Những kiến thức người lao động cần biết về bệnh viêm gan, viêm dạ dày… |
Người lao động nói riêng và tất cả chúng ta nói chung cần nắm bắt được một số kiến thức cơ bản về các căn bệnh của , viêm dạ dày. Với bài phỏng vấn nhanh với bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Vigor Health (Vigor Health), chúng tôi hy vọng sẽ giúp người lao động hiểu rõ về cơ thể mình. |
PV: Bệnh viêm gan B lây truyền qua những con đường nào? Có qua đường thức ăn và đồ uống không? BS. Vigor Health: Câu trả lời là không. Siêu vi viêm gan B lây truyền giống như HIV, đó là từ mẹ sang con, qua đường máu và qua quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ bằng bao cao su. Hiện nay vẫn có một số hiểu nhầm về đường lây truyền viêm gan B. Nhiều người vẫn nghĩ rằng siêu vi viêm gan B có thể lây qua đường ăn uống giống như siêu vi viêm gan A. Nhưng thực tế siêu vi viêm gan B không lây truyền qua ăn uống chung, dùng chung cốc, chén, đũa hay ôm, hôn, ho, hắt hơi, cho con bú sữa mẹ… |
Một số hình thức lây nhiễm viêm gan B. Ảnh minh họa. |
PV: Những ai cần phải tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B ? BS. Vigor Health: Việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B dành cho các nhóm đối tượng sau: - Tất cả trẻ sơ sinh cần phải tiêm mũi đầu trong 24 giờ sau khi sinh và 3 mũi tiếp theo vào 2, 3 và 4 tháng tuổi. - Với người lớn và trẻ em chưa mắc bệnh và chưa được tiêm phòng thì tiêm vắc xin phòng viêm gan B 3 mũi theo lịch 0 - 1 - 6. - Những người có nguy cơ mắc viêm gan B cao khác cần được ưu tiên tiêm phòng bao gồm: Cán bộ y tế, thành viên trong gia đình có người mắc viêm gan B, người tiêm chích ma túy, người có nhiều bạn tình, người nhiễm HIV hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, người có bệnh gan mãn tính không liên quan đến viêm gan B, người thường xuyên cần truyền máu hoặc các sản phẩm của máu, bệnh nhân lọc máu hoặc ghép tạng,… |
Cách nằm ngủ đúng chuẩn để hạn chế bệnh dạ dày. |
PV: Dù biết nằm ngủ ngay sau ăn là không tốt nhưng do tính chất công việc nên một số người cần chợp mắt một lúc vào buổi trưa. Vậy có cách nào để có thể ngủ trưa sau khi ăn mà không gây hại nhiều đến sức khỏe không ? BS. Vigor Health: Việc nằm ngủ ngay sau ăn là không tốt nhưng trong trường hợp bất khả kháng, cần chợp mắt một lúc vào giờ nghỉ trưa hãy nằm nghiêng về bên trái. Bởi lúc này sẽ không có các lực đè lên hay chèn ép vào các cơ quan phía dạ dày và tạo sự thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa thông suốt từ trên xuống dưới. Từ đó tránh các hiện tượng như trào ngược acid dịch vị, chống khó tiêu, tránh đau dạ dày… |
Cần tiêm ngừa các loại virus như viêm gan B, C... để bảo vệ sức khỏe.
PV: Hiện nay, các cháu nhỏ hay mắc bệnh viêm dạ dày. Vậy nguyên nhân là do đâu và cha mẹ nên lưu ý gì ? BS. Vigor Health: Viêm dạ dày ở trẻ em thường do một số nguyên nhân sau: - Trẻ ăn không đúng bữa, nhịn đói quá lâu hoặc ăn quá no. - Trẻ ăn vội vàng, không nhai kỹ và chạy, nhảy ngay sau khi ăn no. - Trẻ ăn nhiều thức ăn chua, cay, uống nhiều nước có gas. - Trẻ uống thuốc kháng viêm, giảm đau. - Trẻ căng thẳng, stress do áp lực từ việc học, thi cử. |
Đặc biệt, trong các nguyên nhân gây viêm dạ dày phải kể đến vi khuẩn Helicobacter Pylori hay còn gọi là H.Pylori. Nguyên nhân thường gặp là do thói quen ăn uống sai lệch, không đảm bảo vệ sinh. Vì vi khuẩn H.Pylori lây qua dịch tiết đường tiêu hóa nên việc cho trẻ ăn vặt ở hàng quán hay sử dụng chung chén đũa, uống chung ly nước, chấm chung nước chấm, gắp thức ăn cho nhau,… hoặc cha mẹ mớm, đút thức ăn cũng làm trẻ bị lây nhiễm H.Pylori và gây nên . Khi bị viêm dạ dày, trẻ sẽ có các triệu chứng như ợ hơi, đầy bụng, nóng rát hay đau bụng ngay vùng dưới xương ức... Tuy nhiên, vì không nhận biết rõ ràng nên trẻ thường mô tả chưa chính xác triệu chứng, làm cha mẹ nhầm lẫn với bệnh rối loạn tiêu hóa hay nhiễm giun sán và tự mua thuốc uống, không cho trẻ đi khám làm ủ bệnh trong thời gian dài và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy các bậc phụ huynh hãy lưu ý khi trẻ có các triệu chứng lạ, bất thường và nên đưa trẻ đi khám ngay để được phát hiện và điều trị kịp thời. PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIGOR HEALTH: (102A Trương Định Phường 9, Quận 3, TP.HCM. Hotline: 1900 1856 | Tel: 3931 2889 / 3911 5315 | Fax: +84 (028) 3911 5289) |
"Công đoàn phải lấy thương lượng, đối thoại làm đầu"
Đó là ý kiến phát biểu của ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ở tọa đàm ... |
Toàn cảnh tọa đàm "Nâng cao kỹ năng thương lượng, đàm phán cho cán bộ công đoàn cơ sở"
Kỹ năng thương lượng, đàm phán là một trong những kỹ năng quan trọng cần có để cán bộ công đoàn cơ sở để thực ... |
Tọa đàm "Nâng cao kỹ năng thương lượng, đàm phán cho cán bộ công đoàn cơ sở"
Nhằm tìm ra phương hướng, giải pháp, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, hôm nay (9/4), Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp ... |