nhân rộng bài học quý về công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua
Tọa đàm “Công nhân, viên chức, lao động thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, phát triển bền vững đất nước” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức đã ghi nhận nhiều kinh nghiệm quý trong việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước. Từ đó, nhân rộng và phát triển trong toàn hệ thống.
Theo đánh giá của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong 5 năm qua (2015 - 2020), các phong trào thi đua đã có nhiều đổi mới về chất lượng với nội dung phong phú lấy năng suất, chất lượng, hiệu quả làm tiêu chí hàng đầu, gắn liền với nhiệm vụ trọng tâm của ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp. Thông qua các phong trào thi đua, nhiều công trình trọng điểm quốc gia đã về trước thời gian kế hoạch, đưa vào vận hành trước tiến độ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao; nhiều công trình, sản phẩm mới được ra đời với năng suất, chất lượng vượt trội, thay thế cho hàng nhập khẩu với chất lượng ngang nhau và giá thành giảm.
Những nhân tố điển hình trong ngày càng nhiều đã góp phần cổ vũ, động viên và tạo nên sức mạnh to lớn vượt qua mọi khó khăn góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, phong trào thi đua vẫn bộc lộ một số mặt hạn chế cần được khắc phục. Đó là sự phối hợp giữa Công đoàn với chính quyền và các đoàn thể cùng cấp ở một số địa phương, cơ sở hiệu quả chưa cao; còn chồng chéo về nội dung và đối tượng vận động. Nội dung phát động và tổ chức các phong trào thi đua trong CNVCLĐ chưa đáp ứng được những vấn đề thực tiễn đặt ra. Một số phong trào thi đua chưa xác định rõ mục tiêu, tiêu chí cụ thể, chưa thực sự gắn thi đua với . Công tác phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề hướng vào việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc, những mặt còn tồn tại, yếu kém, những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách chưa thực sự được coi trọng…
Tọa đàm “Công nhân, viên chức, lao động thi đua , tăng năng suất lao động, phát triển bền vững đất nước” được tổ chức nhằm tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ khu vực hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang và khối doanh nghiệp. Từ đó rút ra kinh nghiệm quý, cách làm hay để thống nhất nhân rộng trong toàn quốc, đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0. Phong trào thi đua yêu nước càng phải thiết thực, hiệu quả, thúc đẩy được sự phát triển của khoa học công nghệ, nâng cao sức sáng tạo và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo trong CNVCLĐ", Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Giải thưởng Tôn Đức Thắng do Liên đoàn Lao động Thành phố phối hợp cùng Báo Sài Gòn giải phóng tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000. Những cá nhân tiêu biểu được xét trao giải phải là: cán bộ kỹ thuật, công nhân lao động trực tiếp sản xuất đang làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố (có tổ chức Công đoàn), giữ chức vụ quản đốc, trưởng phân xưởng; đội trưởng, tổ trưởng, chuyền trưởng… có nhiều sáng kiến, sáng tạo đã được ứng dụng vào thực tiễn mang lại giá trị lợi ích về mặt kinh tế - xã hội. Đồng thời là người kèm cặp bồi dưỡng tay nghề cho công nhân trong tổ, đội, xí nghiệp trở thành thợ giỏi, được nâng bậc trước thời gian.
Tính đến năm 2020, Giải thưởng Tôn Đức Thắng đã 20 lần trao giải và đã xét tặng cho 211 công nhân ưu tú được tuyển chọn từ cơ sở tập trung vào 4 ngành công nghiệp trọng điểm thành phố gồm: Cơ khí chế tạo; Điện - Điện tử Công nghiệp; Hóa chất - Cao su, Nhựa; Chế biến tinh lương thực, thực phẩm. Từ đây, đã có trên 20 cán bộ, công nhân đã được đề bạt vào những chức vụ lãnh đạo quản lý.
Đồng chí Phạm Tiến Đạt (Chi nhánh Sông Đà 407, Công ty cổ phần Sông Đà 4 thuộc Công đoàn Xây dựng Việt Nam) cho biết, anh trưởng thành từ một người công nhân kỹ thuật theo tiếng gọi “Tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”, năm 1992 anh tham gia làm việc tại công trình thủy điện YaLy, tỉnh Gia Lai. Trong quá trình công tác, anh được giao phụ trách thi công nhiều hạng mục công trình thủy điện trọng điểm của quốc gia, khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc (Thủy điện Sơn La), công trình Thủy Điện Nậm Na 1,2,3, thuộc tỉnh Lai Châu...
Anh đã nghiên cứu, tìm tòi và đề xuất nhiều giải pháp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, rút ngắn thời gian, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, được ban lãnh đạo công ty công nhận, cho áp dụng. Trong đó, sáng kiến: “Cải tiến máy cắt uốn thép liên hợp” tiết kiệm được rất nhiều ngày công của người lao động, hoàn thành hạng mục công trình về trước 20 ngày so với tiến độ được duyệt.
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận định: “Các báo cáo, tham luận là những kinh nghiệm quý, mô hình mới, cách làm hay, cách làm sáng tạo trong phong trào thi đua yêu nước, nhất là triển khai phong trào thi đua "Lao động giỏi, Lao động sáng tạo" - một phong trào có bề dày uy tín, có tính truyền thống, trở thành thương hiệu trong công tác thi đua, khen thưởng của tổ chức Công đoàn Việt Nam".
Để tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua trong CNVCLĐ giai đoạn 2020 - 2025, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh triển khai một số nội dung cụ thể.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tác động sâu sắc đến thu nhập, việc làm, đời sống người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp. Việc cần thiết và cấp bách hiện nay là tiếp tục phát huy sáng kiến, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các ngành nghề, để góp phần khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Việc tổ chức các phong trào thi đua phải gắn với cuộc vận động, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh và xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh. Các cấp công đoàn cần đổi mới hình thức, nội dung phát động thi đua và phải xem công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước thực sự trở thành một phong trào thường xuyên, liên tục, tự giác.
Công tác khen thưởng phải thực sự phát hiện được các điển hình, đánh giá đúng người, đúng thành tích, dân chủ, công khai. Chú trọng bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến. Qua công tác thi đua, khen thưởng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có đủ bản lĩnh, trình độ, phẩm chất đạo đức, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới.
- Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Bài, ảnh, video: Thu Chinh - Kỳ Anh