Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Những "kỹ sư tâm hồn" chung tay bảo tồn văn hóa Mạ ở Lâm Đồng

Kinh tế - Xã hội - ĐỖ LÂM

Sự hội tụ văn hóa các vùng miền cùng với bản địa đã tạo nên đời sống văn hóa phong phú, nhiều màu sắc ở huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng). Tuy nhiên trong sự giao thoa ấy, văn hoá tộc người Mạ ở đây đang có xu hướng mai một, và đang được thầy trò Trường THCS&THPT Lộc Bắc chung tay bảo tồn.
Những "Kỹ sư tâm hồn" chung tay bảo tồn văn hóa Mạ ở Lâm Đồng
Thầy trò Trường THCS&THPT Lộc Bắc, tham gia Cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng tổ chức. Ảnh: ĐVCC

Tìm lại những giá trị văn hóa bị lãng quên

Đề tài “Giải pháp bảo tồn và phát huy kèn bầu của người Mạ tại xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng” của thầy trò Trường THCS và THPT Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm đoạt Giải Nhì Cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp tỉnh lần thứ XVI do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng tổ chức vào đầu tháng 1/2024.

Đây là một trong số rất ít đề tài dự thi về lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là văn hóa bản địa. Bảo Lâm là địa phương có các dân tộc anh em đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước cùng sinh sống; sự hội tụ văn hóa vùng miền cùng văn hóa của người bản địa đã tạo nên đời sống văn hóa phong phú, nhiều màu sắc. Trong sự giao thoa văn hóa đó có những giá trị văn hóa của người bản địa đang mai một, rất cần sự chung tay để bảo tồn và phát huy.

Cô giáo Đoàn Thị Thúy Dương - Phó Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Lộc Bắc trải lòng khi kể cho chúng tôi về hành trình của thầy và trò kiên đánh thức Văn hoá Mạ ở huyện Bảo Lâm. Đó là câu chuyện khi được gặp gỡ, trao đổi với một vài nghệ nhân “hiếm hoi” trong đồng bào dân tộc Mạ còn lưu giữ và sử dụng được nhạc cụ của dân tộc mình: “Khi được tận mắt nhìn thấy những loại nhạc cụ người Mạ, được đắm mình trong không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, lắng nghe tiếng kèn bầu, đàn tre và đàn môi, chúng tôi càng hiểu vì sao cần phải giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá dân tộc ở đây”.

Như lần được ông K’Pía (thôn 4, xã Lộc Bắc), một người biết chế tác, sử dụng và lưu giữ nhạc cụ dân tộc Mạ giới thiệu về chiếc kèn bầu (Buốt, Woăt), sáo Bre mà ông tự tay làm. Chỉ một trái bầu khô, mấy ống tre nhỏ, sáp ong đất, những vật liệu hết sức bình dị, quen thuộc có thể tìm thấy trong các gia đình người Mạ nhưng khi được chế tác thành nhạc cụ thì đã trở thành một “vật thiêng”, bởi nó kết tinh văn hoá dân tộc. Và đặc biệt, khi ngồi nghe các nghệ nhân nói về các loại nhạc cụ, lắng nghe âm thanh của kèn bầu người Mạ, một thứ giai điệu vừa như quen thuộc lại vừa như xa lạ, kiêu sa; kéo con người về với đại ngàn, được trở về với bản thể khi còn sống hoà mình với thiên nhiên…

Những "Kỹ sư tâm hồn" chung tay bảo tồn văn hóa Mạ ở Lâm Đồng
Câu lạc bộ “Văn nghệ dân gian người Mạ” Trường THCS và THPT Lộc Bắc (Lâm Đồng) có sự hướng dẫn, trao truyền của các nghệ nhân, thu hút nhiều học sinh tham gia. Ảnh: ĐVCC

Hay có lần thầy và trò được hòa mình trong cái không gian bập bùng bếp lửa hồng trong căn nhà sàn của ông K’Trời (ở thôn 3, xã Lộc Bảo); được ông vui vẻ bày ra tất cả những loại nhạc cụ dân tộc của mình đã dày công sưu tầm, lưu giữ. Nào là bộ chiêng 6 cái, đàn tre, kèn môi và cả chiếc kèn bầu đã bị hỏng nặng. Ông cười và nói: “Cái kèn này bị hư rồi, không thổi được, để trưng bày cho đỡ nhớ thôi”. Ông chỉ vào đàn tre và kèn môi, nói thêm: “Mấy cái này là mình tự làm. Còn kèn bầu thì không biết. Vì ngày xưa “ông già” chỉ nhưng không học”. Những lời bộc bạch của ông K’Trời khi ấy như niềm tự hào về đời sống văn hóa phong phú của dân tộc mình; nhưng cũng hàm chứa sự nuối tiếc về thời trẻ khi chưa thấy hết giá trị văn hóa dân tộc và cả nỗi niềm trăn trở bởi sự mai một của Văn hóa Mạ ở đây đang bị chính người Mạ lãng quên.

Bởi những người chắt chiu, gìn giữ và lưu truyền những giá trị truyền thống mà ông cha xưa để lại như các ông K’Pía, hay K’Trời chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các nhạc cụ dân tộc Mạ được lưu giữ và sử dụng hiện nay không còn nhiều. Bên cạnh cồng chiêng thì chỉ còn đàn tre, kèn bầu và đàn môi. Đàn đá và kèn T’diếp không còn được tìm thấy trong các gia đình người Mạ ở hai xã Lộc Bắc, Lộc Bảo.

Như già làng K’Quế (ở thôn Hang Ka, xã Lộc Bảo) cho biết, hiện nay trong các nhà người Mạ chủ yếu còn lưu giữ cồng chiêng, các loại khác dường như không có. Ở mỗi thôn, buôn, số người còn biết sử dụng và chế tác các nhạc cụ dân tộc rất ít. Hơn nữa, việc truyền dạy cũng hạn chế vì con cháu dường như không có hứng thú với việc học cách sử dụng hay chế tác nhạc cụ dân tộc. Cũng còn vài người am hiểu, muốn truyền dạy nhưng thế hệ trẻ thì không muốn học… nên người biết về nhạc cụ dân tộc Mạ ngày càng ít đi.

Những "Kỹ sư tâm hồn" chung tay bảo tồn văn hóa Mạ ở Lâm Đồng
Câu lạc bộ “Văn nghệ dân gian người Mạ” Trường THCS và THPT Lộc Bắc (Lâm Đồng) có sự hướng dẫn, trao truyền của các nghệ nhân, thu hút nhiều học sinh tham gia. Ảnh: ĐVCC

Kiên trì bảo tồn và phát huy

Hiện nay người Mạ ở đây không cư trú độc lập mà sống xen kẽ với các dân tộc khác. Sự giao thoa văn hoá đã khiến cho những nghi lễ liên quan đến vòng đời của người Mạ ngày càng mất dần. Mặt khác, với chính sách phát triển kinh tế, nương rẫy của người Mạ dần thu hẹp, thay vào đó là những vùng chuyên canh cây công nghiệp như chè, cà phê và cao su... Vì thế, những nghi thức liên quan đến vòng cây trồng cũng mất.

Khi không gian biểu diễn nhạc cụ không còn, đồng nghĩa với các nhạc cụ dân tộc ngày càng ít được sử dụng và dần phai nhoà trong kí ức. Điều này càng khiến cho thế hệ những người Mạ trẻ ngày càng ít có cơ hội hiểu biết về văn hóa của cha ông họ. Trong một tương lai không xa nếu những giá trị văn hoá không được trao truyền chắc chắn việc mai một Văn hóa Mạ là điều không thể tránh khỏi.

Cô giáo Trần Thị Lộc, giáo viên bộ môn Ngữ Văn Trường THCS và THPT Lộc Bắc chia sẻ: “Từ năm 2021, chúng tôi đã đăng ký và bắt tay thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Giải pháp bảo tồn và phát huy nhạc cụ dân tộc Mạ tại xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng” với mong muốn bảo tồn những loại nhạc cụ dân tộc bản địa đang có nguy cơ mai một thông qua việc tìm hiểu, trao truyền cho các em học sinh ở địa phương. Đề tài này cũng đoạt Giải Nhì Cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp tỉnh năm học 2021-2022”.

Để ghi chép lại cách làm để lưu truyền cho các thế hệ sau, các giáo viên ở đây gặp gỡ, thuyết phục để những người biết chế tác và sử dụng nhạc cụ hướng dẫn cách làm đàn tre, kèn bầu... Năm 2021, nhóm nghiên cứu đề tài đã thuyết phục được ông K’Trời hướng dẫn cho học sinh làm đàn tre và ghi lại cách làm loại nhạc cụ này. Sản phẩm khi hoàn thiện đã được đưa vào phòng Âm nhạc của trường để trưng bày và giới thiệu đến học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên Âm nhạc thực hiện kí âm các bản nhạc sử dụng để biểu diễn, nhờ thế mà việc trao truyền đến học sinh và nhân dân được thuận lợi hơn.

Những "Kỹ sư tâm hồn" chung tay bảo tồn văn hóa Mạ ở Lâm Đồng

Câu lạc bộ “Văn nghệ dân gian người Mạ” Trường THCS và THPT Lộc Bắc (Lâm Đồng) có sự hướng dẫn, trao truyền của các nghệ nhân, thu hút nhiều học sinh tham gia. Ảnh: ĐVCC

Đồng thời, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lập fanpage “Âm sắc người Mạ” để kết nối cộng đồng dân tộc Mạ, giúp những người Mạ trẻ hiểu biết hơn về nhạc cụ dân tộc mình. Từ đó, kích thích niềm tự hào và giúp họ có ý thức bảo tồn các loại nhạc cụ đang nguy cơ mai một.

Trong nhà trường cũng thành lập Câu lạc bộ “Văn nghệ dân gian người Mạ”, thu hút nhiều học sinh tham gia, không chỉ có người Mạ mà còn có cả thầy, cô giáo và các em học sinh người Kinh, người Tày… Khi được giáo viên động viên, khích lệ, các em rất tích cực và thể hiện niềm yêu thích đối với nhạc cụ dân tộc.

“Được nghe các nghệ nhân biểu diễn, được học đánh cồng chiêng, đàn tre và kèn bầu, em cảm thấy yêu và tự hào về văn hoá của dân tộc mình, cảm thấy mình cần có trách nhiệm bảo tồn các nhạc cụ dân tộc đang dần mất đi”, em K’Thư, học sinh lớp 12A2 xúc động bày tỏ suy nghĩ của mình.

Còn em Đỗ Thị Thuý Kiều, học sinh lớp 12A2 thì chia sẻ, tuy không phải là người dân tộc Mạ nhưng em đã tiếp xúc với các bạn là người Mạ ở đây từ khi còn nhỏ. Em rất thích thú khi được tham gia những buổi học đánh cồng chiêng, giúp chúng em gắn kết hơn và hiểu biết thêm về văn hoá dân tộc Việt Nam.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục hành trình của mình để góp phần bảo tồn nhạc cụ và trao truyền, phát huy giá trị văn hóa dân tộc người Mạ cho các thế hệ học sinh ở địa phương”, cô giáo Đoàn Thị Thúy Dương - Phó Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Lộc Bắc bày tỏ.

Voice: Nghệ nhân trao truyền văn hóa Mạ (Kèn bầu) cho học sinh Trường THCS và THPT Lộc Bắc

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế - Xã hội -

Vietcombank đã ủng hộ số tiền 2 tỷ đồng, cùng Công đoàn ngành Ngân hàng chung tay hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.

Kinh tế - Xã hội -

Cơn bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc nước ta, gây thiệt hại lớn. Trước tình hình đó, Công đoàn ngành Giáo dục TP. Đà Nẵng đã có công văn kêu gọi toàn ngành vận động ủng hộ.

Kinh tế - Xã hội -

Lê Thị Trà My, tay đua nữ duy nhất tại Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024 bày tỏ sự phấn khích khi lần đầu tiên tham gia một giải đua lớn.

Kinh tế - Xã hội -

Trong ba ngày diễn ra từ 11 đến 13/10, Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) sẽ chính thức tổ chức sự kiện Triển lãm xe Mercedes-Benz: The Avantgarde 2024 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội.

Kinh tế - Xã hội -

Tay đua Lê Kim Ngọc đặt mục tiêu lọt vào top 3 Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024 sắp diễn ra vào 14/9 tới.

Kinh tế - Xã hội -

Mã lệ phí trước bạ là một dãy số duy nhất được cấp cho mỗi hồ sơ khai lệ phí trước xe máy. Nó giống như một "căn cước công dân" của hồ sơ, giúp cơ quan thuế dễ dàng quản lý và theo dõi quá trình nộp lệ phí của từng cá nhân hoặc tổ chức.

Video

Chiều 12/9, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng đoàn công tác đến thăm, tặng quà, hỗ trợ nhân dân tỉnh Thái Nguyên bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Tôi công nhân

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tại nhiều các tỉnh khu vực phía Bắc. Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mức từ 3.000.000 đồng/trường hợp.

Talk Công đoàn

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

An toàn, vệ sinh lao động

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Ngày 10/9/2024, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã ban hành Công văn 2316/ATTP-NĐTT gửi Sở Y tế một số tình miền Bắc về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, trong đó yêu cầu không để các sản phẩm hư hỏng, hết hạn sử dụng đến tay người lao động.

Đọc thêm

Kinh tế - Xã hội -

Lệ phí trước bạ là một loại thuế mà người mua xe máy phải nộp khi đăng ký sở hữu phương tiện. Mức thu này được quy định bởi pháp luật và thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm và khu vực.

Kinh tế - Xã hội -

Giá xe Mitsubishi Triton thế hệ mới cho phiên bản thấp nhất là 655 triệu đồng, hai phiên bản cao cấp hơn có giá 782 và 924 triệu đồng.

Kinh tế - Xã hội -

Chất lượng và đẳng cấp sang trọng hàng đầu trong phân khúc cao cấp nhưng chi phí bảo dưỡng, sửa chữa của Lexus thuộc hàng thấp nhất.

Kinh tế - Xã hội -

Cùng mức giá 909 triệu, mua Ford Territory Sport hay Hyundai Tucson Diesel Đặc biệt, hãy cùng đưa ra lựa chọn từ bảng so sánh dưới đây.

Kinh tế - Xã hội -

Nhiều đại lý trên toàn quốc thực hiện khuyến mại Suzuki Jimny ngay sau khi các mẫu xe lắp ráp được ưu đãi 50% lệ phí trước bạ.

Kinh tế - Xã hội -

Bản tin do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn ngày 10/9 cho biết trong hôm nay, nhiều tuyến của thành phố Hà Nội có thể ngập từ 10-30cm.

Kinh tế - Xã hội -

Nắm bắt được nhu cầu tích lũy thông minh và an toàn trên nền tảng số, cũng như hòa mình vào xu thế phát triển công nghệ số của Quốc gia, từ 10/9/2024, VietinBank và VietinBank Gold & Jewellery (VGJ) chính thức mang đến giải pháp tài chính số, mở ra trải nghiệm tích lũy bền vững, giao dịch thuận tiện mang tên digiGOLD: Trải nghiệm số - Trọn an tâm.

Kinh tế - Xã hội -

Ảnh hưởng từ bão số 3, lũ trên nhiều sông ở mức lớn, có nơi đặc biệt nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho người dân và người lao động, nhiều địa phương đã khẩn trương cấm, hạn chế xe trọng tải lớn và các phương tiện qua cầu.

Kinh tế - Xã hội -

Bão số 3 đi qua nước ta, gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh phía Bắc, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất, kinh doanh của người lao động và nhân dân. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có những quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời. Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn lời thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Kinh tế - Xã hội -

Cổng đăng ký Giải Đua xe Ô tô Địa hình Việt Nam PVOIL Cup 2024 sẽ được mở vào 10 giờ ngày 10/9 và đóng vào lúc 10 giờ ngày 20/9.