Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Nhìn lại năm Trâu

Câu chuyện quanh tôi - TRẦN DUY PHƯƠNG

Cuối năm tự hỏi năm nay làm được gì? Cả năm rong ruổi từ Liên đoàn này sang Liên đoàn khác để bán Tạp chí và để học hỏi tìm cách sao cho mình thật sự có ích với hệ thống công đoàn. Đi nhiều nên nghe được nhiều chuyện. Nhỏ nhỏ nhưng vui buồn có cả.
Nhìn lại năm Trâu

Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai Trần Lệ Nhung trao quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: LĐLĐ tỉnh Gia Lai.

Gần nhất là ở LĐLĐ Gia Lai. Chị Nhung, Chủ tịch LĐLĐ Gia Lai kể, cùng làm nhiệm vụ, cùng phải bám đất bám rừng, không được về với gia đình, nhưng biên phòng thì nhiều quà, kiểm lâm thì thưa thớt. Năm nào mình cũng đi chúc bộ đội, sau mới phát hiện ra công đoàn viên của mình ở ngay sát đó thì chẳng ai thăm. Đến nơi các em mừng mừng tủi tủi. Có em kể biết tin đoàn đến thao thức cả đêm. Có cái áo sơ mi mua mà chẳng biết mặc với ai, hôm nay may, các chị qua, em mới có dịp là phẳng lần đầu.

Giữa năm qua LĐLĐ Quảng Trị nghe chuyện tổ chức ký thỏa ước lao động tập thể kiểu “Con gà…”. Các bạn mời các doanh nghiệp chế biến gỗ cùng đến ký thỏa ước với đại diện người lao động. Đưa doanh nghiệp này đọc điều khoản ở doanh nghiệp khác. Mà những điều khoản có lợi hơn cho công nhân thì lại được đưa ra hoan nghênh nhiều nhất. Các ông chủ không ai muốn mình kém hào phóng hơn người. “Tiếng gáy” càng to thì công nhân càng thích. Công đoàn cũng càng vui.

Đầu năm, mình được một Chủ tịch công đoàn đề nghị gặp. Anh ấy vừa là Chủ tịch công đoàn lại cũng là Phó Tổng giám đốc của Công ty 1/5. Công ty vừa nợ lương vừa nợ đóng bảo hiểm cho người lao động. Vừa rồi hàng trăm công nhân đã đưa đơn ra tòa kiện. Anh Phó Tổng kiêm Chủ tịch đề nghị Tạp chí không đưa bài điều tra bảo vệ công nhân. Mình từ chối tiếp. Việc cũng chẳng phải lăn tăn nhiều, ngoại trừ trong lòng đọng lại điều trăn trở: Bao giờ mới hết cảnh kiểu này để quyền lợi công nhân không bị đặt sau giới chủ.

Kể thêm một chuyện về công nhân ở Công ty 1/5. Chị Dương nấu cơm 18 năm cho cả ngàn người ăn. Chồng chết vì ung thư. Rồi chị cũng phát hiện bị ung thư. Công ty không có việc làm. Bị nợ lương. Đi khám chữa bệnh mới biết bảo hiểm cũng bị nợ nên không được thanh toán. Cùng quẫn, chị viết tâm thư thông qua Tạp chí Lao động và Công đoàn gửi Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội.

Rồi thì bảo hiểm của chị cũng được chốt sổ cùng vài người cực kỳ khó khăn khác. Chúng tôi đến thăm, chị bảo sẽ bán sổ đi hình như được gần 70 triệu, nhưng phải nằm viện nhiều quá chưa làm thủ tục được. Hôm đó chị đã xạ trị xong, hóa trị còn 3 liều nữa, khối u ở phổi vẫn tăng thêm kích thước. Muốn điều trị tiếp thì có thể tiêm với phác đồ khoảng 60 triệu trong 3 tháng. Chị bảo thôi mình về với thuốc nam…

Hỏi chị mong muốn gì ở Tết. Chị cười khẽ, mong con trai sắp hết nghĩa vụ kiếm được việc làm. Rồi chị nhờ, các bác đi nhiều có biết ở đâu dạy nghề tốt?

Tôi đưa chị cái phong bì nho nhỏ. Chị bảo lần trước bác tặng quà em rồi, em không dám nhận nữa. Tôi không nói nổi gì, chỉ nắm tay chị, im lặng.

Thật lòng chúng tôi đâu giúp chị được gì nhiều. Cái chị cho lại chúng tôi còn lớn gấp nhiều lần. Đó là cái mình còn làm được việc trong nghề cầm bút, nghề cán bộ công đoàn.

Cuối cùng cũng lại tự hỏi mình, năm Trâu làm được gì?

Cả Tạp chí tất tả kiếm tiền nuôi nhau suốt mấy mùa dịch Covid. Cả năm không chậm lương. Hết năm không thua lỗ. Mỗi người vài triệu thưởng Tết. Biết đủ là đủ.

Muốn tự động viên thì chỉ cần nhìn hệ thống công đoàn đang chuyển rõ rệt là thấy vui rồi.

Không khí mua sắm Tết của công nhân lao động Thủ đô Không khí mua sắm Tết của công nhân lao động Thủ đô

Năm nay, không khí mua sắm Tết trầm lắng hơn do tình hình dịch bệnh phức tạp. Người lao động sau một năm khó khăn ...

Thiếu lao động dịp cuối năm, nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương ra đường tuyển dụng gấp Thiếu lao động dịp cuối năm, nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương ra đường tuyển dụng gấp

Sau đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, các doanh nghiệp tại Bình Dương đang hồi phục và tăng tốc sản xuất dịp cuối năm nhưng ...

Nhiều doanh nghiệp tại Bình Phước khó tuyển lao động dịp cuối năm Nhiều doanh nghiệp tại Bình Phước khó tuyển lao động dịp cuối năm

Hiện nay, doanh nghiệp tại Bình Phước đang cần tuyển gấp khoảng 10.000 lao động. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, vấn đề tuyển ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Emagazine -

Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.

Câu chuyện quanh tôi -

Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…

Đời sống -

“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…

Câu chuyện quanh tôi -

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.

Câu chuyện quanh tôi -

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.

Câu chuyện quanh tôi -

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.

Video

Bão Yagi đi qua để lại những thiệt hại lớn vô cùng với người dân các tỉnh phía Bắc. Ở Hà Nội, thiệt hại về người, về của không quá nhiều, nhưng cảnh đổ gục của cả vạn cây xanh với nhiều cổ thụ là nỗi xót xa của người dân Thủ đô.

Tôi công nhân

Nếu người lao động phải ngừng việc do siêu bão Yagi thì vẫn sẽ được công ty trả lương, trong đó tiền lương ngừng việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Talk Công đoàn

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

An toàn, vệ sinh lao động

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đọc thêm

Câu chuyện quanh tôi -

Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.

Câu chuyện quanh tôi -

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp một mặt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Qua đó, ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn.

Kinh tế - Xã hội -

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày mất của vua Gia Long (1762-1820). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long và Húy kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế, Hiệp kỵ các Hoàng đế triều Nguyễn”. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham dự.

Câu chuyện quanh tôi -

Làm việc bằng sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của một cán bộ y tế, kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đã thầm lặng vượt lên sự kỳ thị để thấu cảm với những bệnh nhân lao, lựa chọn góp sức mình vào công cuộc chống lại bệnh lao.

Câu chuyện quanh tôi -

Cuối năm Tân Sửu, ngẫm lại, vẫn còn đó nỗi ám ảnh cuộc “về quê” xuyên quốc gia của những người lao động lam lũ tháo chạy khỏi Sài Gòn do dịch Covid-19 hồi tháng 9, tháng 10 vừa qua. Cùng với đó là người thân, gia sản của họ chất đầy trên chiếc xe hai bánh vượt đường trường, bất chấp sự thất thường của thời tiết, những tai nạn giao thông rình rập nguy hiểm.

Nét đẹp Người lao động -

Trong lúc đang quét rác, dọn vệ sinh môi trường trên tuyến đường Lê Quý Đôn, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, anh Trần Phương Lộc (công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế) đã nhặt được chiếc nhẫn kim cương. Sau đó anh đã trả lại cho người mất.

Câu chuyện quanh tôi -

Năm Tân Sửu với dịch Covid-19 dữ dội đã qua. Năm Nhâm Dần chắc chắn vẫn còn dịch Covid đang đến. Câu chuyện an toàn, vệ sinh lao động nói đi nói lại lại quay về Covid.

Câu chuyện quanh tôi -

Anh Viên Hữu Thái sinh năm 1980, tại xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; Tổ trưởng tổ xeo giấy, Phân xưởng sản xuất là công nhân vinh dự được Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh tôn vinh danh hiệu “Công nhân giỏi Xứ Thanh” năm 2021.

Câu chuyện quanh tôi -

Cù lao Bắc Phước (Triệu Phước, Triệu Phong, Quảng Trị) “bé bằng bàn tay”, cồn đất nằm ở giữa sông, với mấy “sải tay” là có thể ra biển Cửa Việt. Mảnh đất nhỏ bé này là nơi ấp ủ nhớ thương của những người con xa quê và nơi lưu luyến của lữ khách sau một lần ghé chân…

Câu chuyện quanh tôi -

Nhiều năm gắn bó với Tây Nguyên, với tôi bến nước và thuyền độc mộc ở đây là hai hình ảnh rất gợi khi nhắc đến “phổ văn hóa” đậm chất rừng của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Vì thế, sự mất - còn của hai hình ảnh ấy có mối liên hệ mật thiết đến cuộc sống, sinh hoạt trong mỗi cộng đồng.