|
Người lao động băn khoăn về quê đón Tết hay “khoan hãy về” |
Mấy ngày nay, vì dịch bệnh đã xuất hiện trở lại với tốc độ lây lan mạnh khiến người lao động khá lo lắng. Tại TP HCM, nhiều người lao động đang rất băn khoăn với lựa chọn về quê ăn Tết hay ở lại để bảo đảm an toàn bản thân và nhiều người xung quanh. |
Tại các khu nhà trọ cho người lao động làm việc ở TP HCM, nhiều công nhân đã rục rịch chuẩn bị đồ đạc về quê. Nhưng cũng nhiều gia đình công nhân có quê tại miền Trung, miền Bắc thì đang lo lắng với sự lựa chọn nên về hay ở lại thành phố ăn Tết. Anh Huệ là xây dựng, mặt buồn thiu, nhìn ra ngoài sân xóm trọ, anh bảo rằng năm nay hỏng hết mọi dự định chỉ vì Covid -19. Cả một năm hủy nhiều dự định, anh tưởng rằng cuối năm được đón Tết bên gia đình thì đùng một cái dịch bệnh ập đến. Anh Huệ đã mua vé nhưng vẫn chưa quyết định được có nên về quê ăn Tết hay không. |
Bọn trẻ tại xóm trọ công nhân gần Khu chế xuất Linh Trung 1, TP HCM Ảnh N.N |
“Tôi quê ở Nam Định, một tỉnh ngoài Bắc, cả năm nay gia đình tôi chưa được đoàn tụ. Thời gian trước, trong TP HCM dịch bệnh, tôi cũng thấy “êm” nên đã mua vé để về quê ăn Tết. Trời không chiều lòng người khi tôi đang háo hức chuẩn bị đồ, mua quà và cố cày bừa những ngày cuối năm thì nghe tin có dịch. Không phải dịch đơn thuần mà là dịch bệnh với những con số tăng nhanh, lan mạnh… Cho nên bản thân tôi đang rất băn khoăn với sự lựa chọn ở lại hay về quê”, anh Huệ tâm sự. Anh Huệ đã vào TP HCM làm việc được hơn một năm nay. Anh rời quê lên TP Hà Nội làm việc từ nhiều năm trước, nhưng không khá lên được. Cho nên đầu năm 2020 anh Huệ quyết định vào TP HCM lập nghiệp mong cải thiện kinh tế gia đình. Một năm xa gia đình, vợ con lại dính dịch bệnh điều đó khiến cho thu nhập của anh kiếm được cũng không nhiều. Qua nhiều lần dịch bệnh anh ngỡ tưởng rằng bản thân sẽ được về quê ăn Tết nhưng không ngờ dịch lại đến, vé máy bay anh đã mua nhưng còn chưa quyết định sẽ về hay ở lại ăn Tết. |
Nhiều người lao động rất mong được về quê ăn Tết. Ảnh N.N |
Nhiều ngày nay, mọi người trong công ty anh cũng băn khoăn với hai sự lựa chọn trên. Có người quê ở Hải Dương thì ngay lập tức quyết định “khoan hãy về” quê ăn Tết để phòng dịch. Bởi nếu về thì khi vào sẽ bị cách ly 21 ngày, công việc sẽ bị ảnh hưởng. Nếu về nhà trong thời gian này độ an toàn cũng không cao. |
Cũng giống như anh Huệ, chị Thanh Hằng (Nghệ An) đang làm việc tại Công ty May Upgain (Khu chế xuất Linh Trung 1, TP HCM) chưa quyết định được có nên về quê ăn Tết hay không. Chị sợ rằng đi đường tàu xe, không an toàn. Nhưng đã 3 năm rồi chị chưa về quê ăn Tết cùng với gia đình. Cho nên năm nay chị Hằng mong muốn về quê lắm. Bố mẹ ở quê gọi điện lên nói rằng chỉ lo cho bản thân chị đi tàu xe nguy hiểm vì nhiều người cùng đi lại không biết được ai hay không. “Tôi lo lắm, bố mẹ ở quê cũng lo. Chia sẻ suy nghĩ của mình với bạn bè và các chị em đồng nghiệp họ cũng khuyên tôi nên ở lại, và một số khác cũng khuyên tôi nên về vì Nghệ An chưa có dịch… Chưa bao giờ tôi bị băn khoăn giữa hai lựa chọn như thế, ngay cả cái hồi tôi đi làm không có tiền về quê cũng không khó lựa chọn như bây giờ”, Hằng bộc bạch. |
Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp, cho nên an toàn của người lao động nói riêng rất được quan tâm. Ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP HCM, cho biết, trong dịp Tết, LĐLĐ TP HCM cùng với doanh nghiệp và công đoàn các cấp đã tổ chức rất nhiều chương trình, việc làm để chăm lo cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn không về quê ăn Tết. Tuy nhiên, do dịch bệnh đã xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc, nên có nhiều công nhân lao động ở lại, không về quê ăn Tết. Đây cũng là một trong những biện pháp an toàn nhất mà công đoàn mong muốn người lao động cân nhắc lựa chọn “Tết bình an, khoan hãy về”. |
23 tháng Chạp, nhiều lao động tại TP HCM vẫn băn khoăn với lựa chọn ăn Tết ở đâu. Ảnh N.N
Công chứng viên mắc Covid-19 ở Hà Nội đi quán cà phê, tiệm massage tại TP HCM
Trong thời gian ở TP HCM, nhân viên tại văn phòng công chứng số 3 (số 6, phố Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, ... |
“Vắc xin” tinh thần
10 ngày hoặc một mốc thời gian cụ thể nào đấy để chúng ta khống chế đợt dịch bùng phát lần này có lẽ vẫn ... |
Những người “ưu tiên chống dịch trước, gia đình xin để lại phía sau”
Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 3, ngành Y tế đã huy động nguồn nhân lực nhiều nhất từ trước đến nay với ... |