Những bài học chưa bao giờ cũ về thị trường
Kinh tế - Xã hội - 20/02/2022 19:13 PGS. TS. LÂM CHÍ DŨNG - Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Năm 2001, Công ty Enron, được sự tiếp tay của 1 trong 5 công ty kiểm toán hàng đầu của Mỹ đã cung cấp những thông tin sai lệch về hiệu quả hoạt động, nhằm lừa dối những nhà đầu tư và điều hướng thị trường. Ảnh: Saga. |
Thứ nhất, lẫn hợp pháp (bằng cách lợi dụng sự chưa hoàn thiện của thể chế) vốn không phải là điều mới mẻ và cũng không phải chỉ diễn ra ở những thị trường mới nổi, chưa trưởng thành mà nó xảy ra ở mọi nơi, ngay tại những nền kinh tế có lịch sử hình thành các thiết chế thị trường cao cấp lâu dài. Chẳng hạn, vài sự kiện tiêu biểu:
- Nick Leeson, một thanh niên mới 28 tuổi, chỉ với vị trí người đại diện tại Singapore, đã qua mặt hoặc được sự hỗ trợ ngầm của những nhà quản lý cấp cao của Ngân hàng Barings (Anh), vượt qua tất cả rào cản kiểm soát và hạn chế, đã thực hiện các hoạt động đầu cơ phi pháp công cụ phái sinh trên thị trường chứng khoán, đồng thời dẫn tới những khoản lỗ gần gấp đôi vốn điều lệ của ngân hàng nói trên, làm cho một ngân hàng có lịch sử hơn 200 năm tuổi đã phải phá sản (1995), dẫn tới bao nhiêu hệ lụy cho thị trường mà trước hết là những nhà đầu tư.
- Năm 2001, Công ty Enron, được sự tiếp tay của 1 trong 5 công ty kiểm toán hàng đầu của Mỹ đã cung cấp những thông tin sai lệch về hiệu quả hoạt động của nó, nhằm lừa dối những nhà đầu tư và điều hướng thị trường theo cách mà những người nắm thông tin thực sự có thể hưởng lợi. Theo đó, giá cổ phiếu từ đỉnh “90 USD vào giữa năm 2000” đã rớt thảm hại xuống còn “1 USD vào tháng 11/2001”. Một tập đoàn với tài sản lên tới 63,4 tỷ USD đã phải tuyên bố phá sản, làm mất hàng tỷ USD của những nhà đầu tư và gần “20.000 nhân viên” mất việc làm, “nhiều người trong số họ mất luôn những khoản tiết kiệm cả đời vì đã góp vốn vào công ty”.
- Vụ lừa đảo chấn động thế giới 50 tỷ USD của Bernard Madoff (2008) liên quan đến một số ngân hàng, các quan chức chính phủ và những người giám sát thị trường theo một phương thức cũng không mấy tinh vi nếu xét về bản chất (và có vẻ cũng khá quen) là lấy tiền của những nhà đầu tư sau để trả cho những người đầu tư trước nhưng thông qua những thiết chế quỹ đầu tư khá phức tạp và có .
Nói vậy để thấy, dù đó là những điều rất đáng quan ngại, bức xúc nhưng cũng không phải là một điều quá ngạc nhiên và sửng sốt...
Vị trí các lô đất vừa bị bỏ cọc đấu giá đất ở Thủ Thiêm, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Trần Dương. |
Thứ hai, thị trường tự nó không hoàn hảo. Có những thị trường mà cơ chế vận hành tiệm cận trạng thái hoàn hảo hơn những thị trường khác. Chẳng hạn, thị trường hàng hóa tiêu dùng, nơi mà số lượng chủ thể hai bên cung, cầu đủ lớn, thông tin tương đối rõ ràng, giá cả phản ánh quan hệ cung - cầu khá rõ...
Trong khi đó, thị trường BĐS và chứng khoán là những thị trường rất đặc thù. Đặc thù lớn nhất là rất khó xác định giá trị thực sự của hàng hóa; tình trạng thông tin không cân bằng giữa những người tham gia thị trường; nhiều hàng hóa và cơ chế giao dịch là không dễ hiểu với đa số người tham gia. Riêng đối với thị trường BĐS, một điểm đặc biệt khác nữa là số lượng bên mua hoặc/và bên bán trong một giao dịch cụ thể là không đủ lớn. Vì vậy, giá cả trên thị trường thường bị dẫn dắt bởi những người chơi lớn thay vì chi phối bởi một thị trường cạnh tranh rộng rãi... Đó là những đặc điểm khách quan cần được nhận thức một cách khách quan và tỉnh táo, để tránh khuynh hướng đề cao đến mức sùng bái cơ chế vận hành của thị trường.
Thứ ba, doanh nhân hành động vì lợi ích. Dĩ nhiên, thước đo lợi ích không đơn nhất mà khá đa dạng: có lợi ích ngắn hạn, dài hạn; có lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần; có lợi ích bằng tiền nhưng có lợi ích là quan hệ, là uy tín thương hiệu, uy tín cá nhân... Vì vậy, đừng chỉ trông chờ vào đạo đức nhưng không có nghĩa là không thúc đẩy cải thiện đạo đức kinh doanh. Mặt khác, cộng đồng cũng nên khuyến khích họ hành động vì lợi ích, chính điều này mới đem lại lợi ích chung. Phải cảnh giác và đừng đề cao quá mức khi họ đem các “thể loại tâm tình” này nọ vào kinh doanh, thật hay không thật đều có khả năng làm méo mó môi trường kinh doanh. Doanh nhân cũng như mọi người, xấu hay tốt phần rất lớn phụ thuộc vào môi trường. Một môi trường lành mạnh, thể chế minh bạch, chặt chẽ, chế tài nghiêm... sẽ hạn chế những hành vi trục lợi và ngược lại, khuyến khích anh ta lấy những quyết định mạo hiểm.
Thứ tư, không có giải pháp duy nhất cho mọi vấn đề. Trước những “trục trặc” của thị trường, phản ứng theo logic đương nhiên là kêu gọi tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, bằng cách, siết chặt kỷ cương... Thực tế ở mọi nơi trên thế giới cho thấy, vấn đề không đơn giản như vậy. Một mặt, Nhà nước không phải là một thực thể đồng nhất, độc lập với hành vi của từng người, từng cơ quan cụ thể, mà Nhà nước hành xử quyền lực thông qua những cá nhân và cơ quan cụ thể, với những lợi ích đan xen, phức tạp.
Việc ‘‘bán chui” cổ phiếu làm ảnh hưởng lớn đến sự minh bạch phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ảnh: Khải Vinh. |
Mặt khác, các cơ quan của Nhà nước, như mọi chủ thể khác, vẫn có thể mắc sai lầm trong nhận định và xử lý vấn đề, ngay cả khi không bị chi phối bởi lợi ích, do đó, dẫn tới khả năng thay thế một trục trặc của thị trường bằng một sai lầm của cơ quan quản lý. Ngoài ra, sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường cần được cân nhắc kỹ nhằm tránh làm lệch lạc sự vận hành của thị trường. Kết luận rút ra, cần một hệ thống các giải pháp đồng bộ từ lập pháp, đến hành pháp và tư pháp; từ nâng cao dân trí đến hoàn thiện thể chế và thiết chế thị trường; từ tăng cường giám sát của cơ quan quản lý đến sự giám sát của cộng đồng...
Trong đó, yếu tố cốt lõi là sự kiểm soát quyền lực, tăng cường dân chủ hóa xã hội, đặc biệt coi trọng vai trò của truyền thông cởi mở và bản thân truyền thông, với tư cách là một loại quyền lực, cũng phải bị chế ước và giám sát. Thị trường và cộng đồng sẽ tích lũy dần những bài học về các “thất bại thị trường” và cách xử lý chúng, qua đó mà trưởng thành. Không có đường tắt nhưng có thể giảm bớt những trải nghiệm tiêu cực nếu thực sự cầu thị.
Cần lập lại trật tự trong đấu giá đất Hăng hái đấu giá rồi bất ngờ "thả tay" có thể kể đến hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản ... |
“Thuốc đắng dã tật” cho bất động sản Sau “cú sốc” rồi hủy mua và mất gần 600 tỷ đồng tiền cọc cùng ... |
Doanh nghiệp bất động sản vượt khó phát triển bất chấp đại dịch Covid-19 Làn sóng đại dịch Covid-19 như một cuộc “sàng lọc tự nhiên” đánh giá năng lực và khả năng thích ứng với sự thay đổi ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 17:13
Tổng cộng 2.500 lít nhiên liệu sẽ được PVOIL gửi tặng tới các vận động viên, thành viên Ban Tổ chức, Ban Điều hành của Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:27
Bộ Công an vừa phê duyệt kế hoạch đấu giá biển số ô tô phiên đấu giá thứ năm, với 388.389 biển số được đưa lên sàn.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:25
Khách hàng có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn lên tới 100% lệ phí trước bạ khi kết hợp ưu đãi từ Chính phủ, Toyota Việt Nam và tại hệ thống đại lý trong tháng 9 này.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 06:58
Hãng xe Đức dự kiến sẽ hợp nhất hai dòng sedan hạng sang chủ lực là S-Class (động cơ đốt trong) và EQS (điện) thành một dòng xe vào năm 2030.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 21:02
Ford Territory Sport mang khác biệt về ngoại hình như lại có trang bị tương tự như phiên bản Titanium X.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 21:00
Kính ô tô bị ố không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.