Người ta quen gọi là xóm ngụ cư. Bao nhiêu năm tháng qua, dân số ngày càng đông lên bởi thu nạp thêm nhiều thành viên mới, đó là chốn định cư của những cửu vạn, người lao động nghèo. Hai đến năm người thuê chung một căn trọ chừng hơn chục mét, mọi sinh hoạt gói gọn trong đó, mùa hè cái nóng hầm hập phả ra, mùa đông gió từ sông Hồng lùa vào lạnh buốt.

nhung phan doi o xom ngu cu o yen trong nhung ngay cach ly xa hoi
Những đứa trẻ tại xóm ngụ cư ở nhà cùng cha mẹ mùa dịch. Ảnh: V.G.

Vợ chồng Ngân từ ngày có đứa thứ hai, chi phí tăng lên trông thấy, tiền thuê trọ cũng không trụ được nữa, mà đi cũng không xong bởi biết đi đâu, chồng cô bèn cắm mấy chiếc cọc vững chắc, trùm lên cái bạt, dựa vào một góc bờ tường đổ. Gia đình Ngân ở đó.

Bình thường, những người nơi đây rời nhà từ sáng sớm tinh mơ, toả khi khắp các nơi của phố thị, người bán vé số, người chạy xe ôm, rồi bán hoa quả như Ngân hoặc bốc vác thuê tại chợ Long Biên giống chồng cô. Những ngày này thực hiện cách ly, quang cảnh xóm càng đìu hiu vắng vẻ dù rất đông người ở nhà, thi thoảng vọng lại tiếng loa công an phường đi nhắc các hộ đóng cửa hàng. Ai nấy đều bần thần, buồn rầu lặng lẽ. Họ quen với sự vật lộn mưu sinh ngoài kia, quen với việc đếm từng đồng bạc lẻ mỗi ngày khi trở về lúc quá khuya. Giờ phải ở nhà nghĩa là thất nghiệp, quanh quẩn trong mấy mét vuông trọ hay đi dạo ngắm nhìn triền sông lộng gió tháng tư.

Chồng Ngân ngày nào cũng chạy ra ngoài chợ đứng tần ngần trong khu chuyển hàng một lát để thăm dò tình hình, nhưng thấy cửa đóng im ỉm, anh lại lặng lẽ trở về. Buổi tối cuối tháng ba, vừa hết ca làm ngồi ăn bát cơm, nghe tin đài nói về "cách ly xã hội", chồng cô chạy vội ra hỏi thì chủ hàng bảo: “Nhà nước yêu cầu vậy, tạm thời từ mai nghỉ đã, khi đi làm lại sẽ thông báo sau”. Ngân cũng buông bát đứng dậy, lấy ví đếm còn hơn sáu trăm lẻ, bồng con ra tạp hoá mua một thùng sữa, hai thùng mì, và một bao gạo 20 ký. “Mì đắt quá, mới một hai ngày mà đã lên tới một trăm mười lăm nghìn, phải vào tận một cửa hàng sâu trong ngõ mới mua được giá một trăm lẻ năm đấy”, Ngân phân trần.

Bọn trẻ trong nhà cũng nhận ra sự đổi thay trong bữa cơm suốt gần tháng qua, các món ăn có thịt thưa dần, thay vào đó là nhiều rau, đậu, lạc. Đứa lớn đã biết cầm đũa, gẩy mấy viên lạc trong bát rồi nhìn sang món đậu, ngồi phụng phịu. Ngân phải dỗ dành mãi chúng mới ăn hết được một lưng.

nhung phan doi o xom ngu cu o yen trong nhung ngay cach ly xa hoi
Những người xóm ngụ cư luôn mong mỏi hết dịch để đi làm trở lại. Ảnh: V.G.

Dịch bệnh khiến nhiều người “lao động chân tay” như vợ chồng Ngân và cả xóm “treo niêu”, đẩy họ vào cảnh có quê mà chẳng dám về. Cũng trong cái tối cuối cùng của tháng ba ấy, trước khi lệnh cách ly xã hội của Thủ tướng có hiệu lực, cả khu xóm nhà Ngân xôn xao cả lên. Mọi người hỏi nhau í ới: Có về không, hay ở lại ?!. Chỉ một số người thu dọn quần áo để tranh thủ về ngay trong đêm, còn phần lớn đều đồng tình ở lại. Đài báo nói ra rả: "Thôn ở yên thôn, xã ở yên xã, huyện ở yên huyện”. “Về lúc này có giải quyết được gì đâu, ở lại may ra hết phong toả là đi làm luôn, đỡ mất công đi lại tốn kém”, vài người thảo luận với nhau như thế.

“Thắt lưng buộc bụng” là cách duy nhất người lao động thu nhập thấp nghĩ được trong những ngày này. Hàng chục chiếc xe kéo chuyên dụng phục vụ cho công việc tạm bỏ không, dựng chỏng trơ bên cửa phòng. Cả xóm bãi im lìm, thi thoảng vài người đứng ở cửa ngó ra. Gần trưa, mấy người đi hái ít rau mọc hoang ngoài bãi, “về thêm ít mắm muối vào là xong bữa”. “Mong Đảng, Chính phủ lãnh đạo nhân dân thắng dịch sớm để còn đi làm, hai hôm nay ca nhiễm ít rồi”.

Cách đó chừng một cây số, đi qua những bãi trồng chuối, hoa màu và lau sậy, giữa những ngóc ngách không còn được vẽ trên bản đồ, là xóm phao ngụ cư lênh đênh dưới nước. Những phận đời cũng giống như xóm ngụ cư trên cạn, có chăng họ chỉ khác là kiếp lênh đênh. Vài chiếc thuyền cắm cọc nằm im lìm ven sông trong những ngày này, họ cũng đang ở yên theo lệnh.

Tính đến 7h sáng ngày 7/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 209 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,3 triệu người nhiễm virus corona ...

Bệnh nhân Covid-19 mới được cho là “ủ bệnh 23 ngày” kể từ khi khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai - Ban Chỉ đạo ...

Vậy là Việt Nam đã bước sang tuần thứ 2 trong hai tuần quyết định dịch Covid-19 có bùng phát hay không? Đây cũng là buổi ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Người lao động -

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tại các nhà máy, trên những công trường xây dựng, hàng ngàn kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc.

Đời sống -

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…

Người lao động -

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đời sống -

Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.

Người lao động -

8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...

Đời sống -

Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.

Video

Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.

Tôi công nhân

Theo quy định, ngoài ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động còn được quyền nghỉ không lương. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít lao động biết đến những thông tin liên quan đến loại quyền lợi này.

Talk Công đoàn

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Infographic

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.

Đọc thêm

Đời sống -

Xin chào tất cả mọi người, tôi là Trần Thanh Sang, nhân viên kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp tại MobiFone tỉnh Tiền Giang. Có thể câu chuyện tôi kể về cuộc đời mình nó không có nhiều cảm xúc với các bạn, nhưng đó là những gì rất thật tôi đã trải qua: Chính “vòng tay Công đoàn” Công ty MobiFone KV9 đã cho tôi cuộc đời thứ hai!

Đời sống -

Là một giáo viên dạy tiếng Anh có thâm niên công tác hơn 21 năm tại Trường Tiểu học Đại Thành (thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) cô giáo Hoàng Thị Mai Hương là một trong 36 cá nhân tiêu biểu được biểu dương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.

An toàn, vệ sinh lao động -

Sáng nay 14/8, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long đã trực tiếp thăm hỏi các công nhân nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing. LĐLĐ tỉnh cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hỗ trợ, điều trị tốt nhất các các công nhân nhập viện, tích cực phối hợp làm rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm đông người này.

Đời thợ -

Hai con người một thầy một trò, một thủ trưởng một nhân viên hàng chục năm qua đã tận hiến cho cộng đồng, bảo vệ chăm lo cho sức khỏe từ đứa trẻ đến người già. Họ là nguồn “tư liệu nhân văn sống” dệt nên những câu chuyện đời thường mà có khi rất phi thường ở vùng đất xa nhất, khó khăn bậc nhất ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị: A Vao!

Đời sống -

Có thể thấy một thực trạng đáng buồn ở các khu công nghiệp hiện nay là việc thiếu thiết chế văn hóa, hoặc có thiết chế văn hóa nhưng công nhân còn thờ ơ. Điều này vừa lãng phí, vừa nguy hại khi công nhân không được thụ hưởng thiết chế văn hóa. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội.

Đời sống -

Một trong những vấn đề nổi bật đối với công nhân khu công nghiệp ở Hà Nội là tiền lương thấp, chưa đủ trang trải các chi phí sinh hoạt trong cuộc sống và phải làm thêm giờ để đù đắp chi phí sinh hoạt. Ngoài thời gian lao động sản xuất trở về phòng trọ cũng cô quạnh không có nhiều phương tiện để giải trí, đi ra ngoài tham gia các dịch vụ giải trí thì chi phí lại đắt đỏ không phù hợp với đồng lương của công nhân.

Đời sống -

Những năm qua, mặc dù các cấp chính quyền ở Hà Nội đã ưu tiên quỹ đất xây dựng nhà ở và các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân nơi đây vẫn khá nghèo nàn. Loạt bài dưới đây được nhóm phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn thực hiện nhằm nêu lên nguyên nhân của thực trạng trên và tìm giải pháp để giai cấp công nhân thực sự “tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc” như Đảng ta từng khẳng định.

Đời sống -

Các gói thầu thuộc các dự án cao tốc đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, nhất là nông dân các tỉnh, thành miền Tây đi làm công nhân, giúp cuộc sống bà con khấm khá hơn…

An toàn, vệ sinh lao động -

Ngày 5/8, Công đoàn khu công nghiệp Đồng Xoài- Đồng Phú, Bình Phước đã đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ người thân của 02 công nhân bị tử vong trong vụ nổ tại Công ty TNHH LC Buffalo xảy ra trong sáng cùng ngày.

Người lao động -

Theo LĐLĐ tỉnh Bắc Giang, lý do chủ yếu khiến 1.600 công nhân Công ty TNHH KD Sports Việt Nam ngừng việc tập thể,chưa trở lại sản xuất là đa số không đồng tình với việc Giám đốc xưởng tự quyết định sản phẩm của các tổ sản xuất khi tăng lương.