Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Phong tục Tết cổ truyền

Những điều kiêng kỵ ngày mùng Một Tết

Đời sống - Dương Minh Hoàng

Có những điều kiêng kị trong ngày mùng Một Tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.
nhung dieu kieng ky ngay mung mot tet
Quét nhà là một trong những điều kiêng kỵ, không nên làm trong ngày mùng Một Tết. Ảnh news.zing.vn

Có rất nhiều điều người Việt kiêng kỵ trong ngày mùng Một Tết nói riêng và suốt những ngày Tết nói chung; trong đó, có những kiêng kỵ phổ biến, lại có những kiêng kỵ tùy theo mỗi vùng miền. Dưới đây là những kiêng kỵ được coi là tiêu biểu.

1. Kiêng quét nhà, hót rác

Nhiều nơi ở nước ta, ngày Tết các gia đình kiêng quét rác. Tục này bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc ghi trong "Sưu thần ký".

Đó là câu chuyện về người lái buôn tên là Âu Minh, đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một người hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì Âu Minh ăn nên làm ra, nhà rất giàu.

Một hôm, nhân ngày mồng một Tết, không biết vì lý do gì Âu Minh đánh Như Nguyệt, cô sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà. Vợ Âu Minh không để ý nên vô tình quét nhà hót luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong đổ đi. Từ đó nhà Âu Minh sa sút.

Dân gian quan niệm Như Nguyệt chính là Thần Tài và lập bàn thờ để thờ. Từ đó có tục kiêng hót rác trong ba ngày đầu năm do người ta sợ hót mất Thần Tài ẩn trong đó đổ đi.

2. Kiêng cho lửa

Ngày mùng Một Tết mọi nhà rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình. Vì quan niệm lửa là đỏ và may mắn. Người ta quan niệm cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó gia đình sẽ gặp nhiều điều không may mắn như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió.

nhung dieu kieng ky ngay mung mot tet
Lửa được coi là "đỏ", người ta kiêng cho và xin lửa trong ngày mùng Một Tết. Ảnh minh họa

3. Người có tang không nên xông nhà

Xuất phát từ phong tục xông nhà, xông đất đầu năm, người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày mùng Một Tết chính là người quyết định đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm. Vì vậy, những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ không nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang càng không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.

4. Kiêng làm vỡ bát, đĩa

Ông bà ta quan niệm chuyện làm đổ vỡ vật dụng ngày mùng Một Tết tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình. Vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.

5. Kỵ vay mượn, trả nợ ngày đầu năm

Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân con người mở cửa để đón lộc vào nhà, còn nếu cho mượn hoặc trả giống như “dâng” tài lộc vào tay khác. Tuy nhiên, những điều kiêng kỵ trên còn tùy thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng riêng của từng người, từng gia đình.

Song, việc vay và cho vay tiền bạc ngày đầu năm luôn là chuyện tế nhị, không nên đặt ra trong ngày đầu năm mới để tránh gây hiểu lầm, khó xử trong các mối quan hệ.

nhung dieu kieng ky ngay mung mot tet
Đánh vỡ đồ vật ngày mùng Một Tết được coi là điềm xúi quẩy mà người ta hết sức tránh. Ảnh minh họa

6. Không mặc quần áo màu đen - trắng

Với người Việt Nam, màu đen, trắng tượng trưng cho sự tang tóc nên vào ngày Tết thường tránh mặc quần áo màu đen hoặc trắng. Những ngày Tết, mọi người thường mặc quần áo nhiều màu sắc, tươi trẻ để mong muốn một năm mới may mắn, vui vẻ.

7. Kiêng ăn món xui

Ngày đầu năm, người Việt không ăn những món như thịt vịt, cá mè, thịt chó vì theo quan niệm đó là những món ăn không tốt cho năm mới. Ngoài ra, một số vùng không ăn tôm vì sợ... đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.

8. Kiêng nói những điều xui

Những phát ngôn đầu năm sẽ có ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm. Vì vậy, không nên nói những từ xui xẻo như "chết", “hỏng” hay "toi rồi"... Ngày đầu năm chỉ nên nói chuyện bằng những từ ngữ dễ chịu, vui vẻ; những câu chuyện mang lại may mắn không chỉ cho bản thân mà cho cả người xung quanh mình.

9. Không ăn cháo vào sáng ngày mồng Một Tết

Theo quan niệm truyền thống, chỉ những người nghèo khổ mới phải ăn cháo. Vì vậy, các gia đình luôn chuẩn bị sẵn thức ăn và cơm canh đầy đủ để dùng trong ngày mồng Một đầu năm.

10. Kiêng kỵ mai táng

Nếu chẳng may gia đình có tang đúng vào ngày mùng Một, theo phong tục truyền thống, việc tang phải tạm gác lại, không mai táng ngày này. Bởi ngày đầu năm có ý nghĩa rất thiêng liêng. Mai táng mùng Một Tết gia chủ sẽ gặp đen đủi cả năm.

11. Kiêng mở tủ tiêu tiền

Dân ta quan niệm hành động mở tủ tiêu tiền ngày mùng Một được xem là mở tủ lấy tài sản đưa tài lộc ra khỏi nhà. Không chỉ tủ để tiền mà cả tủ quần áo và các loại tủ khác cũng không nên được mở vào mùng Một Tết vì điều này sẽ làm thất thoát tiền tài vận may cả năm.

nhung dieu kieng ky ngay mung mot tet
Một số địa phương người dân còn kiêng tắm gội ngày mùng Một, thậm chí kiêng ăn tôm, vì sợ "giật lùi". Ảnh tieudung.vn

12. Kiêng to tiếng, cãi vã

Việc to tiếng cãi vã vào ngày đầu năm mới sẽ làm cho gia đình cả năm lục đục, không vui vẻ. Bởi thế, ngày mùng Một cũng như suốt những ngày Tết, mọi người đều cố gắng giữ hoà khí, vui vẻ và bỏ qua cho nhau những lỗi lầm để tránh bất hoà.

13. Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa

Ngồi hoặc đứng trước cửa nhà ngày mùng Một Tết cũng là một trong những điều kiêng kỵ ngày Tết. Đây là một hành động thể hiện sự kém duyên và sẽ cản trở tài lộc, vượng khí ngày Tết vào nhà.

14. Kiêng dùng dao kéo quá nhiều

Những ngày Tết, nhất là mùng Một, dân ta chủ động hạn chế sử dụng dao kéo, vì quan niệm đây là những vật sắc nhọn mang tính sát thương cao. Bà con cho rằng dùng dao kéo nhiều trong ngày Tết là cắt đứt tiền tài, tuổi thọ cũng như may mắn của mình.

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đời sống -

Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.

Đời sống -

Trước nhu cầu lớn về nhà ở cho công nhân, TP. Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ để công nhân nghèo có một chỗ “an cư” để làm việc.

Đời sống -

Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp trực tại các cơ sở y tế công lập, tăng phụ cấp chống dịch - một chính sách được mong chờ từ lâu nhằm cải thiện đời sống của nhân viên y tế trên cả nước.

Đời sống -

Với các thầy, cô giáo Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Tả Ngảo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), hạnh phúc là khi thấy học trò đến lớp mỗi ngày và trở thành người có ích cho xã hội.

Đời sống -

Tính chung 9 tháng năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Đời sống -

Nhiều người trẻ có xu hướng thay đổi công việc với những lý do như: thử sức môi trường mới, tìm chế độ tốt hơn,... Song, quá trình tìm kiếm công việc mới gặp nhiều rào cản do hầu hết các nhà tuyển dụng ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu cho các ứng viên.

game doi thuong

Sàn thương mại điện tử Temu của Trung Quốc đã có mặt trên thị trường Việt Nam. Giá rẻ choáng váng, miễn phí ship, thời gian vận chuyển nhanh như các sàn đã có mặt ở thị trường nội địa là những điểm nhấn nổi bật sau những ngày Temu xuất hiện ở Việt Nam.

game doi thuong

Các quốc gia đang trong cuộc chạy đua đưa công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào giáo dục. Ở Việt Nam, liên tiếp các hội thảo, tọa đàm, lớp học về việc dùng AI cho thầy cô giáo.

Talk Công đoàn

Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam chia sẻ về những kinh nghiệm triển khai hiệu quả các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo trong ngành Dệt May.

Infographic

Tổng LĐLĐ Việt Nam đã hỗ trợ trên 141 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động bị giảm việc, chấm dứt HĐLĐ cho doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng.
Muôn nẻo yêu thương

Những mất mát, bệnh tật, khó khăn, vất vả không làm chị Lê Thị Thu – Công nhân Công ty Yakjin Việt Nam – TP Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ chùn bước. Chị Thu đã hóa giải những khó khăn thành động lực làm tốt vai trò làm cha, làm mẹ. Với sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía ban lãnh đạo công ty và đặc biệt là công đoàn các cấp, chị Thu tìm thấy niềm vui trong công việc, hăng say lao động, sáng tạo phát triển bản thân.

Video

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc và Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức buổi đối thoại giữa giữa đại diện người sử dụng và đại diện người lao động của công ty TNHH Quốc tế Cerie Việt Nam.

Đọc thêm

Đời sống -

Trong bối cảnh giá vàng bất ngờ leo thang, giá liên tục “nhảy múa” mà thu nhập của công nhân lao động còn eo hẹp, liệu đây có còn là lựa chọn tích lũy an toàn và hiệu quả nhất?

Đời sống -

Chị là Nguyễn Thị Tuyết Vinh, Tổ trưởng Tổ sản xuất Bột đá Dolomit, Phân xưởng 1, Xí nghiệp Chế biến đá xây dựng, thuộc Công ty CP Thiên Tân, đóng ở thôn Thượng Lâm, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, Quảng Trị. Gắn bó từ thuở xuân thì, đến nay chị Vinh đã có gần 30 năm làm khai thác đá, là một trong những “bông hoa đá” lung linh hương sắc giữa vườn hoa đời thường ở vùng cao Quảng Trị.

Đời sống -

Từ đầu năm đến nay, Công đoàn và Công ty HBI Huế ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và những buổi chia sẻ cân bằng cuộc sống nhằm tạo môi trường làm việc năng động, gắn kết đoàn viên và người lao động trong công ty.

Đời sống -

Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và hưởng các phụ cấp khác, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm.

Đời sống -

Hôm qua (25/9), các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa tin về cuộc chia tay giữa lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả bão số 3 với cấp ủy, chính quyền, nhân dân làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã cho thấy giá trị cao đẹp của tình quân dân cá nước và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ thời bình.

Người lao động -

Thời gian gần đây, giá vàng nhẫn liên tục lập đỉnh, lần đầu vượt mốc 81 triệu đồng/lượng. Với mức tăng này, liệu mức thu nhập của công nhân, người lao động có đủ khả năng để mua?

Người lao động -

Ít nhất 2 ngôi làng với 211 nhân khẩu ở hai huyện Nam Trà My, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam phải di dời khẩn cấp khỏi vùng sạt lở. Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo xử lý tình trạng sạt lở, sớm ổn định đời sống người dân.

Đời sống -

Đồng bào ở trong và ngoài nước đang hướng về Làng Nủ, sẻ chia mất mát với những người còn sống...

Người lao động -

Nhiều năm sau này, khi nhắc về Làng Nủ, người ta sẽ nhắc về một bản làng xinh đẹp, nhưng không may phải hứng chịu trận đại hồng thủy, cuốn trôi tất cả. Ở đó có một Làng Nủ tang thương nhưng vẫn kiên cường, trong gian khó vẫn sáng lên tình người và hy vọng về một tương lai hồi sinh.

Người lao động -

Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.