Nhọc nhằn nghề "bảo mẫu" cho những mảnh đời bất hạnh
Đời sống - 11/03/2024 06:00 ĐOÀN LÂM
Sự hy sinh thầm lặng
Trong Phòng Trẻ của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng, chị Phạm Thị Xuân Trâm vừa nhẹ nhàng lau từng kẽ tay cho cháu Trần Quỳnh Thư, vừa âu yếm khuyên bảo cháu Mùa A Tu: “Con ngoan, nhường đồ chơi cho em, lát cô kiếm đồ chơi khác cho con nhé”.
Cháu Trần Quỳnh Thư được Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng tiếp nhận khi gia đình bỏ lại đây. Cháu bị khuyết tật bẩm sinh, đã 8 tuổi nhưng vẫn như đứa trẻ lên 3, chỉ chập chững vài bước khó khăn trong chiếc cũi nhỏ. Mọi sinh hoạt của Thư đều do các cô, các thầy tại đây chăm lo.
Còn ba anh em cháu Mùa A Tu, Mùa A Sủa, Mùa A Hành vào Trung tâm khi cha, mẹ đi chấp hành bản án hình sự.
Tại Phòng Trẻ nơi chị Trâm làm việc có 4 nhân viên, hiện đang nuôi dưỡng, chăm sóc 24 trẻ em, trong đó có cả trẻ sơ sinh.
“Mỗi trẻ là một số phận, hoàn cảnh khác nhau, trước khi đến đây đều là những mảnh đời bất hạnh, rất cần được an ủi và chia sẻ”, chị Phạm Thị Xuân Trâm nói.
Chị Phạm Thị Xuân Trâm - Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng đang chăm sóc cho trẻ. Ảnh: ĐL |
Chị Trâm đã làm công việc này được 8 năm, từ khi là cô sinh viên mới ra trường còn ngỡ ngàng với công việc “vừa làm mẹ, vừa làm cô giáo” của trẻ. Giờ đây, khi đã lập gia đình, có con, chị càng hiểu thêm về trách nhiệm công việc của mình. Chị bảo, thêm một ngày gắn bó với trẻ ở đây là thêm một cảm xúc yêu thương, nơi đây đã trở thành mái nhà thân thương thứ hai của chị.
“Mỗi đêm nằm ôm ấp, vỗ về cho từng cháu ngủ, nghĩ đến ở nhà chồng mình đang xoay xở cho con bú sữa bình cũng thấy chạnh lòng. Nhưng nghĩ lại, dù gì thì con mình cũng được hưởng tình yêu thương của cha mẹ, ông bà. Còn các cháu ở đây cần có mình hơn, vì chỉ biết trông chờ nơi các thầy, các cô và mái nhà này”, chị Phạm Thị Xuân Trâm chia sẻ.
Anh Phạm Hoàng Long đang chăm sóc trẻ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: ĐL |
Phía ngoài hành lang ngay sát Phòng Trẻ, anh Phạm Hoàng Long tay bế một trẻ, ngồi bên bàn ăn dỗ dành hai trẻ khác ăn bữa cơm chiều. Anh Long còn trẻ, chưa lập gia đình nhưng chăm sóc trẻ rất thuần thục.
Anh tâm sự, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, được tham gia các hoạt động tình nguyện giúp đỡ các đối tượng yếu thế, anh đồng cảm và thấy mình cần làm gì đó để giúp những hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa. Sau khi tốt nghiệp, anh Long nộp đơn thi tuyển và chính thức trở thành nhân viên công tác xã hội của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng, thấm thoắt đã 3 năm.
“Chúng tôi lo từng bữa ăn, chăm từng giấc ngủ, dạy bảo cho các cháu chẳng quản ngày hay đêm. Nhất là khi các cháu nóng sốt hay ốm đau thì càng cần có bàn tay chăm bẵm và sự sẻ chia của chúng tôi. Chỉ mong sao các cháu được vui tươi như sống giữa lòng người thân trong gia đình mình”, anh nói.
Chị Nguyễn Thị Nghĩa - nhân viên Phòng Người cao tuổi và Tâm thần thì trải lòng: “Nhiều khi các cụ cũng giận hờn, cáu gắt, tìm cách bỏ đi, nếu nhân viên không hiểu sẽ không thể chiều lòng các cụ được. Vì đa số các cụ ở đây đều đã ở cái tuổi “gần đất xa trời”, bệnh tật nhiều mà không có con cháu ở bên chăm sóc. Bởi vậy anh chị em chúng tôi luôn bảo nhau phải kiên trì hơn, cố gắng hơn, chu đáo trong từng lời nói và hành động để các cụ được sống vui vẻ, thoải mái như ở nhà với con cháu”.
Chị Nông Thị Dung - Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng chăm sóc cho người cao tuổi. Ảnh: ĐL |
Cần thêm chính sách ưu đãi xứng đáng
Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Kết cho biết, tất cả cán bộ, nhân viên của Trung tâm đều phải thay phiên nhau trực không quản ngày đêm. Bởi phần lớn đối tượng bảo trợ xã hội ở đây là trẻ sơ sinh, người cao tuổi, và có cả người khuyết tật, người tâm thần thể ổn định...
“Chúng tôi luôn phải tận tâm, tận lực. Bởi ở đây, ngoài hoàn thành công việc, mỗi người chúng tôi còn mang bổn phận làm người thân của đối tượng bảo trợ. Đó là trọng trách của người con, người anh, người chị, người em, hay cha, mẹ của họ”, ông Trần Văn Kết chia sẻ.
Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng cũng cho rằng, đặc thù công việc khó khăn, vất vả, lại luôn có rủi ro như vậy, nhưng chính sách ưu đãi đối với viên chức, người lao động làm việc tại cơ sở trợ giúp xã hội còn chưa xứng đáng và còn những bất cập.
Theo ông Trần Văn Kết, đối tượng quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng thường xuyên tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội hầu hết là trẻ em bị bỏ rơi từ không tháng tuổi, trong đó có cả trẻ khuyết tật, bại não, trẻ tự kỷ, tăng động…
Còn với người già thì hầu hết là cô đơn không nơi nương tựa, bị bệnh, có khi liệt nằm một chỗ, hoặc đối tượng tâm thần… cần phải có nhân viên công tác xã hội trực tiếp chăm sóc.
Nhà nước đã có chính sách ưu đãi, thu hút, nhưng chưa tương xứng với công việc của viên chức, người lao động làm việc tại cơ sở trợ giúp xã hội. Nhất là chúng tôi lại không được hưởng trợ cấp đặc thù như đối với viên chức, người lao động làm việc tại cơ sở quản lý người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy.
"Thực tế trong những năm qua không ít viên chức, người lao động sau khi được tuyển dụng hoặc ký hợp đồng làm việc thì chỉ một thời gian ngắn đã xin nghỉ việc hoặc chuyển công tác khác vì chưa có những chính sách ưu đãi xứng đáng”, ông Trần Văn Kết chia sẻ.
Các nhà hảo tâm tặng quà Tết cho đối tượng bảo trợ xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: ĐVCC |
Ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Lâm Đồng nói rằng, công việc chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao và cả sự hy sinh bản thân của nhân viên công tác xã hội mới có thể hoàn thành nhiệm vụ, đó là đem lại hạnh phúc cho những mảnh đời bất hạnh.
Theo Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Lâm Đồng, chăm sóc trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần thể ổn định... là công việc không chỉ nặng nhọc mà còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, nhưng hiện nay chưa được xem xét là công việc có tính chất đặc thù.
Cụ thể quy định tại Nghị định số 26/2016/NĐ-CP ngày 06/4/2016 của Chính phủ thì chỉ có công chức, viên chức, người lao động làm việc tại cơ sở quản lý người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy mới được hưởng trợ cấp đặc thù với mức tối thiểu bằng 500.000 đồng/người/tháng. Chính sách này lại không áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc tại cơ sở trợ giúp xã hội công lập.
“Đây là điểm bất cập, Nhà nước cần sớm xem xét sửa đổi bổ sung cho phù hợp, nhất là trong xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền lương mới tới đây, để động viên, giữ chân họ yên tâm công tác, gắn bó làm việc lâu dài tại cơ sở trợ giúp xã hội", ông Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh.
Voice: Ông Trần Văn Kết - Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng.
Nghị định số 26/2016/NĐ-CP ngày 06/4/2016 của Chính phủ Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Công chức, viên chức và người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng, điều động, biệt phái đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) làm công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập quy định tại Khoản 2 Điều này. 2. Các cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này bao gồm: a) Cơ sở quản lý người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy gồm: Cơ sở Điều trị nghiện tự nguyện; cơ sở cai nghiện bắt buộc (cơ sở Điều trị nghiện bắt buộc); cơ sở xã hội; cơ sở đa chức năng; cơ sở quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy; b) Cơ sở trợ giúp xã hội công lập gồm: Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; trung tâm công tác xã hội. Điều 6. Trợ cấp đặc thù 1. Công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 được hưởng trợ cấp đặc thù với mức tối thiểu bằng 500.000 đồng/người/tháng. 2. Căn cứ vào Điều kiện cụ thể của từng địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức trợ cấp cao hơn mức quy định tại Nghị định này. |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
- Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập lụt
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3
- Ô tô hư hỏng do thiên tai được bảo hiểm đền bù như thế nào?