Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Những người “bán giấc mơ” bội thu ngày mùng một Tết

Đời sống - TRẦN LƯU

Với những người bán vé số, mùng 1 Tết được xem là “ngày vàng” mua bán, giúp họ có nguồn thu nhập khá hơn. Ai cũng mong muốn một năm mới suôn sẻ, tốt lành…
Chuyện về những phận đời đi “bán giấc mơ” Lợi nhuận ngàn tỷ và nước mắt người bán vé số dạo

Sáng mùng 1 Tết, các hàng quán ở Cần Thơ đều đóng cửa, nghỉ kinh doanh. Phần lớn người dân đã về quê ăn Tết hoặc ở nhà sum họp cùng người thân. Trên các tuyến đường, ngõ hẻm, những người bán vé số dạo vẫn lặng lẽ mưu sinh, đi “bán giấc mơ” ngày đầu năm mới.

Mới 11 giờ trưa nhưng chị Võ Thị Lan đã vô cùng phấn khởi khi bán được hơn 200 tờ vé số. Những ngày thường, có khi chị lặn lội từ sáng tới tối cũng chưa bán được 100 tờ. Theo chị Lan, ngày mùng 1 Tết, ai cũng có tâm lý muốn “xủ quẻ đầu năm” nên lượng vé số bán ra rất cao.

Năm nào cũng vậy, mùng 1 Tết được coi là “ngày vàng” để những người bán vé số dạo như chị có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Những người “bán giấc mơ” bội thu ngày mùng một Tết
Chị Lan bán vé số tại Nam Nhã Đường. Ảnh: P.V.

Năm nay, chị Lan chọn bán vé số ở Nam Nhã Đường (người dân hay gọi là chùa Minh Sư, ngay dốc cầu Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ).

“Mùng 1 Tết, người ta đi chùa đông lắm, ai cũng muốn xin quẻ, xin keo cầu bình an, tài lộc cho năm mới. Trong tâm trạng đó, mình mời vé số họ rất dễ mua, việc buôn bán cũng thuận lợi. Tết đối với những người bán vé số như chúng tui đều như ngày thường, phải lao động để kiếm sống. Mùng 1 Tết năm nào cũng bán được gấp đôi ngày thường bởi người dân thường mua nhiều hơn với hy vọng “Thần Tài gõ cửa“, đổi đời trong năm mới. Ngày thường, tui bán được khoảng 150 vé, thì hôm nay đã bán được hơn 300 vé. Bữa cơm Tết chiều nay, sẽ có thêm cá thịt”, chị Lan nói.

Ông Nguyễn Thanh Sang - một người bán vé số dạo ở TP Cần Thơ chia sẻ, mùng 1 Tết, người mua có tâm lý lấy hên, đối với họ, trúng giải mấy không quan trọng, chỉ cần trúng là được, và xem đó như “lộc trời cho” đầu năm mới.

"Hôm qua tui bán trúng số đầu (100.000 đồng/vé), sáng nay có khách đổi số trúng thưởng, họ lì xì cho 1 vé”, ông Sang kể.

Những người “bán giấc mơ” bội thu ngày mùng một Tết
Ông Sang vui vẻ vì bán được gấp đôi lượng vé số ngày thường. Ảnh: P.V.

Anh Lâm Minh Tuấn - một người dân ở phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, nói: “Tui không thích chơi đỏ đen và gần như không bao giờ mua vé số. Nhưng mùng 1 Tết, thấy những người bán vé số dạo vẫn đi khắp nơi để lao động nên tui mua 10 tờ. Trúng hay không là số của mỗi người, quan trọng nhất là mình giúp được những người lao động nghèo khó. Chỉ cần họ lao động chân chính là được”.

Khi gặp được những người khách như anh Tuấn, ông Sang hồ hởi khoe: “Tui vừa gọi điện về nhà, chút ghé chợ mua ít đồ về nấu lẩu. Quan trọng nhất là không khí sum họp gia đình, dù bữa cơm hay cuộc sống có nghèo khổ một chút vẫn được”.

Còn ông Nguyễn Văn Thanh, ở quận Cái Răng, TP Cần Thơ, chia sẻ: “Ngày thường tui bán được từ 100-150 vé, hôm nay mùng 1 đã bán được gần 300 vé. Người mua ai cũng cầu may mắn đầu năm nên bán chạy. Dù vất vả phải lội bộ hàng chục km nhưng có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống“.

Lâu nay, vé số kiến thiết được người dân miền Tây rất ưa chuộng, và mua mỗi ngày. Mỗi tờ vé số có mệnh giá 10.000 đồng với giải đặc biệt cao nhất, nếu trúng thưởng là 2 tỷ đồng.

Những người “bán giấc mơ” bội thu ngày mùng một Tết
Mùng 1 Tết được xe là "ngày vàng" để những người bán vé số dạo bội thu. Ảnh: P.V.

Vé số in xong được chuyển về các đại lý trước vài ngày so với ngày mở thưởng. Sau đó, người bán dạo sẽ đến các đại lý nhận vé số rồi túa ra khắp nơi để đi bán. Nguồn phát hành chủ yếu của xổ số cũng thông qua họ, chỉ một số ít người dân tìm mua vé số tại các sạp ven đường.

Bình quân, mỗi tờ vé số bán được, người dân lời được khoảng trên dưới 1.000 đồng. Mỗi ngày, một người có thể bán được từ 100-300 tờ, tương ứng với mức thu nhập 100.000 - 300.000 đồng/ngày.

Riêng dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các kỳ tăng vé số phát hành diễn ra từ ngày 3/2 – 1/3 (từ ngày 24 tháng Chạp năm trước đến ngày 21 tháng Giêng năm sau). Trong thời gian đó, mỗi công ty xổ số kiến thiết khu vực miền Nam được phép tăng doanh số phát hành từ 12 triệu vé/kỳ (tương đương 120 tỷ đồng/kỳ) lên thành 14 triệu vé/kỳ (tương đương 140 tỷ đồng/kỳ).

Dù trải qua một năm kinh tế đầy khó khăn nhưng sức tiêu thụ vé số những ngày Tết vẫn tăng đáng kể. Trong tâm lý mỗi người, khi thực tại không đáp ứng được kỳ vọng thì họ sẽ tìm vào điều may rủi, và đó cũng là tâm lý của những người nghèo khó. Càng nghèo thì càng lao vào những trò đỏ đen nhiều hơn. Điều đó giải thích vì sao khi những năm qua, nền kinh tế đi xuống, nhưng số lượng người mua vé số vẫn không ngừng tăng…

Nghề bán vé số được ví von là đi “bán giấc mơ“, bởi giúp người ta có thể đổi đời trong chốc lát. Với những người bán dạo, cuộc mưu sinh nào mà không vất vả. Ngày đầu năm mới, họ mong muốn ai cũng gặp may, để bản thân mình cũng có thêm nguồn thu nhập, hướng đến tương lai, và những hy vọng mới…

Huyện miền núi dẫn đầu về số lượng sáng kiến, kinh nghiệm Huyện miền núi dẫn đầu về số lượng sáng kiến, kinh nghiệm

Dù chỉ có 8.500 đoàn viên, song kết thúc giai đoạn 1, Chương trình "01 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó phát triển, ...

Khu vực doanh nghiệp đông về số lượng nhưng tiềm lực không mạnh Khu vực doanh nghiệp đông về số lượng nhưng tiềm lực không mạnh

Khu vực doanh nghiệp tuy đông về số lượng, nhưng quy mô và tiềm lực không mạnh, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh ...

Đồng Nai dẫn đầu cả nước về số lượng khu công nghiệp đang hoạt động Đồng Nai dẫn đầu cả nước về số lượng khu công nghiệp đang hoạt động

Theo VARS, trên cả nước có khoảng 563 khu công nghiệp (KCN) nằm trong quy hoạch tại 61/63 tỉnh thành. 397 KCN đã được thành ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Người lao động -

Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.

Đời sống -

Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.

Đời sống -

Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.

Người lao động -

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.

Người lao động -

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

Đời sống -

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Video

Ngày 10/9/2024, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã ban hành Công văn 2316/ATTP-NĐTT gửi Sở Y tế một số tình miền Bắc về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, trong đó yêu cầu không để các sản phẩm hư hỏng, hết hạn sử dụng đến tay người lao động.

Tôi công nhân

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tại nhiều các tỉnh khu vực phía Bắc. Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mức từ 3.000.000 đồng/trường hợp.

Talk Công đoàn

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

An toàn, vệ sinh lao động

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Đọc thêm

Đời sống -

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.

Người lao động -

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Đời sống -

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Đời sống -

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.

Đời sống -

Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.

Người lao động -

Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.

Đời sống -

"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.

Đời sống -

Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.

Người lao động -

Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.

Đời sống -

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…