Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Những nữ công nhân nhớ nhà nhưng không thể về quê ăn Tết

Đời sống - SỸ CÔNG

Khu công nghiệp Đồng Văn (Duy Tiên, Hà Nam) có những nữ công nhân là mẹ đơn thân, họ nhớ nhà nhưng không thể về quê ăn Tết...
Những nữ công nhân nhớ nhà nhưng không thể về quê ăn Tết
Một dãy trọ hiu hắt tại Khu công nghiệp Đồng Văn (Duy Tiên, Hà Nam). Ảnh: SỸ CÔNG

Dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, chúng tôi ghé thăm các dãy nhà trọ công nhân tại Khu công nghiệp Đồng Văn (Duy Tiên, Hà Nam). Lang thang qua những xóm trọ, chúng tôi có dịp tiếp xúc, trò chuyện và hiểu thêm nhiều hoàn cảnh của những nữ công nhân đang là mẹ đơn thân. Tết này cũng giống như những Tết trước, họ không về quê sum họp gia đình bởi ở quê họ không còn cha mẹ hoặc gia đình đã đổ vỡ,...

Chị Lục Thị Hương, quê ở huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái), cách Hà Nam hơn 200 km. Nếu đi ô tô cũng mất gần nửa ngày nhưng năm nay chị không về quê ăn Tết vì ở nhà có người thân là F0...

Những nữ công nhân nhớ nhà nhưng không thể về quê ăn Tết
Chị Hương trò chuyện với phóng viên Cuộc sống an toàn. Ảnh: SỸ CÔNG

Nhắc đến quê nhà thì những kỷ niệm buồn của chị Hương lại ùa về, vì người chồng ham mê cờ bạc, bỏ bê vợ con nên chị ly thân và để lại con thơ cho ông bà ngoại chăm sóc. Một mình chị đến Khu công nghiệp Đồng Văn tìm việc làm. "Thời gian qua, tôi đón năm mới trong căn phòng trọ này thôi. Tôi thấy tủi thân vô cùng, chỉ ở một mình nên cũng chẳng sắm sửa Tết làm gì", chị Hương nói.

Tết với mọi người là sum vầy, là đoàn viên, Tết với chị Hương chẳng khác gì ngày thường. Trong căn phòng trọ vỏn vẹn chục mét vuông, chị không sắm sửa bất cứ thứ gì vì năm nay tài khoản tiết kiệm cũng đã hao hụt nhiều, gần như chẳng còn tiền tích lũy.

Cả dãy nhà trọ lúc nào cũng tấp nập, đông vui, người ra người vào nhưng những ngày Tết lại vắng hoe. Không có bánh chưng, chẳng có quất hay đào, với chị Hương lúc này là thèm được nghe tiếng cười đùa của đám trẻ con ở nhà…, đó mới là Tết.

Những nữ công nhân nhớ nhà nhưng không thể về quê ăn Tết
Tết với chị Hương cũng giống như những ngày bình thường. Ảnh:SỸ CÔNG

Nói đến con cái, chị Hương tâm sự: "Tôi nhớ các con lắm! Vì hoàn cảnh mà tôi phải đi làm xa nhà. Đi làm vất vả nhưng có việc làm đều đặn nên tôi vẫn dành dụm được 3 triệu đồng mỗi tháng để gửi về cho các con ăn học".

Cách khu trọ chị Hương không xa, chị Lù Thị Hiền (sinh năm 1986, quê ở Điện Biên) đang giặt vội chiếc áo công nhân rồi dọn dẹp lại căn nhà trọ để đón khách.

Khi còn trẻ, chị Hiền thương một người. Anh là công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh). Trót trao thân nên chị Hiền mang thai nhưng người kia chối bỏ trách nhiệm và bỏ đi...

Tủi nhục, điều tiếng nhưng chị quyết giữ lại cháu bé rồi tìm đến Khu công nghiệp Đồng Văn để làm việc. Đến giờ cháu nhỏ cũng đến tuổi đi học. Một năm qua, dịch bệnh hoành hành, hằng ngày, chị Hiền đi làm còn con gái ở trong phòng trọ một mình.

Những nữ công nhân nhớ nhà nhưng không thể về quê ăn Tết
Chị Lù Thị Hiền trò chuyện với phóng viên Cuộc sống an toàn. Ảnh: SỸ CÔNG

"Sao chị không cho cháu ở quê với ông bà rồi gửi tiền về nuôi con?", phóng viên thắc mắc.

Gạt những giọt nước mắt ầng ậc tuôn trong khóe mắt, chị Hiền lắc đầu nói: "Nhà tôi nghèo lắm! Cha mẹ cũng mất hết rồi, họ hàng thì còn nghèo hơn nên chẳng có ai để gửi cháu. Khi còn nhỏ, cháu ốm suốt, mẹ con tôi khổ lắm! Tôi thì không có sữa, nếu không gặp người tốt cho cháu bú nhờ, cho ăn cơm thì chắc cháu cũng không qua khỏi...".

"Chị có nhớ nhà không? Tết này chị và cháu ăn ở ra sao?", phóng viên hỏi tiếp.

"Tôi không nhớ đã có bao nhiêu cái Tết xa nhà nữa. Quê hương thì ai mà không nhớ. Ở đây, tôi không quen biết ai, hai mẹ con cứ lủi thủi chơi với nhau như này thôi".

Hai chữ "quê hương" với chị Hiền nghe xa vời vợi.

Tết này, có những người đàn bà cô đơn ở lại khu công nghiệp…
Con gái chị Hiền vui mừng bóc phong bao lì xì năm mới. Ảnh: SỸ CÔNG

Những ngày Tết, trong khi các gia đình sum họp, quây quần bên nhau thì vẫn còn rất nhiều công nhân, người lao động còn ở lại các khu trọ ăn Tết với nhiều lý do. Có người bận công việc, có người sợ dịch Covid-19 nhưng hầu hết họ đều có chung hoàn cảnh khó khăn.

Theo Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam, với mong muốn mọi công nhân đều được đón Tết, các cấp Công đoàn đã chuẩn bị hơn 10.000 suất quà (mỗi suất trị giá từ 300.000 đến 500.000 đồng), 40 chuyến xe với trên 1.200 tấm vé dành tặng những công nhân lao động (CNLĐ) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19, bị tai nạn lao động nặng, có quê xa trên 150 km.

Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam cũng dành sự quan tâm tới CNLĐ phải ở trong các khu nhà trọ, khu cách ly, phong tỏa, mắc Covid-19 đang điều trị tại nhà hoặc các cơ sở y tế; đoàn viên, người lao động không có điều kiện về quê đón Tết. Trong đó quan tâm tới cả CNLĐ ở các doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn, có hoàn cảnh khó khăn,…

Sau chương trình “Tết sum vầy - Xuân bình an”, LĐLĐ tỉnh Hà Nam tiếp tục huy động và tổ chức các đợt hỗ trợ tiếp theo tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp. LĐLĐ tỉnh Hà Nam cũng chỉ đạo LĐLĐ các huyện, thành phố, Công đoàn ngành tổ chức “Tết sum vầy – Xuân bình an” để tặng quà Tết cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 2 tỷ đồng.

Nỗi lòng của công nhân F0 đón Tết xa quê Nỗi lòng của công nhân F0 đón Tết xa quê

Những ngày này, khi người dân tại tổ 4, phường Hòa Thọ Tây (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) vui vẻ đón Tết thì nhà ...

Trao quà Tết cho công nhân F0 của doanh nghiệp mình và doanh nghiệp bạn Trao quà Tết cho công nhân F0 của doanh nghiệp mình và doanh nghiệp bạn

Dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, Công đoàn Công ty TNHH Luxshare - ICT (Vân Trung), tỉnh Bắc Giang đã trao 400 suất ...

Công đoàn Bình Dương chăm lo, trang trí nhà đón Tết cho con công nhân mồ côi Công đoàn Bình Dương chăm lo, trang trí nhà đón Tết cho con công nhân mồ côi

Gác lại mọi lo toan, vất vả, cán bộ Công đoàn Bình Dương đã tìm đến khu trọ của hai anh em Nguyễn Văn H. ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Người lao động -

Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.

Đời sống -

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…

Người lao động -

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đời sống -

Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.

Người lao động -

8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...

Đời sống -

Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.

Video

Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…

Tôi công nhân

Theo quy định, ngoài ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động còn được quyền nghỉ không lương. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít lao động biết đến những thông tin liên quan đến loại quyền lợi này.

Talk Công đoàn

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Infographic

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.

Đọc thêm

Đời sống -

Xin chào tất cả mọi người, tôi là Trần Thanh Sang, nhân viên kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp tại MobiFone tỉnh Tiền Giang. Có thể câu chuyện tôi kể về cuộc đời mình nó không có nhiều cảm xúc với các bạn, nhưng đó là những gì rất thật tôi đã trải qua: Chính “vòng tay Công đoàn” Công ty MobiFone KV9 đã cho tôi cuộc đời thứ hai!

Đời sống -

Là một giáo viên dạy tiếng Anh có thâm niên công tác hơn 21 năm tại Trường Tiểu học Đại Thành (thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) cô giáo Hoàng Thị Mai Hương là một trong 36 cá nhân tiêu biểu được biểu dương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.

Đời thợ -

Hai con người một thầy một trò, một thủ trưởng một nhân viên hàng chục năm qua đã tận hiến cho cộng đồng, bảo vệ chăm lo cho sức khỏe từ đứa trẻ đến người già. Họ là nguồn “tư liệu nhân văn sống” dệt nên những câu chuyện đời thường mà có khi rất phi thường ở vùng đất xa nhất, khó khăn bậc nhất ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị: A Vao!

Đời sống -

Có thể thấy một thực trạng đáng buồn ở các khu công nghiệp hiện nay là việc thiếu thiết chế văn hóa, hoặc có thiết chế văn hóa nhưng công nhân còn thờ ơ. Điều này vừa lãng phí, vừa nguy hại khi công nhân không được thụ hưởng thiết chế văn hóa. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội.

Đời sống -

Một trong những vấn đề nổi bật đối với công nhân khu công nghiệp ở Hà Nội là tiền lương thấp, chưa đủ trang trải các chi phí sinh hoạt trong cuộc sống và phải làm thêm giờ để đù đắp chi phí sinh hoạt. Ngoài thời gian lao động sản xuất trở về phòng trọ cũng cô quạnh không có nhiều phương tiện để giải trí, đi ra ngoài tham gia các dịch vụ giải trí thì chi phí lại đắt đỏ không phù hợp với đồng lương của công nhân.

Đời sống -

Những năm qua, mặc dù các cấp chính quyền ở Hà Nội đã ưu tiên quỹ đất xây dựng nhà ở và các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân nơi đây vẫn khá nghèo nàn. Loạt bài dưới đây được nhóm phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn thực hiện nhằm nêu lên nguyên nhân của thực trạng trên và tìm giải pháp để giai cấp công nhân thực sự “tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc” như Đảng ta từng khẳng định.

Đời sống -

Các gói thầu thuộc các dự án cao tốc đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, nhất là nông dân các tỉnh, thành miền Tây đi làm công nhân, giúp cuộc sống bà con khấm khá hơn…

Đời sống -

Khu cư xá Doanh nghiệp chế xuất Nitori, Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) được xem là ngôi nhà thứ hai đối với nhiều lao động nữ xa quê. Họ không chỉ tiết kiệm được một khoản tiền thuê trọ rất lớn hằng tháng, mà còn tiết kiệm một số chi phí sinh hoạt khác, nhất là sống trong môi trường an ninh tốt.

Đời sống -

LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã chi hỗ trợ khẩn cấp để chia sẻ khó khăn với người lao động. Với sự vào cuộc quyết liệt của công đoàn, công ty Hoàng Sinh cam kết đến ngày 9/8 tới sẽ chi trả lương cho người lao động trong 2 tháng (tháng 4 và tháng 5/2024)…

Đời sống -

Những năm qua, các cấp công đoàn quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng đã thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân, viên chức, lao động được tham gia, giám sát mọi hoạt động của đơn vị. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngày càng phát triển.