Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
12/11/2020 17:10
Nhà trẻ cho con công nhân khu công nghiệp: Vì sao chậm thực hiện?

12/11/2020 17:10

Tình trạng thiếu cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo chất lượng có thể khiến con công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất không được phát triển toàn diện trong giai đoạn đầu đời.
Nhà trẻ cho con công nhân khu công nghiệp: Vì sao chậm thực hiện?

Tình trạng thiếu cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo chất lượng có thể khiến con công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất không được phát triển toàn diện trong giai đoạn đầu đời.

Nhà trẻ cho con công nhân khu công nghiệp: vì sao chậm thực hiện

Nữ công nhân. Ảnh: Đình Trọng

Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở đến năm 2020” tại Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Chính phủ đã đề ra mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020 có 80% cán bộ, giáo viên, bảo mẫu của các nhóm trẻ độc lập tư thục tại địa bàn thực hiện Đề án được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng chăm sóc trẻ và được giáo dục đạo đức lương tâm nghề nghiệp.

70% trẻ dưới 36 tháng tuổi tại địa bàn triển khai Đề án được gửi tại các nhóm trẻ được quản lý và bảo đảm chất lượng. 95% các bà mẹ ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất được truyền thông nâng cao nhận thức về chăm sóc và phát triển trẻ thơ. 500 nhóm trẻ độc lập tư thục được hỗ trợ kiện toàn, xây dựng và phát triển.

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, tính đến tháng 11/2020, độ bao phủ của trường mầm non, nhất là nhà trẻ còn rất thấp (mới đạt 27,7%). Một số nhà trường, cơ sở giáo dục tư thục không nhận trẻ từ 3 tháng tuổi dù luật có quy định (Điều 21, Luật Giáo dục). Ở các khu công nghiệp, công nhân có thu nhập thấp. Các trường mầm non công lập đang thu học phí từ 900.000 đến 1.100.000 đồng/tháng/trẻ. Các cũng thu phí ở mức tương đương. Còn với trường tư được đầu tư ban đầu thì buộc phải lấy phí cao hơn, dẫn đến khó khăn cho công nhân.

Nhà trẻ cho con công nhân khu công nghiệp: vì sao chậm thực hiện

Một lớp giữ trẻ là con của công nhân tại Trường Mầm non Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, TP Hồ Chí Minh). Ảnh: ST

Theo bà Trịnh Thanh Hằng - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam: “Đảng và Nhà nước đã quan tâm ban hành nhiều chính sách nhằm giải quyết tình trạng thiếu trường mầm non, đặc biệt là nhà trẻ cho con công nhân lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Một số địa phương hằng năm đều quan tâm đầu tư…

Tuy nhiên, nhu cầu gửi con của công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng tăng, trong khi hệ thống các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập chưa đáp ứng được nhu cầu. Việc đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ở nhiều nơi còn gặp nhiều khó khăn. Việc quản lý, cấp phép thành lập và hoạt động đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập chưa chặt chẽ.

Do thiếu trường, lớp mầm non, rất nhiều công nhân phải gửi trẻ tại các nhóm lớp mầm non tư thục chưa được cấp phép. Nơi đây có không gian hạn chế. Người trông trẻ ít được đào tạo dẫn đến hạn chế kỹ năng giáo dục trẻ. Hậu quả là một số trẻ em bị bạo hành. Nhiều chủ nhà trọ nhận trông trẻ tại nhà trọ với mức phí thấp hơn. Nhưng tại đây, các cháu chỉ ăn và ngủ, không được học hành. Bữa ăn không đảm bảo dinh dưỡng và trẻ không được trang bị kiến thức cần thiết cho độ tuổi của mình”.

Nhà trẻ cho con công nhân khu công nghiệp: vì sao chậm thực hiện

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Bình Dương tham quan các lớp học Trường Mầm non 28/7 dành cho con công nhân lao động. Ảnh Khánh Phong

Cách đây 5 năm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 09/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong đó cho phép UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí quỹ đất xây dựng cơ sở giáo dục mầm non. Đồng thời xây dựng cơ sở vật chất để thành lập các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập với phí cho thuê hấp dẫn. Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020. Tuy nhiên, đến nay hầu hết các khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn chưa bố trí được nhà trẻ mầm non.

Theo nắm bắt của Tổng LĐLĐ Việt Nam, theo Điều lệ trường mầm non gặp bất cập do cơ chế chính sách. Các quy định về xã hội hóa chưa được áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non tư thục có quy mô nhỏ. Do đó, nhà đầu tư còn gặp khó khăn về tài chính và chưa có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm theo Điều lệ trường mầm non.

Đơn cử, cơ sở vật chất của nhóm lớp độc lập quy mô nhỏ chưa đảm bảo điều kiện tối thiểu về diện tích phòng học, sân chơi. Bếp ăn chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồ dùng, đồ chơi chưa đầy đủ. Thiếu giáo viên mầm non hoặc giáo viên chưa nhiều kinh nghiệm công tác, đặc biệt là ở cơ sở mầm non tư thục dân lập. Mặc dù chủ tương của Chính phủ là tốt nhưng khi đi vào triển khai gặp nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.

Mức thu nhập công nhân lao động vốn không cao lại thêm ảnh hưởng của thiên tai. Từ đầu năm đến nay là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thu nhập của công nhân càng giảm. Do đó, dù nhiều công nhân rất muốn con được gần bố mẹ nhưng tiền lương trang trải cuộc sống và cho cả gia đình thiếu thốn. Trẻ ở nhà trọ cũng không có ai trông và đưa đón đi học. Do vậy, công nhân phải gửi con về quê.

Nhà trẻ cho con công nhân khu công nghiệp: vì sao chậm thực hiện

Trường Mầm non Hoa Hồng - cơ sở 2 nằm trong khu nhà ở cho công nhân và người thu nhập thấp tại Khu công nghiệp Khai Quang (tỉnh Vĩnh Phúc). Ảnh: ST

Trong thời gian qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tham gia xây dựng chính sách pháp luật liên quan đến trường mầm non, nhà trẻ.

Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tham gia xây dựng Nghị định số 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ. Trong đó, khuyến khích, hỗ trợ người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong việc xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo bằng tiền hoặc hiện vật. NSDLĐ đầu tư xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo thì được hưởng chính sách khuyến khích xã hội theo quy định của Nhà nước.

Đồng thời phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cùng cấp thực hiện Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020” tại Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Chính phủ.

Công đoàn cơ sở thương lượng với NSDLĐ ký kết thỏa ước lao động tập thể có nội dung như hỗ trợ lao động nữ có con gửi nhà trẻ từ 100.000 - 300.000 đồng/tháng. Có doanh nghiệp bỏ tiền xây nhà trẻ cho con công nhân, mua sắm đồ chơi, thiết bị giáo dục. Hoặc có nhà trẻ do các cấp công đoàn thực hiện theo phương thức xã hội hóa. Ví dụ, mô hình Trường Mầm non 28/7 do LĐLĐ tỉnh Bình Dương xây từ sự hỗ trợ của Quỹ Tấm lòng vàng Lao động; Quỹ Bảo trợ trẻ em của Công đoàn Việt Nam từ năm 2016 đến nay hoàn thành giai đoạn 2, đầu tư cơ sở vật chất trị giá hơn 18 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu trông giữ, chăm sóc hơn 500 trẻ.

LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh đầu tư xây dựng nhà trẻ tại Khu công nghiệp Cái Lân từ sự hỗ trợ của Quỹ Tấm lòng vàng Lao động và kinh phí công đoàn. LĐLĐ TP Hồ Chí Minh đang triển khai xây dựng hơn 20 trường mẫu giáo đáp ứng khả năng trông giữ 11.000 trẻ là con công nhân lao động. Các doanh nghiệp cũng hình thành nhà trẻ trong công ty như Tổng Công ty May 10, Công ty May Đáp Cầu…

“Chúng tôi mong muốn nhanh chóng có trường mẫu giáo. Nếu không có trường thì phải có cụm, lớp mầm non đảm bảo để con công nhân có nơi học tập, trông giữ an toàn và học phí phù hợp. Giáo viên bạo hành trẻ thì kiên quyết không thể đứng lớp làm nghề giáo dục trẻ” - chị Ngô Thị Hường, công nhân Khu công nghiệp Vân Trung, tỉnh Bắc Giang mong muốn.

Bài: Duy Minh
Ảnh: ST
Đồ họa: Duy Minh

Xem phiên bản di động